Theo khuyến cáo của OIE, lượng vi rút LMLM đưa vào sản xuất vắc xin cần thiết là ≥ 6,5 log10 TCID50/ml. Trong nghiên cứu khả năng kích thích sản sinh đáp ứng miễn dịch, chúng tôi đưa ra các khung nồng độ vi rút trước vô hoạt là: 6 log10, 7 log10, 7,5 log10 TCID50/ml. Đáp ứng miễn dịch của lợn được đánh giá bằng phương pháp trung hòa, với kết quả minh họa ở hình 4.3.
Ghi chú: giá trị 1/x là độ pha loãng huyết thanh xét nghiệm.Đóng khung màu xanh/ màu đỏ tương ứng là
độ pha loãng tại đó trung hòa hoàn toàn/ không trung hòa vi rút
Kết quả trên cho biết ở nhóm đối chứng có sự khác biệt rõ giữa đối chứng vi rút (phá hủy hoàn toàn thảm tế bào) và đối chứng âm không có vi rút (thảm tế bào còn nguyên vẹn). Ở nhóm xét nghiệm, theo độ pha loãng tăng dần (hàm lượng kháng thể trung hòa vi rút LMLM giảm dần), thảm tế bào bị phá hủy càng rõ. Trong hình 4.3, ngưỡng mà tại đó trung hòa hoàn toàn vi rút được xác định là 1/32. Biến động hiệu giá kháng thể trung hòa vi rút LMLM ở nhóm lợn sau tiêm một mũi vắc xin được tổng hợp ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Đáp ứng miễn dịch của lợn sau khi tiêm 1 mũi vắc xin
Lượng vi rút/ liều
vắc xin
Hiệu giá kháng thể trung hoà (log10 VNT50) tại các ngày (D) sau gây miễn dịch
D0 D14 D21 D28 D35 D42 D49 D56 6 log10 (N1) <0,90 0,90 0,99 ± 0,13 1,26 ± 0,09 1,29± 0,18 1,11± 0,18 0,98 ± 0,08 0,96 ± 0,08 7 log10 (N3) <0,90 0,90 0,99 ± 0,1 1,35 ± 0,15 1,29 ± 0,17 1,14 ± 0,21 1,05 ± 0,19 0,93 ± 0,06 7,5 log10 (N5) <0,90 0,90 0,99 ± 0,13 1,17 ± 0,07 1,20 ± 0,16 1,11 ± 0,18 1,02 ± 0,12 0,90 ± 0 Đối chứng (N7) <0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 Lợn thuộc nhóm đối chứng tại tất cả các thời điểm lấy mẫu đều không chuyển dương tính với kháng thể kháng vi rút LMLM (hàng thứ 6, bảng 4.1). Ở nhóm gây miễn dịch quan sát được hiện tượng chuyển dương tính tại các thời điểm sau tiêm. Cụ thể như sau:
Nhóm N1 (liều gây miễn dịch 6 log10 TCID50/ml), hiệu giá kháng thể của lợn có chiều hướng tăng sau tiêm cho đến thời điểm D35. Cụ thể hiệu giá kháng thể tăng từ 0,9 log10 đến cao nhất là 1,29 log10 (tại thời điểm 35 ngày sau tiêm). Tuy nhiên, sau đó đáp ứng miễn dịch của lợn giảm dần tại các thời điểm lấy máu: D42 đến D56. Đến thời điểm 56 ngày, xác định hiệu giá kháng thể của lợn chỉ đạt 0,96 log10.
Ở nhóm N3 (liều gây miễn dịch 7 log10 TCID50/ml), kháng thể tăng từ ngày thứ 21 sau tiêm và đạt cao nhất tại thời điểm 28 ngày sau tiêm là 1,35 log10. Các thời điểm 35, 42, 49 và 56 ngày hiệu giá giảm dần và kết quả tại 56 ngày. Kết quả cho thấy, mặc dù lượng vi rút gây miễn dịch tăng gấp 10 lần so với nhóm N1, nhưng đáp ứng miễn dịch không được tăng cường một cách tuyến tính.
