Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 46 - 52)

FoodBank tại Anh rất phát triển từ những năm 2010, tuy nhiên kinh nghiệm đặc biệt và nổi trội nhất ở Ngân hàng thực phẩm tại Vương Quốc Anh hiện tại là dự án Ngân hàng thực phẩm ảo có tên là Domestic Violance UK

Dự án Ngân hàng Thực phẩm Ảo là một phần của Sáng kiến Hy vọng và mục tiêu của dự án là cung cấp những hộp thực phẩm miễn phí cho các cá nhân / gia đình đang cần nguồn cung cấp thực phẩm trên nền tảng app. Các hộp chứa các mặt hàng sau: rau đóng hộp, súp và đậu nướng, các mặt hàng chủ lực trong tủ như - mì ống, cơm, mì, ngũ cốc, cà phê, mì Ý, đậu nướng, trái cây đóng hộp (táo, đào, dứa), cá mòi hoặc cá ngừ, súp (Rau, gà, cà chua), ngô ngọt, xúc xích, cà phê, bánh ngô, trà và bánh quy

Cách thức hoạt động:

Hộp thực phẩm sẽ được giao trong vòng 3-4 ngày kể từ ngày đăng ký trên trang web/ app của dự án và việc giao hàng sẽ do nhà cung cấp bên thứ ba (DPD / Hermes)

thực hiện * Tất cả các mặt hàng đều có sẵn và nội dung có thể thay đổi vào các thời điểm khác nhau. Sau đây là phân tích mô hình SBMC (Phụ lục 18)

(i) Giá trị cung cấp cho khách hàng

Giá trị cung cấp cho khách hàng ở mô hình kinh doanh Ngân hàng thực phẩm ảo ở Anh là sự thuận tiện cho khách hàng để có thể có được những sản phẩm chất lượng trong thời gian kịp thời bằng cách sử dụng trên nền tảng công nghệ. Mõi khi có các sản phẩm mới sẽ được cập nhật đầy đủ và thông báo đến khách hàng. Từ đây khách hàng thụ hưởng được cảm thấy như mình được sự tự chủ và như một khách hàng thực thụ không phải cần cạnh tranh với các đối tượng khác.

Hơn thế nữa sản phẩm rất đa dạng, Thực phẩm được đóng gói theo dạng các gói sản phẩm (Hộp thực phẩm về nhu yếu phẩm, hộp thực phẩm trái cây, hộp thực phẩm khẩn cấp…). Giá trị này cung cấp cho khách hàng sự đa dạng và thuận tiện đặc biệt đối với các hộ gia đình khó khăn các gói sản phẩm

Cung cấp các thông tin theo dõi về sức khỏe thông qua nền tảng app

Bên cạnh thực phẩm, Ngân hàng Food Bank ảo tại Anh còn cung cấp các sản phẩm cá nhân phù hợp với đối tượng hướng đến (Bộ kit vệ sinh cá nhân) (Bộ kit sức khỏe cá nhân) thể hiện sự chăm sóc tận tình đến người khó khăn

(ii) Hoạt động chính

- Phát triển ứng dụng nâng cấp nền tảng công nghệ thường xuyên - Phát triển hệ thống đối tác cung cấp sản phẩm

- Phát triển hệ thống tình nguyện viên, chuyển gia: Ứng dụng đăng nhập trực tuyến và di động cho phép các cá nhân tìm thấy tổ chức hỗ trợ chuyên gia gần nhất của họ.

- Mở rộng hoạt động hướng đến các đối tượng người tị nạn: Dự án đồ vệ sinh cá nhân, các sản phẩm thiết yếu cho người tị nạn địa phương và Dự án quần áo một trang tài nguyên tự chăm sóc cung cấp thông tin sức khỏe

- Phát triển hệ thống khách hàng (iii) Nguồn lực chính

Nguồn lực về công nghệ: Nền tảng công nghệ được thiết lập để thuận tiện cho khách hàng, các đơn đặt hàng, đăng ký từ các tổ chức xã hội được xử lý trong

vòng 24 giờ. Khung thời gian ước tính sẽ được cung cấp sau khi hộp được đóng gói và sẵn sàng giao hàng.

Nguồn lực về nhân sự: Hệ thống chuyên gia và tình nguyện viên 24/24 để hỗ trợ online và cho phép các khách hàng tìm thấy tổ chức hỗ trợ và chuyên gia gần nhất.

