Tính tự trị về địa vực

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 27 - 29)

2. Thiết chế và thể chế làng xã cổ truyền

3.3.1. Tính tự trị về địa vực

Mỗi làng đều có giới hạn phạm vi của làng rất rõ ràng. Nhiều làng có mốc giới lãnh thổ, có cổng làng và điếm canh… Nếu vì một lý do gì đó, cái ranh giới cũ bị thay đổi thì sự tranh giành lãnh thổ sẽ diễn ra lâu dài và gay go thậm chí gây tổn thất rất lớn cho hai bên và kéo dài tới nhiều thế hệ con cháu trong làng. Truyện Lê Phụng Hiểu và hàng loạt những truỵện dân gian khác đều phản ánh sự tranh giành địa phận đẫm máu giữa hai làng. Làng không cho cái gì thâm nhập làm thay đổi cơ thể của nó. Vấn đề địa vực còn thể hiện rất rõ qua “dân chính cư” và “dân ngụ cư” hay còn gọi là “dân nội tịch” và “dân ngoại tịch”. Những người dân trong làng, tham gia các hoạt động của làng, chịu những luật lệ của làng, đồng thời cũng được làng bảo vệ mới được công nhận là một bộ phận trong “cơ thể” làng. Đó là dân chính cư.

Những người do hoàn cảnh gia đình đói kém hay vì điều gì đó mà phải li tán sang những làng khác, làm dân ngụ cư ở làng đó sẽ không được làng đó chấp nhận.

Dân ngụ cư không được tham gia bất kỳ hoạt động gì trong làng, không có nghĩa vụ gì với làng, cũng như không được quyền lợi gì như tham gia tế lễ, chia ruộng… Những người ngụ cư này không được sống trong địa phận của làng. Họ phải sống

ở những nơi đất chưa có chủ, thường là ở rìa sông, ven bãi. Những người không có một mảnh đất chính thức này sẽ bị dân trong làng khinh rẻ, chê bai. Càng về sau, do đói kém, chiến tranh loạn lạc, số dân li tán càng nhiều đồng nghĩa với sự gia tăng số dân ngụ cư. Nhà nước mới cho lập sổ dân ngụ cư. Vị trí dân ngụ cư được nâng lên một bậc. Khả năng họ trở thành dân chính cư cao hơn nhưng vẫn rất khó bởi thường có hai cách là dùng số tiền lớn để mua hoặc kết hôn với con cái nhà có địa vị trong làng.

3.3.2. Tính tự trị về văn hóa tín ngưỡng

Đình là nơi sinh hoạt văn hoá của cả làng. Thường mỗi làng có một ngôi đình, thờ một vị thành hoàng. Dân gian đã có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Cùng đó mỗi làng có một lễ hội khác nhau. Thời gian và cách thức tổ chức lễ hội phụ thuộc vào mỗi vị thánh làng thờ. Mỗi làng xã có cá tính khác nhau. Thậm chí nhờ vào tính cách đặc trưng đó của làng, người ta có thể nhận biết được làng. Chúng ta đã từng nghe những câu tục ngữ như; “Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim”, “Văn chương Xuân Mỹ, lý sự Thuỷ Khê”, “Chua ngoa là đất Kẻ Đình, dài váy Đốc Tín, cậy mình Kẻ Siêu”…

3.3.3. Tự trị về lệ làng

Về lệ tục của làng: điều này thể hiện rõ nhất qua hương ước làng. Làng nào cũng có hương ước riêng với những quy định không giống nhau. Nhiều khi hương ước của làng này đề cập đến một số vấn đề mà hương ước làng khác không có, thậm chí có trường hợp hương ước làng này trái hẳn với hương ước làng kia. Mặt khác, trải qua thời gian và tác động của nhiều yếu tố, mỗi làng có sự biến đổi khác

nhau, kéo theo đó là sự thay đổi không giống nhau của hương ước mỗi làng. Vì hương ước là để quản lý làng xã, nên khi làng xã có biến đổi, hương ước cũng phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Những lần sửa đổi này nhiều khi làng xã không trình báo lên chính quyền phong kiến cấp trên. Những điều này càng làm tăng tính khác biệt giữa hương ước của các làng xã.

4. Những ảnh hưởng của tính tự trị làng xã cổ truyền

Một phần của tài liệu ĐỀ tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w