3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Thực trạng thực hiện quyền chuyển nhượng
Thực trạng thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện chi tiết tại bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.6. Thực trạng thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2017 - 2019 ĐVT: Trường hợp STT Tên phường 1 Quan Hoa 2 Nghĩa Tân 3 Nghĩa Đô 4 Yên Hòa 5 Trung Hòa
6 Mai Dịch
7 Dịch Vọng
8 Dịch Vọng Hậu
Tổng số
Qua bảng 3.6, số liệu tổng hợp tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Cầu Giấy từ năm 2017 đến năm 2019, trên địa bàn quận đã tiếp nhận tổng số 4.620 trường hợp chuyển nhượng QSDĐ và hoạt động chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn quận giai đoạn này diễn ra khá sôi động.
Trong giai đoạn 2017 – 2019, hoạt động chuyển nhượng diễn ra tập trung chủ yếu tại các phường có mật độ dân số đông, tập trung nhiều khu thương mại, dịch vụ, cơ sở kinh doanh và nơi có nhiều các dự án phát triển nhà ở như phường Trung Hòa (1.356 trường hợp), Quan Hoa (658 trường hợp) Yên Hòa (579 trường hợp), Dịch Vọng (521 trường hợp). Phường Mai Dịch (277 trường hợp), Nghĩa Tân (305 trường hợp) là những phường có số lượng thực hiện chuyển nhượng QSDĐ thấp, do đây là những phường có mật độ dân cư không quá đông, chủ yếu người dân sống lâu đời ở đây, đất do ông cha để lại, nhu cầu để ở cao.
Theo kết quả điều tra ngẫu nhiên 150 hộ gia đình, cá nhân tại 03 phường Trung Hòa, Nghĩa Đô và Mai Dịch trong giai đoạn 2017 - 2019 thì có
81hộ tham gia chuyển nhượng QSDĐ, trong đó phường Trung Hòa 27 trường hợp, phường Nghĩa Đô 31 trường hợp và phường Mai Dịch 23 trường hợp.
Trong tổng số 81 trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng có 72 trường hợp đã thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật, chiếm 88,89%, còn lại 09 trường hợp mới chỉ thực hiện khai báo tại UBND phường hoặc mua bán viết tay có người làm chứng giữa 02 bên (bảng 3.7).
Với kết quả điều tra cho thấy, hiện nay hiện tượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất “ngầm”, không khai báo với chính quyền chiếm tỉ lệ rất ít, hầu hết các trường hợp điều tra đã thực hiện việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (tại các Văn phòng công chứng hoặc trụ sở UBND phường) và đã thực hiện kê khai đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Cầu Giấy. Trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng cao, sự hiểu biết về pháp luật đã
49
giúp người dân thấy được tầm quan trọng của việc kê khai, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên địa bàn quận Cầu Giấy công tác cấp GCNQSDĐ cơ bản đã hoàn thành, đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng quy định. Quy trình, thủ tục đã được công khai, ngày càng đơn giản, thuận tiện hơn, đặc biệt sau khi thực hiện cơ chế “một cửa”, giảm bởi thời gian giải quyết hồ sơ, người dân cũng không phải đi lại nhiều, hạn chế việc cán bộ gây phiền hà nhũng nhiễu cho nhân dân.
Bảng 3.7. Tình hình chuyển nhượng QSDĐ tại các Phường điều tra
STT Chỉ tiêu
1 Tổng số trường hợp chuyển nhượng
2 Diện tích
Tình hình thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng
3
Hoàn tất, đầy đủ các thủ tục Chỉ khai báo tại UBND phường Giấy tờ viết tay có người làm chứng Không có giấy tờ cam kết
Thực trạng giấy tờ tại thời điểm chuyển nhượng
4. GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời Giấy tờ hợp pháp khác
50
cấp Giấy chứng nhận do không có giấy tờ chứng minh về nguồn gốc sử dụng đất, đất có tranh chấp, sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Để có cơ sở cấp giấy chứng nhận thì phải xác minh được nguồn gốc sử dụng đất hoặc giải quyết xong tranh chấp đất đai, xử lý vi phạm, quá trình xét cấp giấy chứng nhận rất nghiêm ngặt, khắt khe, mất nhiều thời gian và có nhiều trường hợp để được cấp GCNQSDĐ còn phải nộp tiền sử dụng đất. Vì vậy, nhiều trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hai bên sẵn sàng thỏa thuận, mua bán viết tay với nhau (có hoặc không có người làm chứng) dù biết như vậy là chưa đúng quy định của pháp luật.
Kết quả điều tra mục đích của việc chuyển nhượng QSDĐ được thể hiện tại bảng 3.8. Trong tổng số 81 trường hợp chuyển nhượng thì có 48 trường hợp chuyển nhượng để chuyển đến ở nơi mới chiếm 59,26%, 06 trường hợp chuyển nhượng để lấy vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, 15 trường hợp chuyển nhượng để lấy tiền trả nợ, 09 trường hợp để xây dựng nhà cửa.
Bảng 3.8. Mục đích của việc chuyển nhượng QSDĐ tại các Phường điều tra
TT Mục đích
1 Chuyển nơi ở mới
2 Đầu tư sản xuất, kinh doanh
3 Xây dựng nhà cửa
4 Lấy tiền trả nợ
5 Lấy tiền gửi tiết kiệm
6 Mục đích khác
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)