Các biểu hiện của năng lực tự học

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học chương “điện tích điện trường” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh 1 (Trang 28)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Các biểu hiện của năng lực tự học

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố vào năm 2017 và xác định có 10 năng lực của học sinh đó là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực tính toán, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp và hợp tác. Biểu hiện của năng lực tự học cấp THPT như bảng 1.1 dưới đây : [17]

Bảng 1.1. Biểu hiện NLTH cấp THPT theo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Năng lực

tự học Biểu hiện

Tự học, tự hoàn thiện

- Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những mặt còn hạn chế.

- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành

cách học tập riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. - Thường xuyên tu dƣỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

Như vậy, từ những quan điểm trên có thể xác định được các biểu hiện của NLTH như bảng 2 dưới đây:

Bảng 1.2 . Chỉ số hành vi của năng lực tự học Thành tố Chỉ số hành vi

1 . Xác định động cơ, mục đích học tập

X1. Xác định nội dung cần học

X2. Xác định kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết 2. Lập kế hoạch

tự học

L1. Xác định phong cách học của bản thân L2. Lựa chọn phương pháp học tập

L3. Lập thời gian biểu tự học 3. Thực hiện kế

hoạch tự học

T1. Lựa chọn tài liệu T2. Ghi chép thông tin

T3. Nghiên cứu và ghi nhớ thông tin T4. Làm việc với người hỗ trợ

T5. Giải quyết các vấn đề học tập, các tình huống liên quan đến thực tiễn.

T6. Rèn luyện trên đối tượng vật chất 4. Đánh giá điều

chỉnh hoạt động học, rèn luyện và tu dưỡng

Đ1. Đánh giá được kết quả của bản than

Đ2. Đánh giá điều chỉnh được kế hoạch học tập Đ3. Rèn luyện và tu dưỡng

Những tiêu chí được xây dựng để đánh giá mức độ đạt được của chỉ số hành vi của một thành tố trong năng lực tự học Vật Lí được biểu diễn ở bảng 3 sau đây:

Bảng 1.3. Thang đánh giá năng lực tự học (Kí hiệu là NLTH) cho HS Năng lực

thành tố

Chỉ số hành vi

Mức độ biểu hiện Điểm

1.Xác định động cơ,

X1. Xác định nội

M1: Trình bày được kiến thức, kĩ năng cần học do

mục đích học tập

dung cần học

M2: Tự xác định được kiến thức, kĩ năng cần học 2 M3: Tự xác định được hệ thống kiến thức, kĩ năng

cần học 3 X2. Xác đinh kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết

M1: Trình bày được một vài kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết dưới sự gợi ý của giáo viên hoặc tài liệu

1

M2: Tự xác định hầu hết kiến thức kĩ năng liên

quan đã có, đã biết 2

M3: Tự xác định toàn bộ kiến thức kĩ năng liên

quan đã có, đã biết 3 2. Lập kế hoạch tự học L1. Xác định phong cách học của bản thân

M1: Trình bày được một số phong cách học tập 1 M2: Trình bày được một số thao tác học tập của các

phong cách khác nhau 2

M3: Chỉ ra được các thao tác học tập phù hợp với

phong cách học tập của mình 3 L2. Lựa chọn phương pháp học tập

M1: Nêu được tên các phương pháp học tập 1 M2: Nêu được cách thức thực hiện các phương

pháp học tập 2

M3: Xác định được phương pháp học tập phù hợp

với nội dung học 3

L3. Lập thời gian biểu tự học

Ml: Xây dựng thời gian biếu học tập sơ sài, thời

gian quá dài hoặc quá ngắn 1

M2: Thời gian biểu học tập chi tiết, có thời gian quá

dài hoặc quá ngắn 2

M3: Thời gian biểu học tập chi tiết, khoa học, cụ

thể, phân bố thòi gian hợp lí 3

3. Thực hiện kế hoạch tự học T1. Lựa chọn tài liệu

Ml: Liệt kê các tài liệu tham khảo có liên quan đến

bài học 1

M2: Liệt kê tài liệu hay, nguồn thông tin hữu ích,

M3: Liệt kê và lựa chọn được nguồn tài liệu hay, nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy, có giá trị 3 T2. Ghi

chép thông tin

M1:Tóm tắt được thông tin trong tài liệu thu nhận

được 1

M2: Hệ thống thông tin trong tài liệu dưới hình thức

bảng biểu, ngắn gọn xúc tích 2

M3: Hệ thống thông tin trong tài liệu dưới dạng bản đồ tư duy, có sự phân tích đánh giá các nguồn thông tin 3 T3. Nghiên cứu và ghi nhớ thông tin

M1: Chỉ ghi nhớ các kiến thức của vấn đề vừa giải

quyết 1

M2: Ghi nhớ các kiến thức đã đọc được, học được

và các từ khóa có liên quan. 2

M3: Chọn lọc các kiến thức liên quan đế phục vụ quá trình học tập sau này và ghi nhớ kiến thức theo trình hoặc từng cụm kiến thức logic.

