như thỏa thuận, đúng trình tự thủ tục
Tôi Phản biện như sau:
Trong Hợp đồng nguyên tắc (bút lục 14) hai bên đã thoả thuận giải quyết tranh chấp tại Trọng tài kinh tế Hà Nội tuy nhiên đến nay đã không còn Trọng tài kinh tế Hà Nội và Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, trong khi đó Các Bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.”
Căn cứ Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm năm 2010 quy định về trường hợp Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài như sau: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh thuộc Tòa án vì thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thuộc Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành :
- Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về Kinh doanh, thương mại.” Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
- Thứ hai, về thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ tại Điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm”. Qua nội dung hồ sơ thì bị đơn là Công ty TNHH Nhật Linh có địa chỉ trụ sở tại Cụm công nghiệp Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Do đó thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh như hồ sơ thể hiện là đúng quy định của pháp luật.
2. Tại luận cứ bảo vệ bị đơn của Luật sư đồng nghiệp có nêu: “Theo biên bản đối chiếu công nợ ngày25/02/2016 hai bên chốt công nợ đến hết ngày 31/12/2015 là 3.250.319.430 đồng. Tuy nhiên, công ty Nhật 25/02/2016 hai bên chốt công nợ đến hết ngày 31/12/2015 là 3.250.319.430 đồng. Tuy nhiên, công ty Nhật Linh đã thanh toán cho công ty Kim Lân hai lần theo ngày 11/01/2016, số tiền là 649.502.700 đồng và ủy nhiệm chi ngày 30/01/2016 số tiền 462.658.160 đồng. Nội dung các ủy nhiệm chi này đều ghi rõ thanh toán tháng 7/2015 theo hóa đơn số 000086, 84. Tháng 1/2016 công ty Nhật Linh thực hiện thanh toán tiền hàng cho tháng 7/2015 là đang thực hiện đúng nhiệm vụ thanh toán trong thời hạn 06 tháng như các bên đã thỏa thuận. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng công ty Nhật Linh đã, thực hiện đúng các nghĩa vụ thanh toán của mình và lợi ích hợp pháp của công ty Kim Lân chưa bị thiệt hại. Theo đó yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là hoàn toàn không có căn cứ”.
Tôi xin Phản biện như sau:
Tại Biên bản lấy lời khai ngày 12/11/2016 công ty Nhật Linh đã thừa nhận đã ký xác nhận tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016. Theo Bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016, Các Bên đã xác nhận Công ty Nhật Linh còn nợ Công ty Kim Lân soos tiền 3.250.319.430 đồng tính đến hết ngày 31/12/2015. Biên bản này được các Bên xác nhận ngày 25/02/2016, sau khi có 02 uỷ nhiệm chi ngày 11/01/2016 và ngày 30/01/2016. Công ty Kim Lân yêu cầu Công ty Nhật Linh thanh toán khoản nợ gốc theo Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016 Và việc tính lãi suất chậm trả đối với khoản nợ gốc kể từ ngày 25/02/2016 theo yêu cầu của Công ty Kim Lân là hợp pháp, cụ thể:
“Ngày 25/02/2016 Công ty Nhật Linh có nghĩa vụ nợ đến hạn phải trả theo Biên bản đối chiếu công nợ tại bút lục số 27, tạm tính đến ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hôm nay là ngày 26/12/2016, tổng là 306 ngày chậm trả nợ gốc.
Do đó, số tiền lãi chậm trả là:
9% x (306:365) x 3.250.319.430 = 245.243.279 VNĐ.
Ngoài ra Công ty Nhật Linh còn phải tiếp tục trả lãi theo lãi suất chậm trả là 0.75%/tháng cho đến khi bản án của tòa án có hiệu lực.”
Chủ tọa Mời Luật sư ngồi
Vị luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn có ý kiến đối đáp tranh luận gì với quan điểm của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn không?
LS Phong Tranh luận Lượt 1
Kính thưa HĐXX, tôi có ý kiến đối đáp tranh luận với ý kiến của vị Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn như sau:
Thứ nhất,Đối với phần yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Trọng tài: Trong Hợp đồng nguyên tắc (bút lục 14) hai bên đã thoả thuận giải quyết tranh chấp tại Trọng tài kinh tế Hà Nội là việc hai bên thoả thuận sẽ giải quyết tại một trung tâm trọng tài kinh tế tại Hà Nội tức là các bên sẽ lựa chọn một trung tâm trọng tài cụ thể tại Hà Nội khi có tranh chấp xảy ra. Trong hợp đồng các bên thoả thuận Trọng tài Kinh tế Hà Nội chỉ là cách gọi quen thuộc chỉ trọng tài kinh tế theo địa phương trong pháp lệnh Trọng tài Kinh tế số 31-LCT/HĐNN8 của Hội Đồng Nhà Nước năm 1990 chứ không phải chỉ đích danh trung tâm trọng tài giải quyết là Trọng tài kinh tế Hà Nội bởi lẽ kể từ khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực pháp luật đến nay không hề có trung tâm trọng tài nào có tên như vậy.
Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị Quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM thì: Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm
trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong trường hợp này, thoả thuận trọng tài chỉ được coi là không thể
thực hiện được khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, công ty Kim Lân chưa hề có thoả thuận lại với công ty Nhật Linh về việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết. Vì vậy, thoả thuận trọng tài giữa hai bên vẫn có hiệu lực và không thuộc trường hợp không thể thực hiện được.
Thứ hai, tại Hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán hàng hoá ngày 02/01/2015 trong đó các bên có thoả thuận về thời hạn thanh toán tiền mua hàng tại khoản 2.2 Điều 2 như sau: “Bên mua sẽ thanh
toán cho bên bán trong vòng 06 tháng kể từ khi bên bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ, phiếu nhập kho, hóa đơn VAT và giấy đề nghị thanh toán, báo giá chi tiết”. Tuy nhiên, kể từ khi chốt công nợ
ngày 25/02/2016, hai bên thống nhất công nợ đến hết ngày 31/12/2015 thì phía công ty Nhật Linh chưa nhận được đầy đủ những giấy tờ, tài liệu yêu cầu thanh toán nói trên cho những đơn hàng sau tháng 7/2015 nên công ty Nhật Linh chưa tiến hành thanh toán. Còn những đơn hàng tháng 7/2015 công ty Nhật Linh đã thực hiện thanh toán theo đúng thoả thuận bằng hai uỷ nhiệm chi ngày 11/01/2016 và ngày 30/01/2016. Sau đó, hai bên đã tiến hành chốt công nợ một lần nữa vào ngày 08/5/2016 thì số công nợ còn lại là 3,177,970,970 VNĐ nhưng đến ngày 09/05/2016 Kim Lân lại gửi công văn số 0506ĐN/CV để yêu cầu công ty Nhật Linh thanh toán số tiền là 3,270,212,570 VNĐ tuy nhiên đến nay công ty Kim Lân cũng vẫn chưa cung cấp được đầy đủ giấy tờ cho những yêu cầu trên. Vì vậy công ty Nhật Linh chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán vì thời hạn 06 tháng được tính kể từ khi bên bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ, phiếu nhập kho, hóa đơn VAT và giấy đề nghị thanh toán, báo giá chi tiết, như vậy đồng nghĩa với việc công ty Nhật Linh không phải chịu phần lãi chậm trả. Theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại thì bên bị vi phạm hợp đồng chỉ có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả khi bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán. Tuy nhiên công ty Nhật Linh chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán vì vậy, tôi kính đề nghị HĐXX không chấp nhận yêu cầu của công ty Kim Lân.
Chủ tọa Luật sư của nguyên đơn có ý kiến đối đáp tranh luận gì không?
LS Ngân Tranh luận Lượt 2
Đối với yêu cầu công ty Nhật Linh thanh toán số tiền là 3,270,212,570 VNĐ tại công văn số 0506ĐN/CV ngày 09/05/2016 của Công ty Kim Lân là hoàn toàn là hoàn toàn phù hợp bởi:
Theo Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016 được các Bên xác nhận Công ty Nhật Linh còn nợ số tiền nợ gốc 3.250.319.430 đồng tính đến ngày 31/12/2015. Đến năm 2016 Công ty NHật Linh vẫn tiếp tục đặt hàng và Công ty Kim Lân đã giao hàng đúng theo thoả thuận với giá trị hàng hoá là 1.132.054.000 đồng. Ngày 16/01/2016 và 30/01/2016 Công ty Nhật Linh đã thanh toán cho Cty Kim Long theo 02 UNC với tổng số tiền là 1.112.160.860 đồng. Như vậy đến thời điểm ngày 29/04/2016, tổng số tiền nợ gốc Công ty Nhật Linh còn phải thanh toán cho Công ty Kim Lân là: 3.250.319.430 đồng + 1.132.054.000 đồng - 1.112.160.860 đồng = 3,270,212,570 đồng.
Mặt khác, Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016 được Các Bên xác nhận sau khi có 02 uỷ nhiệm chi ngày 11/01/2016 và ngày 30/01/2016, theo đó có thể hiểu Khoản thanh toán ngày 16/01/2016 và 30/01/2016 theo 02 UNC số tiền 1.112.160.860 đồng được Các Bên xác định đối trừ cho các khoản thanh toán của đơn hàng năm 2016. Sau khi đối trừ khoản tiền Công ty Nhật Linh đã thanh toán với số với khoản tiền hàng năm 2016 thì số tiền nợ gốc Công ty Nhật Linh còn phải thanh toán cho các đơn hàng năm 2016 là: 1.132.054.000 đồng - 1.112.160.860 đồng = 19.893.140 đồng.
