* Nội dung 2.2 : Nghiên cứu ương nuôi cá bột lên cá hương 30 ngày tuổi (15 ngày đầu ương trong bể xi măng, 15 ngày cuối ương trong giai đặt tại ao)
Sau khi tiến hành các thí nghiệm sử dụng các chất kích thích sinh sản, xác định được loại kích dục tố nào cho hiệu quả tốt nhất thì sử dụng để tiến hành sinh sản nhân tạo cho các đợt tiếp theo.
- Giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá hương trong bể xi măng
+ Thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức (NT) được bố trí trong 6 bể có kích thước 9m3 (dài 3 m x rộng 3 m x sâu 1,5m; mực nước 1 m), mật độ cá thí nghiệm 4.000 con/m3; 5.000 con/m3; 6.000 con/m3, với 2 lần lặp lại; Thời gian ương trong bể là 15 ngày.
Hình 3.7. Hình ảnh các bể thí nghiệm ương cá trê đồng trong bể xi măng tại Phú Thọ
- Giai đoạn ương nuôi ở giai đặt tai ao
+ Sau khi ương nuôi cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi ở trong bể xi măng xong tiến hành chuyển ra ao ương.
+Các lô thí nghiệm trong bể được chuyển trực tiếp vào giai ương đặt tại ao, giai có kích thước 9m3 tương tự như bể ương (mỗi một 1 bể ương trong nhà tương ứng với 1 giai ương tại ao)
* Thức ăn: từ ngày thứ 1-5 cho cá ăn động vật phù du (Moina), bổ sung lòng đỏ trứng gà, lượng thức ăn (100g Moina + 1 lòng đỏ trứng/10.000 con/ngày). Từ ngày thứ 6-10 cho cá ăn động vật phù du và trùng chỉ (100g Moina + 100g trùng chỉ/10.000 con/ngày). Từ ngày thứ 11-15 cho ăn trùng chỉ kết hợp thức ăn công nghiệp dạng bột 42% (200 g trùng chỉ + 100g cám/10.000 con/ngày). Từ ngày thứ 16 -25 cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng bột. Từ ngày 26 trở đi cho ăn bằng thức ăn là cám công nghiệp hạt nhỏ có độ đạm 40%. Cho cá ăn 3 lần/ngày vào 8h,
13h,19h. Lượng thức ăn cho thỏa mãn nhu cầu của cá và điều chỉnh phù hợp tránh gây thừa gây ô nhiễm nước. Định kỳ 5 ngày/1lần vệ sinh giai ương.
Hình 3.8. Động vật phù du làm thức ăn ương nuôi cá bột trê đồng
* Thu thập số liệu: Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài và khối lượng cá, tỷ lệ sống, theo dõi nhiệt độ và pH, DO, NH3.
- Tỷ lệ sống (%)= (Số cá hương thu được/Tổng số cá bột thả) x 100. - Đo tốc độ sinh trưởng:
+ Sinh trưởng về chiều dài được tính bằng mm: dụng cụ đo là thước đo, được đo từ đầu cá đến gốc vây đuôi; số lượng cá đo là 30 con/lần kiểm tra.
+ Sinh trưởng về khối lượng được tính bằng (mg) cân 100 con sau đó lấy giá trị trung bình, dụng cụ cân là cân điện tử độ chính xác 0,0001g.
+ Định kỳ 5 ngày/lần tiến hành đo tốc độ sinh trưởng.