3

T4. Làm việc với người hỗ trợ

M1: Đợi giáo viên hướng dẫn, giới thiệu người hỗ

trợ việc học 1

M2: Chủ động tìm người hỗ trợ 2

M3: Tự tìm người hỗ trợ phù hợp với nội dung tự

học 3 T5. Giải quyết các vấn đề học tập, các tình huống liên quan đến thực tiễn.

M1: Vận dụng các thông tin, kiến thức thu được dưới sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên để giải quyết vấn đề học tập, các tình huống liên quan đến thực tiễn.

1

M2: Vận dụng các thông tin, nội dung kiến thức thu được để giải quyết vấn đề học tập, các tình huống liên quan đến thực tiễn.

2

M3: Tự lực vận dụng các thông tin, kiến thức thu được để giải quyết vấn đề học tập, các tình huống liên quan đến thực tiễn một cách chính xác.

T6. Rèn luyện trên đối tượng vật chất

M1: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc học

theo sự hướng dẫn của giáo viên 1

M2: Tự sử dụng một vài phương tiện phục vụ việc

học 2

M3: Tự sử dụng các phương tiện (thiết bị, sách, CD, DVD, học liệu E-leaming...) phục vụ việc học 3

4. Đánh giá điều chỉnh, rèn luyện hoạt động tự học Đ1. Đánh giá được kết quả của bản thân

M1: Thực hiện được hết các bài kiểm tra do giáo viên giao cho và tự đối chiếu kết quả 1 M2: Tự làm bài kiểm tra, so sánh với đáp án và mục

tiêu học tập 2

M3: Biết lựa chọn công cụ đánh giá và tự đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập để tự xác định được trình độ của bản thân 3 Đ2. Đánh giá điều chỉnh được kế hoạch học tập

M1: Tự nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong

quá trình tự học 1

M2: Tự nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học và đề xuất được cách điều chỉnh 2 M3: Tự nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học và có hành động điều chỉnh kịp thời 3 Đ3. Rèn luyện và tu dưỡng

M1: Học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên 1 M2: Tiếp nhận các kiến thức, phương tiện mới khi

cần thiết 2

M3: Luôn trong trạng thái tìm tòi cái hay, cái mới, những phương tiện hỗ trợ trong quá trình học tập theo hướng phát triển, chuyên ngành bản thân theo đuổi.

1.3.3. Đánh giá năng lực tự học

1.3.3.1. Thang đánh giá năng lực tự học cho học sinh

Bảng 1.3. Thang đánh giá năng lực tự học (Kí hiệu là NLTH) cho HS 1.3.3.2. Quy ước sử dụng thang đo

Mỗi nhiệm vụ học tập, bài tập hoặc bài KT có thể sẽ không cùng đo được tất cả các chỉ số hành vi của một NL. Mặt khác, có thể một chỉ số hành vi sẽ được đo thông qua nhiều câu hỏi trong một nhiệm vụ, bài tập hoặc bài KT đó. Do vậy, để kết luận HS đạt được mức độ nào trong NL được đo, GV cần tiến hành lượng hóa các mức độ đạt được của từng hành vi của NLTH theo thang điểm đề xuất dưới đây (Bảng 1.4)

Bảng 1.4. Lượng hóa các mức độ đạt được của từng hành vi của NLTH

NL thành tố Chỉ số hành vi

Các mức độ đạt được của hành vi Điểm tối đa mỗi hành vi Điểm tối đa mỗi thành tố Tổng điểm tối đa NLTH Mức 3 (3đ) Mức 2 (2đ) Mức 1 (1đ) Thành tố 1 X1 3đ 6đ 42đ X2 3đ Thành tố 2 L1 3đ 9đ L2 3đ L3 3đ …… ……

1.4. Cơ sở lí luận của việc xây dựng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học 1.4.1. Thế nào là tài liệu hỗ trợ học sinh tự học 1.4.1. Thế nào là tài liệu hỗ trợ học sinh tự học

Tài liệu hỗ trợ tự học là tài liệu học tập chứa những thông tin hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, qua đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo.

1.4.2. Nguyên tắc của việc xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh tự học

Tài liệu cần đảm bảo các nguyên tắc sau[6]:

là tài liệu hướng dẫn học sinh tự học nhưng phải gắn bó chặt chẽ và nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục của cấp học và mục tiêu của từng môn học cụ thể.

Đảm bảo tính khoa học, thiết thực, tăng cường thực hành, vận dụng, gắn bó với thực tiễn Việt Nam, kinh nghiệm sống và đặc điểm tâm - sinh lí và nhận thức của học sinh trung học phổ thông.

Có sự cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triển thái độ tự học tích cực cho học sinh.

Góp phần đổi mới phương pháp học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Về phần hướng dẫn giáo viên phải thể hiện rõ tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Phần hướng dẫn học sinh tự học tích cực phải giúp học sinh biết cách tự học và hợp tác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

1.4.3. Tác dụng của tài liệu hỗ trợ đối với người tự học

Tài liệu hỗ trợ tự học là tài liệu học tập chứa những thông tin hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, qua đó hình thành kĩ năng kĩ xảo. Tài liệu có thể coi là “bảo bối” của người học trong quá trình tự học.

