Tính tự trị của làng xã là nguồn gốc và là kẻ nuôi dưỡng chủ nghĩa địa phương, cục bộ.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 32 - 36)

2. Thiết chế và thể chế làng xã cổ truyền

4.2.3. Tính tự trị của làng xã là nguồn gốc và là kẻ nuôi dưỡng chủ nghĩa địa phương, cục bộ.

nghĩa địa phương, cục bộ.

Vì bản chất của làng xã là “một sự cố kết có tính chất địa phương” như Ph.Ăng-ghen nhận định. Nó hình thành “tâm lý làng”, “giá trị làng” và chỉ có làng mình là hơn cả. Nó không dễ gì chấp nhận những văn hoá tiến bộ từ bên ngoài. Chúng ta đã nghe những câu như: “Khôn ngoan ở đất nhà bay. Dù che ngựa cưỡi đến đây cũng hèn”, hay câu “ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”… Ta còn thấy nhiều xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa các làng vì làng nào cũng chỉ biết đến lợi ích trước mắt của làng mình, không quan tâm tới lợi ích làng khác. Nguy hiểm hơn là trường hợp chủ nghĩa địa phương của làng nhiều khi không biết tới lợi ích của đất nước, gây ra sự phân rã lớn trong nội bộ đất nước. Hay trong việc kiểm soát ruộng đất và số dân.

Cho đến tận thời Pháp thuộc, nhà nước đã không thể nào nắm được con số thực tế về số ruộng và số dân trong làng. Nhà nước thường dựa vào hai mặt này để đánh thuế, phu dịch. Hầu như các làng đều khai man số ruộng để trốn thuế, khai man số đinh để trốn phu dịch. Nhà nước có biết đìêu đó, cũng đành lấy diện tích và dân số cố định của làng vào năm điều tra để làm chuẩn. Nhiều làng còn phản đối nhà nước bằng cách “giải toả” làng, dân đi phiêu tán. Đến khi nhà nước chấp nhận số thuế và số đinh theo yêu cầu của họ thì họ mới trở về lập lại làng. Tuy trường hợp này không phổ biến rộng nhưng cũng không phải là ít xảy ra. Tình trạng khai man này làm nảy sinh “tệ điêu hào” rất phổ biến trong làng xã. Đó là các chức sắc trong làng khai man để thu lợi vào túi mình. Chúng rất lộng hành, hành động tuỳ tiện, không tuân theo pháp luật, gây ra nhiều nhũng nhiễu trong làng xã.

4.2.4. Làng xã là nơi xuất phát các hủ tục

Làng xã với tính tự trị của nó bảo lưu rất tốt các giá trị truyền thống nhưng đồng thời nó cũng lưu giữ những hủ tục “thâm căn cố đế”, không dễ dàng xoá bỏ vì nhà nước có muốn can thiệp vào cũng không đơn giản. Như những hủ tục về khao vọng, cưới xin, ma chay cỗ bàn đình đám, trọng nam khinh nữ, đông con nhiều của… mà đến ngày nay chúng ta vẫn chưa xoá bỏ được hết, thậm chí để xoá bỏ được một vài hủ tục cũng rất khó khăn và mất một thời gian không phải là ngắn.

5. Kết luận

Tính tự trị của làng xã dù có mặt tích cực hay tiêu cực thì cũng tồn tại một cách tất yếu. Xã thôn còn thì tính tự trị vẫn còn. Thời phong kiến, trong làng ngoài bộ phận tự trị có thêm bộ phận chính quyền nhà nước chồng xếp lên nhau tạo nên một kết cấu quyền lực kép. Đến năm 1945, kết cấu này bị bãi bỏ vì cấp xã lúc này là một đơn vị chính quyền liên làng (khoản 5-6 làng). Bộ phận tự trị của làng bị giải thể. Nhưng từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 về sau, làng thôn được tái lập. Cùng với nó là tính tự trị tự quản của làng xã cũng được phục hồi. Nhiều làng lại có ban tự quản và lập lại hương ước mới.

Vì tính tự trị của làng xã có tác động hai mặt tới sự phát triển của đất nước, nên vấn đề làm sao để phát triển xã hội nông thôn cho phù hợp, phải rất chú trọng tới tính chất này của làng xã. Vì nếu phát huy được nhân tố tích cực thì hiệu quả đạt được sẽ rất tốt đẹp. Nhưng ngược lại chúng ta sẽ phải chịu hậu quả vô cùng nặng nề, có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội sâu sắc mà không dễ gì giải quyết được.

Ngày nay chúng ta vẫn đề cao tính tự trị của làng xã vì đó là nhân tố giúp ổn định xã hội nông thôn nước ta. Nhưng phải tạo điều kiện để phát huy những yếu tố

tích cực, hạn chế tiêu cực của tính tự trị. Tạo điều kiện xây dựng và thực hiện các hương ước mới, các quy chế về nếp sống văn minh ở thôn xã. Nhà nước cần sớm nghiên cứu đề ra quy chế thích hợp về chức năng, vai trò của cấp thôn, ấp, bản phù hợp với tình hình của từng vùng.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. C.Mác, Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ // Các Mác Phri-đrích Ăng- ghen, Tuyển tập, Tập II, Nxb Sự thật, H., 1981

2. Phan Đại Doãn, Làng xã Việt Nam: Một số vấn đề kinh tế văn hóa xã hội, NXB.Chính trị quốc gia, 2008.

3. Bùi Xuân Đính (1998), “Bàn thêm về mối quan hệ giữa làng và xã qua qui mô cấp xã thời phong kiến”, trong Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên), Nghiên cứu Việt Nam, một số vấn đề lịch sử kinh tế-xã hội- văn hoá, Hà Nội, nxb Thế Giới.

4. Gs. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, nxb. Chính trị quốc gia.

5. Gs.Ts Nguyễn Quang Ngọc, Quan hệ nhà nước – làng xã: quá trình lịch sử và bài học kinh nghiệm.

6. Paul Ory (2020), Làng xã cảu người An Nam ở Bắc kỳ, nxb.Dân trí.

7. Pierre Gourou (2015)., Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ - Nghiên Cứu Địa Lý Nhân Văn, Nhà Xuất Bản Trẻ

8. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam Thực lục, tập 9, nxb Giáo dục.

9. Nguyễn Duy Thiệu (2005), Gs. Trần Từ và Gs. Trần Quốc Vượng và vấn đề giáp, Tạp chí di sản Văn hóa số 4 (13).

10.Nguyễn Tùng (chủ biên) (2003), Mông Phụ, một làng ở đồng bằng sông Hồng, nxb Văn hóa Thông tin.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w