Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 37)

Địa điểm: đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH thủy sản công nghệ cao; Khu 2, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Thời gian thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020.

Đối tượng nghiên cứu: cá trê đồng (Clasrias fuscus; Lacepède, 1803).

3.2. NỘIDUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá trê đồng

Tuyển chọn cá bố mẹ đưa

vào giai nuôi vỗ

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các loại

kích tố

Theo dõi: Thời gian cá đẻ, TLĐ, TLTT, TL nở, SSSTĐ, TL ra bột, TL sống cá bột sau 4 ngày nở, năng suất cá bột/kg cá cái, theo dõi sự phát triển phôi của cá trê đồng.

Hình 3.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá trê đồng Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống, tốc độ

sinh trưởng trong ương nuôi cá trê đồng giai đoạn từ cá bột lên cá hương

Ương cá bột lên cá hương (30 ngày tuổi): 3 mật độ ương nuôi là 4.000 con, 5.000 con, 6.000 con/m3 ứng với 2 hình thức ương

Ương 15 ngày trong bể và 15 ngày trong giai đặt trong ao

Ương hoàn toàn 30 ngày trong giai đặt trong ao

Theo dõi các yếu tố môi trường, tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của các hình thức ương nuôi và mật độ ương nuôi. Xác định hình thức và mật độ ương nuôi cho kết quả tốt nhất

3.2.2. Phương Pháp nghiên cứu

Nội dung 1: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá trê đồng bố mẹ

a. Vật liệu nghiên cứu

Cá bố mẹ được tuyển chọn từ các ao nuôi thương phẩm có độ tuổi từ 10-12 tháng nuôi. Số lượng cá 750 con kích cỡ 250-300g/con, tổng khối lượng cá đưa vào nuôi vỗ 200 - 220kg; trong đó cá cái là 500 con, cá đực 250 con, tỷ lệ cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ đực:cái là 1:2. Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong giai: có thể tích 48 m3 (dài 8m x rộng 5m x cao 1,5m), duy trì mực nước trong giai là 1,2m. Mật độ nuôi độ nuôi vỗ 16 con/m3.

Hình 3.3. Tuyển chọn cá trê đồng bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

Thức ăn được sử dụng trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ là cám công nghiệp của hãng cám Cargill có hàm lượng protein là 30% (lý do lựa chọn hãng cám Cargill vì: thức ăn dành cho cá tại công ty TNHH thủy sản công nghệ cao nơi thực hiện đề tài luận văn được sử dụng là cám công nghiệp của hãng cám Cargill), cho cá ăn 2 lần/ngày vào 8h sáng và 5h chiều, trong đó buổi chiều cho ăn từ 60 - 70% tổng lượng thức ăn trong ngày. Định kỳ hàng tháng bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn với lượng 2g/kg thức ăn, cho thức ăn trộn vitamin C trong 5 ngày liên tục để tăng cường sức đề kháng cho cá bố mẹ. Khẩu phần cho ăn theo giai đoạn nuôi nuôi vỗ cụ thể là:

+ Giai đoạn nuôi vỗ tích cực (từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau) sử dụng thức ăn viên nổi hàm lượng protein 30% với khẩu phần 5% khối lượng cá/ngày.

+ Giai đoạn nuôi vỗ thành thục (từ tháng 2 đến tháng 4) sử dụng thức ăn viên nổi hàm lượng protein 30% với khẩu phần 3% khối lượng cá/ngày.

* Cá đã sinh sản thì được nuôi riêng cho ăn 5% tổng trọng lượng để tiến hành cho đẻ tái phát.

Hình 3.4. Chăm sóc cá trê đồng bố mẹ

b. Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ

Cách chọn cá bố mẹ theo Nguyễn Tường Anh (2004) thì tất cả các loại cá trê hiện có ở nước ta, cơ quan sinh dục ngoài của con đực và con cái có sự khác biệt về hình thái tương đối rõ ràng. Phần cuối của ống niệu sinh dục của cá đực phía ngoài thân giống như gai nhọn:

- Đối với cá cái khi thành thục bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục có màu hồng. Khi vuốt bụng thì chảy ra ít trứng, trứng phải có màu sắc đặc trưng vàng nâu, kích thước các hạt trứng đồng đều, rời rạc, nhân đã lệch tâm (phân cực) hoặc dùng que thăm trứng để kiểm tra trứng.

Đối với cá đực khi thành thục có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn và hơi nhỏ, gai sinh dục màu hồng nhạt.