Như vậy, tổng số tiền nợ gốc Công ty Nhật Linh có trách nhiệm thanh toán cho công ty Kim Lân từ khi giao kết Hợp đồng đến ngày 29/04/2016 là: 3.250.319.430 đồng + 19.893.140 đồng = 3,270,212,570 đồng
Tuy nhiên, do số nợ phát sinh năm 2016 cụ thể là 19.893.140 đồng là số tiền tiền hàng chưa được các bên đối chiếu nên trong phiên tòa hôm nay, Công ty Kim Lân chỉ yêu cầu phía công ty Nhật Linh phải thanh toán số tiền 3.250.319.430 đồng nợ gốc tính đến ngày 31/12/2015 cùng lãi suất theo quy định của pháp luật.
LS Phong Tranh luận Thưa HĐXX, tôi không tranh luận gì thêm.
Chủ tọa Các vị Luật sư của nguyên đơn, bị đơn còn ý kiến đối đáp tranh luận gì thêm không?
LS Ngân Thưa Hội đồng xét xử, Tôi không có ý kiến tranh luận gì thêm.
LS Phong Thưa Hội đồng xét xử, Tôi không có ý kiến tranh luận gì thêm.
Chủ tọa Các đương sự có ý kiến bổ sung gì không?
Nguyên đơn
Thưa HĐXX, chúng tôi không có bổ sung gì thêm
Bị đơn Thưa không
Chủ tọa Không ai có ý kiến đối đáp gì thêm, mời vị đại diện VKS phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp
Kiểm sát viên
Thưa HĐXX
Thưa các vị có mặt tại phiên tòa
Sau đây đại diện cho VKS tôi xin phát biểu như sau Số: 1504/PB-VKS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thuận Thành, ngày 15 tháng 4 năm 2016
PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM V/v: giải quyết vụ án tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa Căn cứ khoản 4 Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
Căn cứ Điều 21, Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Căn cứ Quyết định 12/2016/QĐXXST-KDTM của TAND huyện Thuận Thành ngày 26 tháng 12 năm 2016 v/v đưa vụ án số 05/TLST-KDTM ra xét xử;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, thông qua việc kiểm sát thụ lý, lập hồ sơ vụ án và kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa hôm nay, Viện kiểm sát nhân dân Huyện Thuận Thành có ý kiến như sau: 1. Về việc tuân thủ pháp luật:
1.1. Việc tuân thủ pháp luật của Thẩm phán:
- Về Thẩm quyền thụ lý: Công ty TNHH Kim Lân và công ty TNHH Nhật Linh tranh chấp kiện đòi nợ tiền hàng theo Hợp đồng nguyên tắc số 01/2015/NLBN-KL. Căn cứ tại khoản 5.1 Điều 5 Hợp đồng nguyên tắc số 01/2015/NLBN-KL quy định như sau:
“Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có những mâu thuẫn hoặc tranh chấp xảy ra, hai bên
phải cùng nhau thỏa thuận giải quyết thỏa đáng, chân tình bằng văn bản. Nếu không thỏa thuận được hai bên sẽ viện đến trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội, phán quyết của trọng tài kinh tế T.P Hà Nội sẽ là quyết định cuối cùng và bắt buộc hai bên phải thi hành. Các chi phí kiểm tra, xác minh và lệ phí Tòa án do bên có lỗi chịu”, hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài kinh
tế Thành phố Hà Nội. Mà theo căn cứ tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.” và khoản 1 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết”. Việc Tòa án huyện Thuận Thành thụ lý giải quyết vụ án là sai thẩm quyền. Bởi hai bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, dù trọng tài thành phố Hà Nội đã bị giải thể và chấm dứt hoạt động thuộc trường hợp thỏa thuận trọng tài bị coi không thể thực hiện được theo khoản 1 Điều 4 Nghị
chấp đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thoả thuận thay thế;” nhưng để Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp giữa hai bên, Công ty TNHH Kim Lân cần có
quyết định đình chỉ việc giải quyết của Hội đồng trọng tài. Do đó, căn cứ theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 và khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, TAND huyện Thuận Thành thụ lý giải quyết vụ án sai thẩm quyền.
1.2. Việc tuân thủ pháp luật của HĐXX:
- Tại phiên tòa hôm nay, thành phần HĐXX đúng như Quyết định đưa vụ án ra xét xử, được các