Làng xã là công cụ của chính quyền trung ương nhằm bóc lột nông dân.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 31 - 32)

2. Thiết chế và thể chế làng xã cổ truyền

4.2.1. Làng xã là công cụ của chính quyền trung ương nhằm bóc lột nông dân.

nông dân.

Trong thời kỳ phong kiến, nhà nước luôn dựa vào làng xã để thu cống phú, thuế má, binh dịch. Đến thời Pháp, khi mới đặt nền đô hộ trên đất nước ta, chúng đã có ý thức lợi dụng bộ máy và cơ chế quản lý cũ của làng xã để vơ vét tiền của của nhân dân. Toàn quyền P.Doumer cũng giống như nhà nước phong kiến đều cho rằng: “Nhờ cơ cấu vững chắc của làng xã An Nam…trước mắt chúng ta không phải là hàng triệu cá nhân mà chỉ có vài ngàn tập thể tổ chức chặt chẽ và có kỷ luật, liên hệ với chúng ta theo từng đơn vị khối mà chúng ta chỉ biết có hội đồng kỳ mục mà thôi”

4.2.2. Tính tự trị của làng xã luôn có xu hướng làm cho làng xã hoạt động độc lập hoàn toàn, xa rời quỹ đạo quản lý của nhà nước.

Trong thời kỳ phong kiến, như trên đã nói, khi có giặc ngoại xâm, sự cố kết các làng xã là cao nhất đê cùng nhau chống giặc, bảo vệ đất nước. Nhưng kết thúc chiến tranh, sự phân rã vô cùng lớn hơn lúc nào hết. Có thể nói, trong thời bình, sự cố kết giữa các làng xã rất lỏng lẻo, mà khi đó chính quyền trung ương tập quyền lại suy yếu, không đủ sức kiểm soát nổi làng xã thì điều tất yếu là trong nước sẽ sinh biến loạn. Ví dụ như cuối thời Trần (cuối thế kỷ 13-14), xã hội có nhiều rạn nứt. Mô hình tập quyền thân dân của nhà Trần bị khủng hoảng.

Chính quyền trung ương không thể kiểm soát được làng xã. Hậu quả là triều Trần sụp đổ. Chúng ta vẫn nghe câu “phép vua thua lệ làng”. Thật ra nói như vậy cũng hơi cường điệu vị trí của làng xã. Lệ làng thế nào thì cũng không được trái với phép nước. Nhìn chung là hương ước của làng xã thống nhất với pháp luật của nhà nước. Cơ cấu quyền lực của làng xã là quyền lực kép, có sự hoà hợp của quyền tự trị và quyền nhà nước. Nhưng câu nói đó đúng trong trường hợp nhà nước yếu,

không quản lý nổi làng xã như trên. Khi đó, làng xã tự do vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều khiển của một số cá nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w