TT Loại hình biến động Đơn vị
Năm Tổng
2018 2019 2020
1 Số GCN cấp thực hiện các quyền Giấy 2.342 2.101 2.004 6.447
2 Số GCN cấp đổi, cấp lại Giấy 302 275 262 839
3 Đăng ký giao dịch bảo đảm Hồ sơ 2.135 1.722 1.748 5.605
4 Trích đo thửa đất Thửa 455 629 575 1.659
Tổng 5.234 4.727 4.589 14.550
(Nguồn: VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ)
Qua bảng 3.6 cho thấy các loại hình biến động giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn quận Tây Hồ tương đối đồng đều. Tổng cả giai đoạn là 14550 trường hợp biến động đất đai. Trong đó loại hình thực hiện các quyền có số hồ sơ cao nhất: 6447 hồ sơ. Tình hình cấp GCN và thực hiện giao dịch đảm bảo cho thấy rõ kết quả đạt được nâng lên nhiều, công tác cập nhật, chỉnh lý các loại tài liệu bản đồ, hồ sơ địa chính: VPĐKQSDĐ quận Tây Hồ có sự cập nhật liên tục tuy nhiên việc biến động về các loại hình đăng ký nên việc trích đo thửa đất cũng cần được quan tâm, kiểm tra. Số thửa trích đo trong kỳ là 1659 thửa.
3.2.3.3. Công tác quản lý hồ sơ địa chính
VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện chuẩn hóa lại bản đồ đại chính, lập mới các loại sổ sách như sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động đất đai … các loại tài liệu, sổ sách được đồng bộ hóa về dữ liệu, chuẩn hóa về thông tin, công tác cập nhật, chỉnh lý được đảm bảo. Thông tin về đăng ký đất đai, cấp GCN đã thực hiện trước tháng 10 năm 2014 được VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ từng bước bổ sung theo hướng tăng dày thông tin khi phát sinh các giao dịch về đất đai.
Như vậy, hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ đến nay cơ bản đảm bảo theo quy định, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên được thực hiện, chất lượng hồ sơ ngày càng được nâng nên đã đáp ứng được công tác lưu trữ, khai thác thông tin cững như yêu cầu quản lý đất đai tại quận Tây Hồ.
3.2.3.4. Cơng tác cung cấp thơng tin, số liệu địa chính
Xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch và cơ sở dữ liệu đầy đủ là điều kiện cần cho bất cứ hoạt động nào khi thực hiện nhiệm vụ tại VPĐKĐĐ. Ứng dụng tin học tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ đã được coi trọng trong cải cách thủ tục hành chính từ khi thành lập đến nay.
Trên thực tế, VPĐKĐĐ đã phân cấp quản lý và lưu trữ thông tin về đất đai, hồ sơ địa chính tại 02 bộ phận là VPĐKĐĐ (cấp thành phố) và Chi nhánh VPĐKĐĐ các quận, thành phố. VPĐKĐĐ thành phố thực hiện quản lý và lưu trữ thông tin, tài liệu đất đai đối với với tổ chức và người nước ngoài; VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ quản lý và lưu trữ thông tin, tài liệu đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa bàn quản lý. Tuy có sự phân cấp nhưng hiện nay VPĐKĐĐ đã thực hiện đồng bộ hóa bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai giữa VPĐKĐĐ và Chi nhánh VPĐKĐĐ; đối với tài liệu đất đai, sổ địa chính, sổ cấp GCN … tài liệu khác được lưu trữ riêng biệt theo phân cấp. Hạn chế nhiều nhất trong hoạt động của các tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất là thông tin chưa được đồng bộ giữa các cấp, thiếu chính xác, thiếu sự phối hợp nhiệm vụ theo quy định giữa cơ quan cấp thành phố, quận và cán bộ địa chính cấp phường.
3.3. Đánh giá của cán bộ chuyên môn và người sử dụng đất về hoạt động của
VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
Việc đánh giá về thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ là tương đối khó và phức tạp mang nhiều ý nghĩa định tính hơn là định lượng. Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa vào ý kiến đánh giá của 100 người sử dụng đất trên địa bàn 04 đơn vị hành chính (phường Bưởi, phưởng Quảng An, phường Xuân La, phường Phú Thượng) được điều tra đến, thực hiện các thủ tục về đất đai và 20 trực tiếp làm việc tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ và cán bộ chuyên môn, kết quả như sau:
3.3.1. Mức độ cơng khai về thủ tục hành chính
Ngun tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch. Việc thực hiện nguyên tắc này làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của người dân. Trong tiến trình cải cách thủ tục hành
chính đối với lĩnh vực đất đai thì giải quyết công khai, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở