Nền tảng củng cố tình vững chắc của tính tự trị làng xã

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 25 - 27)

2. Thiết chế và thể chế làng xã cổ truyền

3.2. Nền tảng củng cố tình vững chắc của tính tự trị làng xã

Đó chính là sự cố kết chặt chẽ, không thể tách rời khỏi thực thể làng của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong làng. Làng là tập hợp của một đơn vị cư trú, một tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội, tổ chức quân sự. Sự đan xen nghề nghiệp; nông, công, thương và mối quan hệ đa dạng phường hội, họ hàng, xóm, giáp; sự dung hợp các hệ tư tưởng và tôn giáo… đã tạo cho làng cổ truyền một cơ sở vững chắc. Mỗi cá nhân đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức, phe giáp, và là thành viên của cộng đồng làng, là bộ phận hữu cơ luôn gắn bó chặt chẽ với tổ chức làng. Tâm lý cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hoá làng.

Kết cấu đa dạng và chặt của làng đã tạo ra một định hướng hành vi hành động của cá thể và toàn thể, đã tạo ra một sự thống nhất tương đối, đồng thời có sự tự điều chỉnh và ổn định. Chính sự liên kết bền vững này là “nội lực” cho làng xã có thể duy trì được tính tự trị của mình. Nó tạo cho làng xã “sức mạnh” để chống lại mọi sự thâm nhập từ bên ngoài.

Với chế độ quân điền, ruộng đất của mỗi làng do làng ấy tự phân chia và sử dụng. Nhà nước phong kiến không trực tiếp phân chia ruộng đất. Chính điều này đã làm cho tính tự trị của làng xã tiếp tục tồn tại và càng được củng cố. Thực chất, nhà nước cũng không thể kiểm soát được việc thực hiện quân điền của làng xã. Việc chia ruộng đất đòi hỏi phải có tổ chức đại diện các giáp, các họ cùng với hội đồng chức dịch bảo đảm sự phân chia cho hợp lý, tương đối công bằng. Việc phân chia này có lệ riêng của làng, có khi không theo đúng thể lệ quân điền của Nhà nước. Chế độ quân điền thời Gia Long đề ra 3 năm một lần chia lại ruộng đất công, nhưng nhiều làng xã kéo dài tới 4 năm, thậm chí có làng 6 năm mới chia lại ruộng công. Có năm nhà nước đề ra phép chia ruộng theo số dân. Nhưng tới làng xã thì thực hiện lại khác. Vì ngoài việc chia ruộng theo suất đinh, làng còn những loại ruộng khác cho giáp, chùa, hội tư văn, cho các chức dịch từ xã trưởng đến mõ… Tính chất tự trị của làng xã tồn tại lâu đời là do nhiều nguồn nuôi dưỡng nó, nhưng

tôi cho rằng chính việc sử dụng quân điền và cách phân chia ruộng công trong thời kỳ phong kiến là nền tảng kinh tế vững chắc nhất cho tính chất độc lập của làng xã được duy trì.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w