Mục tiêu ghi trong tài liệu hỗ trợ giúp cho người học biết được cái đích mình cần hướng tới và họ sẽ chủ động, tự tin hơn trong quá trình tự mình chiếm lĩnh tri thức. Những hướng dẫn của tài liệu giúp người học tìm ra phương pháp phù hợp, con đường phù hợp tiếp cận tri thức.

Sử dụng tài liệu hỗ trợ người học có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả của mình. Qua đó họ kịp thời khắc phục những sai lầm, thiếu sót và đồng thời tạo cho họ tâm lí thoải mái, tự tin để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu.

Thông qua tài liệu hỗ trợ tự học, người học qua quá trình học tập nghiên cứu tự trang bị cho mình không những tri thức mà còn cả cách tiếp cận và con đường để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Tri thức của loài người là vô tận vì vậy để việc học tập có hiệu quả cao thì người học phải biết mình cần học những gì, học như thế nào khi tiếp cận một yêu cầu học tập. Người học muốn học có hiệu quả thì tự bản thân học phải biết cách đáng giá năng lực của mình.

Sau khi đọc xong tài liệu hướng dẫn tự học, học sinh có thể: - Biết một số phương pháp, kĩ thuật học tập tích cực.

- Biết vận dụng vào việc học tập của bản thân để thanh đổi thái độ và phương pháp học tập, nhờ đó kết quả học tập được cải thiện.

- Học sinh có ý thức học tập chủ động, tự giác và vươn tới sự sáng tạo.

Như vậy trong suốt quá trình tự học, bản thân người học sẽ chủ động thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình học tập của mình.

1.4.4. Cơ sở của việc xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học

1.4.4.1. Những định hướng để xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học

Đảm bảo mục tiêu dạy học môn học. Mục tiêu dạy học ở THPT là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản và rèn luyện cho họ những kĩ năng tương ứng. Mục tiêu này được thể hiện rõ trong tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Do đó trong quá trình xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để:

Đảm bảo tính khoa học, hiện đại. Nội dung đưa vào tài liệu phải phản ánh được những quan điểm khoa học hiện đại, tiếp cận được với những ứng dụng kĩ thuật có tính cập nhật.

Đảm bảo tính khả thi. Điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo tính khả thi là tính vừa sức. Tài liệu hỗ trợ tự học cần được xây dựng phù hợp với khả năng tiếp thu của HS và trình độ, năng lực dạy học của GV. Nội dung của tài liệu phù hợp với phương pháp dạy học của GV.

Đảm bảo tính phân hoá. Trong một lớp học, trình độ HS luôn luôn không đồng đều. Do đó, nội dung của tài liệu hỗ trợ phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho có thể tạo ra sự hứng thú học tập với cả HS khá giỏi lẫn HS trung bình, HS yếu.

Đảm bảo cho người học có thể tự kiểm tra đánh giá.

1.4.4.2. Qui trình xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học

B1: Xác định mục đích của việc xây dựng tài liệu đó là xây dựng một tài liệu hỗ trợ HS tự học.

B2: Xác định yêu cầu của tài liệu. Sau khi được xây dựng tài liệu phải chứa đầy đủ các thông tin giúp HS có kĩ năng có phương pháp tự học và có tự mình thể kiểm tra đánh giá kiến thức cũng như kĩ năng sau khi học.

B3: Xác định nội dung, cấu trúc của tài liệu. Nội dung tài liệu phải đảm bảo mục tiêu giáo dục và có thể hình thành cho HS kĩ năng tự học.

B4: Thu thập thông tin để xây dựng tài liệu. Để xây dựng một tài liệu tốt đòi hỏi phải thu thập được nhiều thông tin. Việc thu thập thông tin đòi hỏi phải có nhiều thời gian và được tổ chức khoa học.

B5: Tiến hành xây dựng tài liệu.

B6: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung.

1.5. Cơ sở của việc tổ chức hỗ trợ tự học

1.5.1. Đặc điểm hoạt động của tổ chức dạy học tự học 1.5.1.1. Hoạt động của giáo viên 1.5.1.1. Hoạt động của giáo viên

Hoạt động tự học của HS có nhiều khâu, nhiều bước, được tiến hành thông qua các hoạt động học tập của chính bản thân họ. Đây là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định. Vì vậy, quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạt động học của HS chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động. Các hoạt động chủ yếu của GV trong dạy tự học là :

•Chuẩn bị tài liệu tự học cho HS, đồng thời hướng dẫn họ tìm tài liệu học tập phù hợp.

•Hướng dẫn HS cách làm việc với tài liệu.

•Xây dựng hệ thống câu hỏi của bài học và hướng dẫn HS hoạt động để họ

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học chương “điện tích điện trường” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh 1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)