3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Đánh giá chung
* Thuận lợi:
Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Trì có 4.284 doanh nghiệp và 10.254 hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (số doanh nghiệp tăng 102%, số hộ kinh doanh tăng 12% so với năm 2015). Số doanh nghiệp và hộ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng với 1.867 doanh nghiệp và 1.288 hộ sản xuất. Đồng thời, tập trung phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống. Hiện nay, Cụm công nghiệp Ngọc Hồi đang hoạt động ổn định với 34 doanh nghiệp, hàng năm thu hút trên 2.500 lao động. Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều thu hút trên 120 doanh nghiệp, hộ kinh doanh với trên 1.500 lao động…
Có khoảng 3.700 doanh nghiệp có phát sinh doanh thu hàng năm chiếm 71% tổng số doanh nghiệp (số lượng doanh nghiệp phát sinh doanh thu từ 5 tỷ đồng/năm: khoảng 950 doanh nghiệp chiếm 18% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn). Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì trong những năm qua đạt tỷ lệ khả quan, tốc độ tăng bình quân năm là 16% với mũi nhọn là các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bên cạnh là các ngành dịch vụ đang từng bước tăng trưởng khá.
Dự kiến trong thời gian tới, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội của huyện từng bước được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là các tuyến đường giao thông trọng điểm, các khu đơ thị mới được hình thành, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển nhanh, ổn định, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, bền vững, tiến tới đảm bảo khả năng
tự cân đối thu, chi ngân sách. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng thương mại , dịch vụ - cơng nghiệp - nơng nghiệp. Phát triển tồn diện lĩnh vực văn hóa - xã hộ, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an tồn xã hội.
* Khó khăn, hạn chế:
Thanh Trì là huyện ngoại thành Hà Nội, rất gần trung tâm thành phố nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các chủ đầu tư để phát triển công nghiệp ở ngoại thành. Do vậy, trong quá trình phát triển, Thanh Trì sẽ sử dụng nhiều đất cho phát triển giao thông, thương mại, dịch vụ và các khu đơ thị thay vì các khu cơng nghiệp. Xuất phát điểm phát triển kinh tế của huyện chưa cao, do đó mặc dù tốc độ phát triển kinh tế hàng năm ở mức khả quan nhưng chưa thực sự đồng đều và bền vững.
Hạ tầng giao thơng tại huyện nhìn chung đã có sự kết nối với các tuyến đường trục chính của thành phố, tuy nhiên cịn tập trung tại khu vực trung tâm huyện. Giao thông tại các xã, đặc biệt là các xã ngồi bãi vẫn cịn nhiều khó khăn cho phát triển dịch vụ. Mạng lưới giao thông cần tiếp tục được đầu tư khá lớn để có thể kết nối với các khu vực xung quanh huyện.
Về các nguồn lực cho phát triển, dân số tại huyện đã, đang và sẽ tăng nhanh, trong đó có nguồn đáng kể là tăng cơ học. Tình hình đó đang và sẽ tiếp tục gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; đồng thời xu thế trên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý xã hội và môi trường tại huyện. Lực lượng lao động dồi dào nhưng hiện phần đông đang làm nông nghiệp. Quỹ đất tuy thuận lợi cho phát triển các khu đô thị, song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hợp lý. Việc phát huy cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển từ quỹ đất tại huyện cũng có hạn chế do thị trường bất động sản ở huyện mới phát triển những năm gần đây nên chưa vững chắc và còn nhiều yếu tố rủi ro.