Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Và Sử Dụng Đất Của Các Tổ Chức Kinh Tế Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2018 - 2020 (Trang 38 - 42)

L ỜI CẢM ƠN

2. Mục tiêu của đề tài

3.2.1. Tình hình quản lý đất đai

3.2.1.1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ và tổ chức thực hiện

Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, và các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành Thành ủy Hà Đông (nay là Quận ủy Hà Đông) đã ban hành Chương trình số 09-CTr/QU ngày 21/4/2009 về “Tăng cường công tác, lãnh đạo,

chỉ đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Hà Đông”. Trên cơ sở đó UBND quận đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các phường thực hiện việc quản lý và sử dụng đất; kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật; bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Bên cạnh đó, UBND quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và cấp phường. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng...

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường Nhà đất Hà Nội, UBND quận đã cùng các đơn vị giáp ranh tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của quận đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ

a. Đo đạc, lập bản đồđịa chính:

Quận Hà Đông được thành lập trên cơ sở 12 xã, phường nội thị của Thị xã Hà Đông trước kia và 7 xã của Thanh Oai, Hoài Đức mới sát nhập về Hà Đông. Tổng diện tích tự nhiên năm 2020 là 4.791,40 ha. Đến cuối năm 2020, quận Hà Đông đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính theo hệ toạ độ địa chính cho 10 phường.

b. Bản đồ hiện trạng SDĐ:Bản đồ hiện trạng SDĐ các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai và đang xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2012 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg).

c. Bản đồ quy hoạch SDĐ: Được xây dựng thông qua việc lập Quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp quận.

Từ khi thành lập quận đến nay, UBND quận Hà Đông rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện nay đã hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 06/2/2016 và quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày 12/6/2016.

3.2.1.5. Việc đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp GCN

Đến nay trên địa bàn quận có 1 Chi nhánh Văn phòng đăng ký QSDĐ Hà Đông. Hệ thống hồ sơ, quản lý hồ sơ được chuẩn hóa theo đúng quy định.

Kết quả, năm 2020 UBND quận Hà Đông đã cấp 15.591 GCNQSD đất, đạt 119,8% chỉ tiêu giao; nâng tổng số GCN cấp trên đại bàn quận hết năm 2020 là 77.747 GCN (đạt tỷ lệ 98,61%). Xét duyệt 5.085 trường hợp giao đất dịch vụ, tương ứng với 2.618 lô đất; tổng số trường hợp đã xét duyệt là 30.199 trường hợp, tương ứng 27.578 lô đất (đạt 87,9% nhu cầu). UBND các phường đã tổ chức bốc thăm được 27.780 trường hợp – 23.754 lô đất. UBND quận ban hành quyết định giao đất dịch vụ cho 4.180 trường hợp, tương ứng 2841 lô đất, diện tích 18,73 ha. Tổng số đến hết năm 2020, toàn quận giao được 20.004 trường hợp, tương ứng 9.228 lô đất, diện tích 52,17 ha (đạt 41,4%). UBND quận đã cấp 2.104 GCN đối với đất dịch vụ trên địa bàn phường Phúc La, Phú La, Biên Giang, Đồng Mai, Phú Lãm.

3.2.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê, thống kê đất đai từ khi thành lập quận đến nay được tổ chức thực hiện thường xuyên theo đúng quy định đã đề ra. Công tác thống kê đất đai hàng năm của quận đã được thực hiện ở cả 2 cấp theo đúng quy định của ngành. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2005, đã thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg). Hiện nay đang tiến hành triển khai Kiểm kê đất đai năm 2020 (theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2019).

Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai của quận được triển khai khá tốt. Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

3.2.1.7. Quản lý tài chính vềđất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được

quận căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của quận để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố hàng năm ban hành, tổ chức đấu giá QSDĐ.

3.2.1.8. Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản.

Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹ đất” của quận và các tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn quận đã được thành lập. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển QSDĐ nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng QSDĐ.

3.2.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đã được UBND quận quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền SDĐ... góp phần bảo đảm quyền lợi cho người SDĐ và nguồn thu ngân sách.

Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay là thời điểm giá đất tăng cao rồi lại xuống rất thấp, vì vậy tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích SDĐ nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý SDĐ đai rất khó khăn.

3.2.1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai

Từ khi thành lập quận năm 2009 đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quản lý và sử dụng đất đai cũng được tăng cường, qua thanh tra, kiểm tra. Quận ủy Hà Đông đã ban hành Chương trình 09-CTr/QU ngày 21/4/2009 về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai” trong đó có nội dung tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, đặc biệt là việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai, từ đó đã giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất ổn định hơn.

3.2.1.11. Giải quyết tranh chấp vềđất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và SDĐ

triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngày càng phổ biến, trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp, các ngành công tác giải quyết đơn thư khiếu nại có nhiều tiến bộ, các ngành chuyên môn, các phường đã bố trí phòng tiếp dân, tổ chức tiếp dân, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai theo đúng thẩm quyền. Năm 2020 đã giải quyết 159 vụ. Tình trạng tranh chấp, khiếu nại tố cáo, tập trung đông người đã giảm; số đơn, số người khiếu nại ở các cấp những năm gần đây gia tăng nhưng đã được tập trung giải quyết góp phần ổn định tình hình xã hội trong khu vực.

3.2.1.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai.

Hiện tại quận chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công về đất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý SDĐ thông qua Văn phòng đăng ký QSDĐ của quận. Do vậy việc thực hiện đăng ký SDĐ, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, SDĐ chưa theo kịp diễn biến SDĐ đai thực tế.

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai quận Hà Đông đã dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai cũng từng bước hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho viêc quản lý nhà nước về đất đai ngày càng thống nhất, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Và Sử Dụng Đất Của Các Tổ Chức Kinh Tế Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2018 - 2020 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)