- Cá bố mẹ khi đã lựa chọn đưa vào tham gia sinh sản được nhốt trong bể kích cỡ bể dài 2,5m x rộng 2,0 m x cao 0,8m, giữ mực nước trong bể 0,4m, cho nước thường xuyên chảy nhẹ kết hợp sục khí để tăng hàm lượng ôxy. Trong bể

ximăng bố trí 1 giai ngăn bể thành 6 ngăn, 3 ngăn nhốt cá đực và 3 ngăn nhốt cá cái của các nghiệm thức thí nghiệm.

Hình 3.5. Giai nhốt cá cá trê đồng bố mẹ sau khi tiêm KDT

c. Phương pháp sử dụng các chất kích thích sinh sản HCG; LRH-A + Dom để kích thích sinh sản nhân tạo

- HCG: sử dụng để kích thích sinh sản với liều lượng tổng liều là 4.000 IU/1 kg cá cái.

- LRH-A: với liều lượng (100 µg LRH-A + 10mg Dom)/kg cá cái.

- Liều kết hợp (2.000 IU HCG + 50 µg LRH-A + 5mg Dom)/kg cá cái

- Liều lượng kích dục tố sử dụng cho cá đực bằng 1/3 liều sử dụng cho cá cái và tiêm cùng với liều tiêm quyết định của cá cái. Thời gian giữa liều sơ bộ và liều quyết định của cá cái là 6 giờ (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Liều lượng và số lần tiêm cá cái trong thí nghiệm

Công thức

NT 1 NT2 NT3

Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá bố mẹ sau khi được tuyển chọn nhốt chung vào 1 bể, sau đó bắt ngẫu nhiên để chia các lô thí nghiệm

và nhốt riêng từng ngăn. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (một lần lặp sử dụng 35 cá cái và 17 cá đực).

- Nước ấp được sử dụng là nước giếng khoan qua hệ thống lọc thô xuống bể chứa và sục khí 24 giờ trước khi đưa vào hệ thống ấp. Kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi đưa vào hệ thống ấp trứng.

d. Phương pháp vuốt trứng, mổ cá đực lấy sẹ và thụ tinh nhân tạo * Vuốt trứng và mổ cá đực:

Vuốt trứng: Lật ngửa cá cái, dùng tay ấn nhẹ lên bụng cá cái nếu thấy trứng chảy ra thì bắt cá đực cho vào dung dịch thuốc gây mê Quinaldine sulfate với nồng độ 25ppm pha sẵn. Trong cùng thời gian, tiến hành vuốt trứng cá cái và mổ cá đực. Một tay cầm đầu cá cái thấm khô nước ở bụng và lỗ sinh dục, dùng tay ép nhẹ vào phần bụng dưới của cá để trứng rơi vào chậu nhựa; khi bắt đầu xuất hiện tia máu thì ngừng vuốt trứng, thả lại cá cái vào trong bể xi măng có nước chảy và sủi khí cho cá hồi phục, theo dõi cá sau 24 giờ xong mới thả cá ra ngoài ao.

Mổ cá đực lấy sẹ: dùng kéo nhọn rạch 1 vết dài 5-6cm tại lườn bụng cách lỗ hậu môn 2-3cm sau đó dùng ngón tay trỏ vén ruột và mỡ cá ra cho tới khi nhìn thấy tuyến sẹ là hai dải dài hình lược nằm dưới thận, dùng panh gắp tuyến sẹ ra cho vào đĩa lồng. Sát trùng vết mổ bằng cồn Iodine 10% rồi khâu vết mổ lại, tiếp tục sát trùng vết mổ 1 lần nữa sau đó thả cá đực lại vào bể cho cá hồi phục, theo dõi cá sau 24 giờ xong mới thả cá ra ngoài ao.

* Phương pháp thụ tinh

Sử dụng phương pháp thụ tinh khô: Sau khi trứng được vuốt từ cá cái, chắt bớt dịch trứng. Dùng kéo cắt nhỏ sẹ sau đó dùng cối sứ nghiền nhỏ (trung bình sẹ của 1 con cá đực thụ tinh cho trứng của 2 con cá cái) sau đó bổ sung 2-3ml nước cất cho vào cối sử dùng cánh gia cầm trộn đều. Đổ sẹ đã được bổ sung nước cất vào bát trứng sau đó dùng cánh gia cầm trộn đều hỗn hợp để sẹ phân bố đều trong bát trứng khoảng 1 - 2 phút cho trứng được thụ tinh. Trứng được rửa bằng nước sạch nhiều lần và đem vào ấp.

