Phương pháp thống kê, so sánh

Một phần của tài liệu Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Và Sử Dụng Đất Của Các Tổ Chức Kinh Tế Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2018 - 2020 (Trang 32)

L ỜI CẢM ƠN

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hà Đông

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Quận Hà Đông nằm ở phía Tây Nam trung tâm thủ đô Hà Nội có toạ độ địa lý 200 59’ vĩ độ Bắc, 105045’ kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4.833,67 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ; Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.

3.1.1.2. Địa hình

Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m - 6,8m.

Với đặc điểm địa hình bằng phẳng quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi quá trình đô thị hóa và thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng năng suất phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái tại các vùng ven sông Đáy, sông Nhuệ.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng của thành phố Hà Nội với các đặc điểm như sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80 C , lượng mưa trung bình 1.700mm-1.800mm.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,10 C - 23,30 C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60 C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 230 C, tháng nóng nhất là tháng 7.

Thuỷ văn:

Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía Tây Nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trong thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 6 km.

Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng Bắc Tây Bắc -Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 7 km.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế: a. Tăng trưởng kinh tế

chính, suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế Quận Hà Đông vẫn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và giữ vững. Tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu trên địa bàn bình quân 5 năm ( 2011-2015) tăng 19,8%, quy mô năm 2015 ước đạt 85.931 tỷ 260 triệu đồng, gấp 2,57 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng ( năm 2010 đạt 53,859 triệu đồng/ người, dự kiến 2015 đạt 90,480 triệu đồng/ người), vượt 0,48 triệu đồng/ người/năm so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XIX.

b. Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu ngành kinh tế quận Hà Đông theo Nghị quyết Đảng bộ quận khóa XIX đước định hướng là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực.

Theo báo cáo tổng kết năm 2020, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững; tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 0,1%, CN-TTCN-XD đạt 51,8%, Thương mại – dịch vụ đạt 48,1%.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, nhất trí của nhân dân các dân tộc trong quận, những năm qua, quận Hà Đông đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Kinh tế của quận có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra đều đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 18,94%, chỉ tiêu đại hội là 13-15%.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất quận Hà Đông giai đoạn 2018-2020

STT Chỉ tiêu Đtính .vị 2018 Năm N2019 ăm N2020 ăm

Tốc độ tăng trưởng

(%) Gía trị sản xuất phân theo

khu vực kinh tế Tỷđồng 26.324 26.964 28.080 106,67

1 Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Tỷ đồng 980 748 520 53,061 2 Công nghiệp - XDCB Tỷ đồng 14.356 14.836 15.604 108,69 3 Thương mại

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông)

Thời kỳ 2018-2020, kinh tế - xã hội của quận phát triển khá, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2020 tổng giá trị sản xuất tăng 293 tỷ đồng so với năm 2018.

Kinh tế đạt mức tăng trưởng mạnh song sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ lực còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng. Công tác triển khai đất dịch vụ tại một số cơ sở còn thiếu tập trung, quy hoạch đô thị còn hạn chế, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển đồng bộ. Số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng 3.1.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số quận Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hoá và mở rộng địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng Hà Đông(1/2006), dân số trên địa bàn quận tăng lên tới 176.302 người (năm 2006), tăng so với năm 2005 là 38.651 người. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn quận giảm từ 4.269 người/km2 xuống còn 1772 người/km2 năm 2006. Từ năm 2006 đến nay mật độ dân số trên địa bàn quận tiếp tục tăng nhanh do quá trình đô thị hóa, dân số năm 2020 của quận là 312.776 người, mật độ dân số trung bình là 4.941 người/km2.

+ Lực lượng lao động: Theo số liệu của Chi cục Thống kê Hà Đông tính đến 31/12/2020 tổng số lao động xã hội là 203.094 lao động chiếm 72,21% dân số. Số lao động có việc làm là 184.631 người chiếm 89,91% lao động. Số lao động chưa có việc làm là 20.720 người chiếm 10,09%. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Dân số, Lao động quận Hà Đông qua các năm 2018-2020

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

Tổng số người Người 284.285 301.717 312.776 Dân số Phi NN Người 168.806 180.322 188.313 Dân số NN Người 115.479 121.395 124.463 Tổng số lao động Người 204.685 214.822 225.886 Lao động NN Người 11.894 12.261 12.559 Lao động phi NN Người 192.790 202.562 213.327

Tỷ lệ PT dân số tự nhiên % 1.1 1.1 1.1

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông)

Trình độ lao động những năm qua, tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông đã tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch còn đang ở mức chậm. Vấn đề hiện nay là quận đang còn thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật cao làm việc trong các ngành kinh tế. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề chỉ chiếm khoảng 27,89% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Như vậy đòi hỏi quận phải có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đối với lực lượng lao động để có nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

3.1.3. Đánh giá nhng thun li, khó khăn ca điu kin t nhiên - kinh tế - xã hi nh hưởng đến vic s dng đất hi nh hưởng đến vic s dng đất

3.1.3.1. Thuận lợi

Hà Đông là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh Hà Tây trước đây, sau khi hợp nhất giữa tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội thì Hà Đông trở thành một quận có diện tích tự nhiên thứ hai trên địa bàn thành phố Hà Nội, với đặc thù về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của quận nên có những thuận lợi to lớn.

