Quy trình hỗ trợ học sinh tự học

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học chương “điện tích điện trường” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh 1 (Trang 37 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.3. Quy trình hỗ trợ học sinh tự học

Xuất phát từ những yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên, việc tổ chức hoạt động tự học vật lí của học sinh được thực hiện theo bốn công đoạn sau [19]:

- Công đoạn 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.

- Công đoạn 2: Theo dõi hoạt động tự học của học sinh. - Công đoạn 3: Tổ chức thảo luận.

- Công đoạn 4: Nhận xét, kết luận.

* Công đoạn giao nhiệm vụ cho học sinh:

+ Nhiệm vụ mà học sinh phải thực hiện là tự tìm hiểu, nghiên cứu bài học mới. Có hai hình thức giao nhiệm vụ là nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ tập thể. Nhiệm vụ cá nhân là nhiệm vụ mà tất cả các thành viên trong nhóm đều phải thực hiện như nhau, cụ thể là học sinh tìm hiểu nội dung bài học mới theo sự hướng dẫn của giáo viên trước khi đến lớp. Nhiệm vụ tập thể là nhiệm vụ của một nhóm như tìm hiểu một số vấn đề ngoài sách giáo khoa nhằm mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế.

+ Trong dạy học truyền thống, thông thường giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện việc tự học bằng cách học thuộc lòng bài cũ ở nhà và trước khi vào bài mới giáo viên sẽ kiểm tra lại các kiến thức này. Cách này không tạo ra được tính sáng tạo cho học sinh vì hoạt động nhận thức của học sinh chủ yếu là ghi nhớ cái đã có, đã chấp nhận, không có sự tìm tòi cái mới và không đòi hỏi suy nghĩ.

+ Trong tài liệu và phương pháp do chúng tôi đề xuất nhằm hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả cũng yêu cầu học sinh tự học ở nhà, nhưng không phải ghi nhớ bài cũ mà tìm hiểu bài mới thông qua hệ thống câu hỏi do giáo viên biên soạn sẵn. Hệ thống câu hỏi và các bài tập áp dụng có thể được in sẵn theo từng chủ đề và phát cho học sinh vào cuối mỗi tiết học, hoặc được in sẵn cho cả học kì và được phát cho học sinh vào đầu học kì. Nó là cơ sở định hướng cho việc đọc và nghiên cứu bài học mới

của học sinh. Hệ thống câu hỏi và bài tập phải đảm bào hướng dẫn học sinh nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản, giúp học sinh vừa thấy được mối liên hệ giữa các phần, các đơn vị kiến thức, vừa thấy được ý nghĩa của bài học cùng với những ứng dụng của nó trong thực tế. Hệ thống câu hỏi và bài tập được thiết kế theo hướng chương trình hóa để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng, thực hành một cách vững chắc, đồng thời cũng rèn cho học sinh phương pháp tư duy logic theo một hệ thống cấu trúc hợp lý.

* Công đoạn theo dõi học sinh tự học:

+ Do tác động của hoàn cảnh gia đình, tác động của xã hội với đa dạng hình thức vui chơi, giải trí và tác động của bạn bè xung quanh học sinh có thể xao nhãng việc học tập, nhất là khi không có thầy bên cạnh. Ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em chưa chín chắn về ý thức học tập nên luôn cần có sự quan tâm, chỉ bảo của người lớn. Sự ý thức về nhiệm vụ học tập của các em chỉ có thể hình thành trong một khuôn khổ kỷ luật. Do đó, giáo viên phải thường xuyên theo dõi hoạt động tự học của học sinh, vừa ràng buộc các em vào nề nếp vữa sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn và động viên khuyến khích các em hoàn thành công việc.

+ Để theo dõi, kiểm tra sát sao việc tự học của học sinh, vào đầu giờ học giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện những việc sau:

- Trình cho giáo viên phiếu trả lời hoặc vở ghi chép các câu trả lời. - Trả lời câu hỏi của giáo viên bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. * Công đoạn tổ chức thảo luận:

Mỗi chủ đề vật lí có thể xem như một đề tài khoa học hay một đề tài nghiên cứu, và những người tham gia nghiên cứu là học sinh. Do đó, hoạt động chính trên lớp là hoạt động của học sinh bao gồm:

- Trả lời câu hỏi: Học sinh trả lời các câu hỏi đã được chuẩn bị.

- Chất vấn: Học sinh nêu thắc mắc với các thành viên khác trong lớp hoặc với giáo viên về những vấn đề chưa thông suốt.

- Phát biểu: Nêu nhận xét hoặc suy nghĩ của cá nhân đối với vấn đề đang được phân tích.

- Tranh luận: Bằng những lý luận trên cơ sở kiến thức đã học, những thông tin thu thập được để bảo vệ quan điểm cá nhân hoặc để phản đối quan điểm của người khác nhằm xác nhận tính đúng đắn của vấn đề.

- Thảo luận: Các thành viên trong nhóm cùng trao đổi thông tin tự thu thập cho nhau, đặc biệt là để giải đáp các câu hỏi đào sâu nội dung và vận dụng.

- Trình bày: Để trả lời các câu hỏi nắm vững kiến thức hoặc giải các bài tập định lượng, nhất thiết học sinh phải đứng trước lớp thuyết trình, vì câu trả lời không đơn thuần là những nội dung in sẵn trong sách giáo khoa mà là phối hợp giữa kiến thức mới và cũ giữa quan điểm chung và riêng, giữa lí thuyết và thực hành.

* Công đoạn nhận xét, kết luận:

Cuối mỗi chủ đề, giáo viên tổng kết lại toàn bài và cho nhận xét về tiết học, bao gồm các công việc cụ thể sau:

- Giải đáp thắc mắc.

- Hiệu chỉnh những sai lệch, nhầm lẫn trong suy nghĩ của học sinh. - Khẳng định lại các quan điểm đúng đắn bằng những dẫn chứng cụ thể. - Cho nhận xét, đánh giá mức độ tích cực trong hoạt động của các cá nhân

Tài liệu hỗ trợ là các phiếu học tập và phiếu hướng dẫn HS tự học. Nội dung được trình bày trên phiếu học tập đó là các câu hỏi định hướng HS hành động để tự tìm ra kiến thức của bài học. Nội dung của phiếu hướng dẫn HS tự học là các hướng dẫn cụ thể của GV giúp HS nhanh chóng hoàn thành yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học chương “điện tích điện trường” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh 1 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)