d. Ấp trứng

Dụng cụ ấp trứng là bể lót bằng bạt nilon. Diện tích bể từ 15-20 m2. Độ sâu mực nước từ 20 - 30 cm. Mỗi một khung ấp trong bể có diện tích 5 - 6m2 (dài 2,5m hoặc 3 m x rộng 2m), mật độ ấp từ 30.000 - 40.000 trứng/m2. Trứng cá

được giữ ngập trong nước. Cung cấp nước mới liên tục và có sục khí, đảm bảo hàm lượng ôxy trong bể ấp luôn từ 5 - 6 mg/lít. Độ pH dao động từ 6,5 - 8,5. Nhiệt độ nước bể ấp từ 25 - 30oC. Trong quá trình ấp không để ánh nắng trực tiếp chiếu khung ấp. Sau khi cá nở, tiến hành vớt giá thể ra. Sau đó dùng vợt thu cá bột sang một bể khác để nuôi tiếp 3-4 ngày đến khi hết noãn hoàng tiến hành bố trí thí nghiệm.

e. Phương pháp xác định tỷ lệ thụ tinh:

Trứng cá trê đồng sau khi thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh khô được tiến hành thu mẫu quan sát trứng dưới kính hiển vi khi thấy trứng chuyển sang giai đoạn phôi vị thì xác định tỉ lệ thụ tinh bằng cách: Thu mẫu ngẫu nhiên trứng đang ấp ở 3 điểm khác nhau (đầu- giữa- cuối khung ấp) cho vào đĩa petri và quan sát dưới kính hiển vi. Thời điểm thu mẫu 6-7 giờ sau khi trứng thụ tinh (trứng đang phát triển ở giai đoạn phôi vị).

Phương pháp đánh giá: Trứng không thụ tinh có màu trắng đục, trứng thụ tinh có màu trong suốt, đĩa phôi phát triển bao phủ quá nửa khối noãn hoàng. Đếm tổng số trứng đã thụ tinh.

f. Theo dõi sự phát triển phôi

Theo dõi sự phát triển phôi dưới kính hiển vi: thời gian theo dõi sự phát triển của phôi căn cứ theo giáo trình Mô phôi thủy sản của Lưu Thị Dung & Phạm Quốc Hùng (2005).

g. Thu thập số liệu

Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ, tỷ lệ đẻ, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi tiêm liều quyết định, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái); Năng suất cá bột/kg cá cái, số liệu môi trường trong quá trình ấp.

+ Tỷ lệ thành thục (%) = (Số cá cái thành thục/Tổng số cá đưa vào nuôi vỗ) x 100

+ Tỷ lệ đẻ (%) =(Số cá cái đẻ/Tổng số cá tiêm thuốc)x 100

+ Tỷ lệ thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh/Tổng số trứng thu mẫu) x 100

+ Tỷ lệ nở (%) = (Số cá bột/số trứng thụ tinh) x 100

+ Tỷ lệ sống của cá bột sau 4 ngày nở (%) = (Số cá bột thu được sau 4 ngày nở/ Tổng cá bột thu được sau khi nở) x 100

+ Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái) = Số lượng trứng thu được/Tổng khối lượng cá đẻ

+ Năng suất ra bột (con/kg cá cái) = Số cá bột thu được/ Khối lượng cá cái đẻ

+ Thời gian hiệu ứng được tính: từ khi tiêm liều quyết định đến khi cá cái vuốt thấy trứng chảy ra từ lỗ sinh dục.

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng trong ương nuôi cá trê đồng giai đoạn từ cá bột lên cá hương.

Cá bột sau khi nở 4-5 ngày tiêu hết noãn hoàng tiến hành bố trí các thí nghiệm ương nuôi:

* Nội dung 2.1 : Nghiên cứu ương cá bột lên cá hương trong giai đặt tại ao.

Nghiên cứu được thực hiện gồm ba nghiệm thức (NT) được bố trí trong 6 giai có kích thước 9m3 (dài 3 m x rộng 3 m x cao 1,2m; mực nước 1 m), với 2 lần lặp lại, mật độ cá thí nghiệm 4.000 con/m3; 5.000 con/m3; 6.000 con/m3, thời gian thí nghiệm 30 ngày.

NT1: Mật độ ương 4.000 con/m3; NT2: Mật độ ương 5.000 con/m3; NT3: Mật độ ương 6.000 con/m3 .