Hệ thống giáo thông đối ngoại đồng bộ, là cửa ngõ của các tỉnh phía Tây Bắc về Hà Nội với đường sắt, đường bộ, giao thông thuận tiện để lưu thông vào trung tâm thành phố cũng như các vùng lân cận.

Quận có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và làng ghề thu hút nhiều khách du lịch như: Làng lụa Vạn Phúc, Làng rèn Đa sỹ…tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ.

Quận có lợi thế mạnh về diện tích đất đai rộng lớn, với quy hoạch phát triển các khu đô thị, kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ. Đặc biệt là tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh rất thuận lợi do việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị...sẽ được tập trung vào khu vực năng động này.

3.1.3.2. Khó khăn

các quận nội thành cũ. Kết quả chưa xứng với lợi thế so sánh của thành phố; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ, khoa học công nghệ môi trường, văn hoá văn nghệ còn hạn chế.

Công nghệ sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

Tỷ lệ đô thị hoá đang từng bước phát triển, mật độ dân số khu vực nội thị cao, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bắt kịp.

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để quận phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh nhiều sản phẩm chưa cao.

Việc xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn thành phố đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay những khu đô thị cũng như các điểm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Nhu cầu đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tới là điều kiện thuận lợi để tạo lập quỹ đất phục vụ cho mục đích công cộng, được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực trạng cơ sở hạ tầng của quận còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt hệ thống giao thông, cấp thoát nước cho sản xuất và sinh hoạt các công trình phúc lợi xã hội cũ, đã có sẵn tại các khu dân cư truyền thống nên khó khăn trong công tác quy hoạch, di dời các điểm này, đòi hỏi cần phải cân nhắc và lựa chọn hợp lý các lợi ích đầu tư liên quan đến công tác giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức.

3.2. Tình hình quản lý Nhà nước vềđất đai của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

3.2.1. Tình hình qun lý đất đai

3.2.1.1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ và tổ chức thực hiện

Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, và các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành Thành ủy Hà Đông (nay là Quận ủy Hà Đông) đã ban hành Chương trình số 09-CTr/QU ngày 21/4/2009 về “Tăng cường công tác, lãnh đạo,

chỉ đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Hà Đông”. Trên cơ sở đó UBND quận đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các phường thực hiện việc quản lý và sử dụng đất; kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật; bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Bên cạnh đó, UBND quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và cấp phường. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng...

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường Nhà đất Hà Nội, UBND quận đã cùng các đơn vị giáp ranh tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của quận đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ

a. Đo đạc, lập bản đồđịa chính:

Quận Hà Đông được thành lập trên cơ sở 12 xã, phường nội thị của Thị xã Hà Đông trước kia và 7 xã của Thanh Oai, Hoài Đức mới sát nhập về Hà Đông. Tổng diện tích tự nhiên năm 2020 là 4.791,40 ha. Đến cuối năm 2020, quận Hà Đông đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính theo hệ toạ độ địa chính cho 10 phường.

b. Bản đồ hiện trạng SDĐ:Bản đồ hiện trạng SDĐ các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai và đang xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2012 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg).

c. Bản đồ quy hoạch SDĐ: Được xây dựng thông qua việc lập Quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp quận.

Từ khi thành lập quận đến nay, UBND quận Hà Đông rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện nay đã hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 06/2/2016 và quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày 12/6/2016.

3.2.1.5. Việc đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp GCN

Đến nay trên địa bàn quận có 1 Chi nhánh Văn phòng đăng ký QSDĐ Hà Đông. Hệ thống hồ sơ, quản lý hồ sơ được chuẩn hóa theo đúng quy định.

Kết quả, năm 2020 UBND quận Hà Đông đã cấp 15.591 GCNQSD đất, đạt 119,8% chỉ tiêu giao; nâng tổng số GCN cấp trên đại bàn quận hết năm 2020 là 77.747 GCN (đạt tỷ lệ 98,61%). Xét duyệt 5.085 trường hợp giao đất dịch vụ, tương ứng với 2.618 lô đất; tổng số trường hợp đã xét duyệt là 30.199 trường hợp, tương ứng 27.578 lô đất (đạt 87,9% nhu cầu). UBND các phường đã tổ chức bốc thăm được 27.780 trường hợp – 23.754 lô đất. UBND quận ban hành quyết định giao đất dịch vụ cho 4.180 trường hợp, tương ứng 2841 lô đất, diện tích 18,73 ha. Tổng số đến hết năm 2020, toàn quận giao được 20.004 trường hợp, tương ứng 9.228 lô đất,

Một phần của tài liệu Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Và Sử Dụng Đất Của Các Tổ Chức Kinh Tế Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2018 - 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)