Tương tự với nhóm thí nghiệm N5 (liều gây miễn dịch 7,5 log10 TCID50/ml), nồng độ vi rút tiếp tục tăng nhưng kháng thể đạt từ 0,9 log10 đến thời điểm đạt cao nhất là 1,2 log10 ở 35 ngày sau tiêm, kháng thể của lợn tiếp tục giảm dần sau 56 ngày theo dõi. Như vây cả 3 nhóm lợn khi được tiêm 1 mũi vắc xin (N1, N3 và N5) tại các nồng độvi rút khác nhau đều cho đáp ứng miễn dịch. Để làm rõ sự khác biệt về mức độ, biến động hiệu giá kháng thể và tương quan với các tiêu chuẩn về ngưỡng bảo hộ, kết quả trình bày ở bảng 4.1 được biểu diễn ở hình 4.4.
Hình 4.4. Biến động hiệu giá kháng thểở lợn sau khi tiêm 1 mũi vắc xin
Kết quả cho thấy rõ hiện tượng chuyển dương tính huyết thanh học ở nhóm lợn được gây miễn dịch. Thời điểm bắt đầu chuyển âm tính - dương tính là ngày 21 sau tiêm. Thời điểm chuyển dương tính - âm tính xảy ra tại thời điểm 49 ngày sau tiêm. Sự sai khác về mức độ đáp ứng miễn dịch, xu hướng biến động hiệu giá kháng thể không khác biệt rõ giữa các liều gây miễn dịch. Mặc dù lợn có đáp ứng miễn dịch, nhưng đối chiếu với ngưỡng dương tính (theo OIE) và ngưỡng bảo hộ (theo TCVN) đáp ứng miễn dịch được kích thích sinh sau khi tiêm 1 mũi vắc xin chưa đạt.
Vắc xin LMLM được tiêm cho các nhóm lợn là vắc xin vô hoạt nhũ dầu. Theo các nghiên cứu trước đây, vắc xin vô hoạt sẽ kích thích cơ thể gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể (kháng thể trung hoà). Hơn nữa, kháng thể trung hoà
đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại vi rút LMLM và có mối tương quan chặt chẽ đến khả năng bảo hộ của cơ thể. Vì vậy, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trung hoà trên tế bào để đánh giá đáp ứng miễn dịch của lợn sau khi tiêm 1 mũi vắc xin LMLM vô hoạt.
Biến động hiệu giá kháng thể trung hòa của cả 3 nhóm lợn tăng theo quy luật hình thành kháng thể đặc hiệu. Kháng thể không sinh ra ngay sau khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, mà chỉ xuất hiện sau 6-7 ngày, hơn nữa, vắc xin sử dụng là vắc xin vô hoạt nên kháng thể hình thành chậm hơn, đến ngày thứ 21 sau tiêm, kháng thể mới bắt đầu xuất hiện, và đạt mức tối đa sau 2 tuần (35 ngày sau tiêm) sau đó hàm lượng kháng thể từ từ giảm dần và biến mất.
Ở nội dung nghiên cứu này, mặc dù động vật được sử dụng đạt yêu cầu thí nghiệm, âm tính vi rút và không có kháng thể kháng vi rút LMLM, nhưng hiệu giá kháng thể cũng chỉ được ở mức nghi ngờ tại thời điểm kháng thể cực đại (> 1,21 log10, theo OIE). Vì vậy, đối với vắc xin thử nghiệm từ giống O3 chỉ tiêm một mũi cho lợn là không đủ. Mặc dù trên thế giới, cũng đã có nghiên cứu về vắc xin LMLM tiêm một mũi cho lợn và cũng đã có thành công bước đầu như vắc xin vector vi rút (hAd5 –FMD) cho kết quả tương tự vắc xin vô hoạt, có khả năng bảo hộ gia súc và lợn với chỉ một liều và có khả năng bảo hộ sớm (sau 7 ngày tiêm vắc xin) (Grubman & cs., 2010) nhưng việc sản xuất đòi hỏi công nghệ và kĩ thuật cao, đây là cơ sở mở ra một con đường phát triển vắc xin LMLM trong tương lai. Một vài công bố trên thế giới cho biết có thể dùng vắc xin LMLM vô hoạt với 1 liều tiêm duy nhất cũng đủ tạo đáp ứng miễn dịch bảo hộ cho lợn (Liao & cs., 2003). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nghiên cứu kể trên đều dùng liều kháng nguyên gây miễn dịch rất cao (tối thiếu là 6 PD50/ liều) (Liao & cs., 2003; Nagendrakumar & cs., 2015).