Hình 3.6. Hình ảnh các giai thí nghiệm ương cá trê đồng

* Nội dung 2.2 : Nghiên cứu ương nuôi cá bột lên cá hương 30 ngày tuổi (15 ngày đầu ương trong bể xi măng, 15 ngày cuối ương trong giai đặt tại ao)

Sau khi tiến hành các thí nghiệm sử dụng các chất kích thích sinh sản, xác định được loại kích dục tố nào cho hiệu quả tốt nhất thì sử dụng để tiến hành sinh sản nhân tạo cho các đợt tiếp theo.

- Giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá hương trong bể xi măng

+ Thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức (NT) được bố trí trong 6 bể có kích thước 9m3 (dài 3 m x rộng 3 m x sâu 1,5m; mực nước 1 m), mật độ cá thí nghiệm 4.000 con/m3; 5.000 con/m3; 6.000 con/m3, với 2 lần lặp lại; Thời gian ương trong bể là 15 ngày.

Hình 3.7. Hình ảnh các bể thí nghiệm ương cá trê đồng trong bể xi măng tại Phú Thọ

- Giai đoạn ương nuôi ở giai đặt tai ao

+ Sau khi ương nuôi cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi ở trong bể xi măng xong tiến hành chuyển ra ao ương.

+Các lô thí nghiệm trong bể được chuyển trực tiếp vào giai ương đặt tại ao, giai có kích thước 9m3 tương tự như bể ương (mỗi một 1 bể ương trong nhà tương ứng với 1 giai ương tại ao)

* Thức ăn: từ ngày thứ 1-5 cho cá ăn động vật phù du (Moina), bổ sung lòng đỏ trứng gà, lượng thức ăn (100g Moina + 1 lòng đỏ trứng/10.000 con/ngày). Từ ngày thứ 6-10 cho cá ăn động vật phù du và trùng chỉ (100g Moina + 100g trùng chỉ/10.000 con/ngày). Từ ngày thứ 11-15 cho ăn trùng chỉ kết hợp thức ăn công nghiệp dạng bột 42% (200 g trùng chỉ + 100g cám/10.000 con/ngày). Từ ngày thứ 16 -25 cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng bột. Từ ngày 26 trở đi cho ăn bằng thức ăn là cám công nghiệp hạt nhỏ có độ đạm 40%. Cho cá ăn 3 lần/ngày vào 8h,

13h,19h. Lượng thức ăn cho thỏa mãn nhu cầu của cá và điều chỉnh phù hợp tránh gây thừa gây ô nhiễm nước. Định kỳ 5 ngày/1lần vệ sinh giai ương.

Hình 3.8. Động vật phù du làm thức ăn ương nuôi cá bột trê đồng

* Thu thập số liệu: Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài và khối lượng cá, tỷ lệ sống, theo dõi nhiệt độ và pH, DO, NH3.

- Tỷ lệ sống (%)= (Số cá hương thu được/Tổng số cá bột thả) x 100. - Đo tốc độ sinh trưởng:

+ Sinh trưởng về chiều dài được tính bằng mm: dụng cụ đo là thước đo, được đo từ đầu cá đến gốc vây đuôi; số lượng cá đo là 30 con/lần kiểm tra.

+ Sinh trưởng về khối lượng được tính bằng (mg) cân 100 con sau đó lấy giá trị trung bình, dụng cụ cân là cân điện tử độ chính xác 0,0001g.

+ Định kỳ 5 ngày/lần tiến hành đo tốc độ sinh trưởng.

3.2.3. Phương pháp đo các yếu tố môi trường

Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá trê đồng chúng tôi tiến hành theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế; pH, ôxy, NH3 được đo bằng test Sera theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các yếu tố nhiệt độ, ôxy hòa tan ngày đo 2 lần vào 6 giờ và 14 giờ; pH và khí NH3

được đo ngày 1 lần vào 9 giờ sáng. Khí NH3 được đo bằng test NH4/NH3 sau đó quy chiếu bảng để tính ra khí NH3.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả số liệu từ các thí nghiệm được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel 2010 và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa p<0,05. Đối với số liệu là tỷ lệ %, trước khi phân tích ANOVA số liệu được quy đổi sang hàm phân phối chuẩn Logrid10 sau đó quy đổi ngược lại.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO

4.1.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ

Trong quá trình nuôi vỗ nhiệt độ trung bình dao động từ 20,5 - 26,5oC; pH dao động từ 7,0 - 8,0; hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 3,5 - 4,5mg/l; khí NH3 < 0,03 mg/l. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ cá trê đồng bố mẹ trong được thể hiện qua Bảng 4.1

Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ cá trê đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w