3.2.3. Phương pháp đo các yếu tố môi trường
Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá trê đồng chúng tôi tiến hành theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế; pH, ôxy, NH3 được đo bằng test Sera theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các yếu tố nhiệt độ, ôxy hòa tan ngày đo 2 lần vào 6 giờ và 14 giờ; pH và khí NH3
được đo ngày 1 lần vào 9 giờ sáng. Khí NH3 được đo bằng test NH4/NH3 sau đó quy chiếu bảng để tính ra khí NH3.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu từ các thí nghiệm được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel 2010 và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa p<0,05. Đối với số liệu là tỷ lệ %, trước khi phân tích ANOVA số liệu được quy đổi sang hàm phân phối chuẩn Logrid10 sau đó quy đổi ngược lại.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO
4.1.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ
Trong quá trình nuôi vỗ nhiệt độ trung bình dao động từ 20,5 - 26,5oC; pH dao động từ 7,0 - 8,0; hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 3,5 - 4,5mg/l; khí NH3 < 0,03 mg/l. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ cá trê đồng bố mẹ trong được thể hiện qua Bảng 4.1
Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ cá trê đồng
Tháng 11/2019 12/2019 1/2020 2/2020 3/2020
Qua Bảng 4.1 cho thấy các yếu tố môi trường phù hợp với kết quả nghiên cứu trong điều kiện tối ưu của tác Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) và nằm trong giới hạn cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
4.1.2. Sự thành thục của cá bố mẹ
Sau 4 tháng nuôi vỗ cá bố mẹ tiến hành kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ. Những con cá thành thục tốt tiến hành cắt vây để dễ nhận biết; Kết quả kiểm tra độ thành thục của cá được thể hiện ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ thành thục cá trê đồng bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ
Tháng
2/2020 3/2020
Tổng
Qua Bảng 4.2 có thể nhận thấy tỷ lệ thành thục của cá trê cái là 88,00% đối với cá trê đực 94,8%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) Chi cục thủy sản Phú Thọ khi nuôi vỗ cá trê đồng trong bể xi măng với tỷ lệ thành thục của cá cái là 60%, cá đực là 70%; Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) khi nuôi vỗ cá trê đen trong ao đất tỷ lệ thành thục của cá cái là 86,6% cá đực là 80%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Châu Phương Quang (2009) khi nghiên cứu sản xuất giống cá trê vàng lai (Clarias macrocrphalus x C. gariepinus) cho tỷ lệ thành thục là đối với cá trê vàng 79,8%, cá đực là 54,9%. Tỷ lệ thành thục của cá trê đồng thấp hơn tỷ lệ thành thục ở cá lăng chấm cá cái đẹt 91,67% (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá ngạnh đối với cá cái là 100%, cá đực là 95,76% (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cá nheo mỹ cái đạt 93,33% (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019); cao hơn đối tượng cá chiên đối với nuôi tại lồng đạt 80,3%, nuôi trong bể đạt 77,4% (Nguyễn Văn Bình, 2004).
Cá trê đồng cái Cá trê đồng đực
4.1.3. Kết quả sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản nhân tạo
Đề tài nghiên cứu trên 3 nghiệm thức; Nghiệm thức (NT) 1 sử dụng kích dục tố HCG, nghiệm thức (NT) 2 sử dụng LRH-A + Dom, nghiệm thức (NT) 3 sử dụng kết hợp kích dục tố HCG và kích dục tố LRH-A + Dom. Vị trí tiêm tại gốc vây lưng, khoảng cách thời gian từ liều tiêm sơ bộ đến liều tiêm quyết định là 6 giờ.
Kích dục tố HCG Kích dục tố LRH-A + DOM Hình 4.3. Các loại kích dục tố được sử dụng sinh sản nhân tạo cá trê đồng
Hình 4.4. Vị trí tiêm kích dục tố cá trê đồng bố mẹ
Trong quá trình thí nghiệm nhiệt độ nước dao động từ 25 - 270C, pH từ 7,4 -7,6 hàm lượng ôxy hòa tan từ 4,7 - 6mg/l. Sau khi tiêm liều quyết định từ 11 - 14h cá trê đồng ở cả 03 nghiệm thức đều có hiện tượng chín và rụng trứng. Thời
gian hiệu ứng của các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 lần lượt là 12h30 - 14h; 11h
- 12h30; 11h45 - 13h45. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Châu Phương Quang (2009) đã công bố khi nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá trê vàng lai sử dụng kích dục tố HCG với liều lượng 4.000 UI/kg cá cái thì thời gian hiệu ứng thuốc từ 13h30’-13h50’ và sử dụng kích dục tố LRH-A + Dom với liều lượng 100µg LRH-A + 10mg Dom thời gian hiệu ứng thuốc từ 12h50’ đến 13h30’ ở nhiệt độ 28,50C. Tỷ lệ đẻ, khối lượng cá đẻ, số lượng trứng thu được và sức sinh sản tương đối của cá trê đồng trong thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.3:
Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ và sức sinh sản tương đối của cá trê đồng Số cá Số cá Nghiệm Đợt cái tiêm thức tiêm (con) 1 35 NT1 2 35 3 35 TB 1 35 NT2 2 35 3 35 TB 1 35 NT3 2 35 3 35 TB
Ghi chú: NT1: 4.000UI HCG; NT2: 100 µg LRH-A + 10mg Dom, NT3: 2.000 UI HCG + 50 µg LRH-A + 5mg Dom. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện các số liệu có sai khác ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Qua Bảng 4.3 cho thấy: Tỷ lệ đẻ của cá trê đồng trong các nghiệm thức thấp hơn nghiên cứu trên cá trê đồng tại tỉnh Thừa Thiên – Huế do tác giả Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) khi sử dụng KDT là não thùy thể cho tỷ lệ đẻ đạt 95,24%; KDT là LRH-A+Dom cho tỷ lệ đẻ đạt 80,95%; sử dụng kết hợp 2 loại KDT trên cho tỷ lệ đẻ đạt 90,47%; Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Châu Phương Quang (2009) khi nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá trê vàng lai ở cùng liều lượng kích dục tố (KDT) là HCG cho tỷ lệ đẻ đạt 96,9%, với KDT là LRH-A + Dom cho tỷ lệ đẻ là 92,7; thấp hơn tỷ lệ đẻ ở cá lăng chấm 93,33% (Nguyễn Đức Tuân, 2006) tương đương với tỷ lệ đẻ ở cá ngạnh từ 84,4 - 91,3% (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cao hơn tỷ lệ đẻ của cá chiên 72,5% (Nguyễn Văn Bình & cs., 2014). Tỷ lệ đẻ của cá trê đồng ở nghiệm thức NT1 và NT3 cao hơn khi sử dụng HCG với liều lượng 4.500UI thực hiện trên cá trê đồng của tác giả Bùi Phú Thịnh (2017) tại trại sản xuất giống cấp I – Chi cục Thủy sản Phú Thọ với tỷ lệ đẻ trung đạt 77,5%; Cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Văn (2019) khi nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch sông kích dục tố được sử dụng cho cá cái là 2mg Dom + 10µg LRH- A + 400 IU HCG/1kg cho tỷ lệ đẻ là 69,6%.
Sức sinh sản thực tế của các nghiệm thức tiêm kích thích sinh sản nhân tạo cá trê đồng dao động từ 16.764 -17.987 trứng/kg cá cái và không có sự sai khác ý nghĩa thống kê p> 0,05 ở cả 3 nghiệm thức (Bảng 4.3). Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) nghiên cứu sức sinh sản tương đối của cá trê đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế dao động từ 21.003 – 25.170 trứng/kg cá cái khi tiêm kích dục tố là não thùy thể, LRH-A + Dom. Tuy nhiên sức sinh sản thực tế của cá trê đồng cao hơn sức sinh sản thực tế của cá lăng chấm 4.432 trứng/kg cá cái (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá ngạnh 2.586 trứng/kg cá cái (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cá chiên (Nguyễn Văn Bình & cs., 2014), cá nheo mỹ (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019).
Khối lượng cá đẻ, khối lượng trứng và số lượng trứng thu được của NT1 và NT3 không có sự sai khác (p > 0,05), nhưng NT1 và NT3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với NT2.
Qua quá trình thực hiện các thí nghiệm kết quả tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của cá bột và năng suất cá bột được thể hiện ở Bảng 4.4
Bảng 4.4. Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá trê đồngMột số thông số Một số thông số Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Tỷ lệ sống của cá bột sau 4 ngày (%)
Năng suất cá bột (con)
Ghi chú: NT1: 4.000UI HCG; NT2: 100 µg LRH-A + 10mg Dom, NT3: 2.000 UI HCG + 50 µg LRH-A + 5mg Dom.
Các chữ cái khác nhau trong cùng một dòng thể hiện các số liệu có sai khác ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Qua Bảng 4.4 cho thấy: Tỷ lệ thụ tinh trong các nghiệm thức cao hơn kết quả nghiên cứu trên cá trê đồng của tác giả Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) tỷ lệ thụ tinh đạt 36,1%, cá chiên 59,7% (Nguyễn Anh Hiếu & cs., 2008); cá ngạnh từ 46,7 - 58% (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cá chạch sông 70% (Cao Văn, 2019). Tỷ lệ thụ tinh của thí nghiệm thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên cá trê đồng của Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) khi sử dụng kích dục tố là não thùy thể cho tỷ lệ thụ tinh là 81,2%, LRH-A + Dom cho tỷ lệ thụ tinh là 77,8%, sử dụng kết hợp não thùy thể
+LRH-A + Dom cho tỷ lệ thụ tinh là 79,65%; cá trê vàng lai khi sử dụng kích dục tố HCG là 84,3%, KDT là LRH-A + Dom là 84,8% (Hồ Châu Phương Quang, 2009), cá lăng chấm 76,01% (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá nheo mỹ 92,6% (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019).
Về tỷ lệ nở của trứng thụ tinh cá trê đồng trong nghiệm thức cao hơn nghiên cứu của Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) khi nghiên cứu trên cá trê đồng (38,9%), cá lăng chấm 58,19% (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá chiên 63,4% (Nguyễn Anh Hiếu & cs., 2008), cá ngạnh từ 18-23% (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cá chạch sông 70% (Cao Văn, 2019), cá trê đồng 72,4% (Lê Thị Nam Thuận & cs., 2004); Tỷ lệ nở của cá trê đồng trong thí nghiệm tương đương với TLN cá nheo mỹ 74,39% (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019) và thấp hơn TLN của cá trê vàng lai 85% (Hồ Châu Phương Quang, 2009).
Về tỷ lệ sống của cá trê đồng bột sau 4 ngày nở dao động từ 76,51 – 79,41%; Sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ sống trong nghiệm thức cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) tỷ lệ sống của cá bột là 66,96% và cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) tỷ lệ sống của cá bột là
72,4% khi nghiên cứu trên cùng đối tượng là cá trê đồng.
Năng suất cá bột trong thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu trên cá trê đồng của Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) năng suất cá bột đạt 2.979 cá bột/kg cá cái và cũng cao hơn năng suất cá bột của cá lăng chấm (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá nheo mỹ (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019), cá chiên (Nguyễn Anh Hiếu & cs., 2008), cá ngạnh 504 con/kg cá cái (Nguyễn Đình Vinh, 2017).
A B
Vuốt trứng
C
Mổ cá đực lấy sẹ
D
Nghiền sẹ Thụ tinh nhân tạo
Hình 4.5. Thụ tinh nhân tạo cá trê đồng
A:Ảnh vuốt trứng cá trê đồng cái cái; B: Ảnh mổ sẹ cá trê đồng đực; C: Ảnh nghiền sẹ cá trê đồng đực; D: Ảnh thụ tinh nhân tạo cho trứng cá trê đồng
Hình 4.6. Ấp trứng cá trê đồng
4.1.4. Kết quả theo dõi sự phát triển của phôi của cá trê đồng
Qua quá trình theo dõi sự phát triển phôi của cá trê đồng trong thí nghiệm cho thấy nhiệt độ nước dao động từ 25 - 27oC. Thời gian trung bình của các thí nghiệm từ khi bắt đầu thụ tinh cho trứng đến khi cá bột bắt đầu nở là 31 giờ 20 phút; Kết quả quá trình theo dõi phát triển của phôi cá trê đồng được thể hiện ở Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Sự phát triển của phôi của trứng cá trê đồng ở nhiệt độ 25 - 27oC
Thời gian (giờ)
0,0
7h,00
7h,40
cầu đó là thời kỹ phôi nang cao.
11h20 12h45 Giai đoạn phân đốt và 17h20 hình thành các cơ quan 21h10
25h15
31h,20
Qua Bảng 4.5 cho thấy quá trình phát triển phôi của cá trê đồng đều trải qua các quy luật như các loài cá xương và động vật có xương sống (Lưu Thị Dung & Phạm Quốc Hùng, 2005). Cá trê đồng có thời gian phát triển phôi ngắn hơn rất nhiều so với các loài cá khác như chép thời gian từ 48 - 72 giờ tùy theo nhiệt độ (Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh, 2011). Tuy nhiên thời gian phát triển phôi của cá trê đồng ở miền Bắc lâu hơn cá trê vàng ở miền Nam nhiệt độ nước từ 28-30oC thời gian phát triển phôi là 26 giờ 05 phút (Trần Quang Nhị, 2009), cá trê trắng ở miền Nam ở nhiệt độ 27 - 30oC thời gian phát triển phôi là từ 22 - 26 giờ (Nguyễn Văn Kiểm & cs., 2006).
Xác định tỷ lệ thụ tinh Theo dõi sự phát triển phôi của trứng cá
Hình 4.7. Xác định tỷ lệ thụ tinh và theo dõi sự phát triển phôi trứngcá trê đồng cá trê đồng
Bột cá trê mới nở Bột cá trê sau 4 ngày nở
Hình 4.8. Cá trê đồng bột mới nở và cá trê động bột sau 4 ngày nở
Qua kết quả các thí nghiệm kích thích sinh sản cá trê đồng chúng tôi nghiệm