1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đi sau nên được thừa hưởng được khá nhiều kinh nghiệm thành công và cả không thành công trong phát triển Ngân hàng thực phẩm của nhiều nước đi trước. Trong các nước đi trước, kinh nghiệm của Ngân hàng thực phẩm Singapore, Anh, Úc, Hàn Quốc là khá bài bản và hiện đại. Nên việc tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ các mô hình kinh doanh của 4 mô hình Ngân hàng thực phẩm khác nhau chủ yếu nhằm rút ra những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc phát triển chung về các yếu tố trong mô hình kinh doanh Canvas

Trong bối cảnh hiện nay, từ những kinh nghiệm phát triển Ngân hàng thực phẩm ở một số nước nêu trên, có thể rút ra những bài học mà Việt Nam có thể vận dụng trong việc phát triển các Ngân hàng thực phẩm như sau:

Bài học thứ nhất là về Phân khúc khách hàng: luôn có ít nhất 2 phân phúc khách hàng là người thụ hưởng/ các đơn vị thụ hưởng và doanh nghiệp. Đối với người thụ hưởng là đối tượng mô hình hỗ trợ, đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp là đối tượng để tập trung hoạt động kinh doanh xã hội, gây quỹ để có đủ nguồn lực hỗ trợ nhiều hơn cho người thụ hưởng

Bài học thứ hai là về giá trị cung cấp: Giá trị cung cấp cho khách hàng đối với người thụ hưởng thực phẩm chất lượng và kịp thời, giữ được sự yên tâm và phẩm giá cho khách hàng thụ hưởng là những yếu tố tiên quyết. Đối với mô hình Ngân hàng thực phẩm ở Hàn Quốc hay Ngân hàng thực phẩm ảo ở Anh giá trị được cung cấp còn có điểm khác biệt là về các gói sản phẩm, dịch vụ mang tính hỗ trợ khẩn cấp trong các giai đoạn, thời điểm khó khăn. Hơn thế nữa giá trị cung cấp của Ngân hàng thực phẩm không chỉ nằm ở thực phẩm mà còn những sản phẩm chăm sóc người khó khăn hoặc các sản phẩm về sức khỏe để bổ sung các giá trị khác cho khách hàng

Đối với giá trị mà Ngân hàng thực phẩm mang lại cho doanh nghiệp giá trị quan trọng nhất đó là sự tin tưởng, chuyên nghiệp và cùng hỗ trợ thực hiện mục tiêu cộng đồng/ phát triển bền vững của doanh nghiệp, nâng cao uy tín trong việc tạo ra những giá trị vô hình cho doanh nghiệp

Bài học thứ ba về xây dựng kênh phân phối: Trên kinh nghiệm tại Hàn Quốc và Úc để hỗ trợ được khách hàng tốt nhất và tạo sự tin tưởng cho cả doanh nghiệp kênh phân phối tại các khu vực, kho vận Food bank tại cả khu vực trung tâm và tại các địa phương là rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển mô hình Ngân hàng thực phẩm thành công như Hàn Quốc, Úc đã làm được. Đặc biệt là ở Hàn Quốc là những nước có trình độ tiên tiến và sự gần gũi về mặt địa lý, văn hóa quản lý, với Việt Nam để Foodbank Việt Nam có thể học hỏi được về kênh phân phối, cách xây dựng và phát triển kênh phân phối bằng sự phối hợp của một đơn vị cơ quan nhà nước về xã hội để từ đó có những cơ sở vật chất, hạ tầng và cả con người sẵn có ở các địa phương. Dẫn đến việc thiết lập kênh phân phối sẽ dễ dàng hơn

Về kênh phân phối offline: Tập trung phát triển các kênh phân phối là các kho vận (warehouse) tại trung tâm (Central Foodbank) và xây dựng mạng lưới hệ thống các warehouse tại khu vực, và sau đó là các đơn vị đối tác thụ hưởng (Beneficaries Agency) tại từng địa phương cũng là một kênh phân phối của hệ thống Ngân hàng thực phẩm. Cần tập trung mở rộng để phát ttrieenrkeneh phân phối thì các khách hàng sẽ dễ tiếp cận được nguồn thực phẩm hơn. Đối với các doanh nghiệp cũng sẽ tạo được sự tin tưởng cao hơn khi đi tham quan mô hình

Về kênh phân phối online: Học hỏi bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng thực phẩm ảo ở Anh đã phát triển được mô hình Ngân hàng thực phẩm ảo để giúp các tổ chức cộng đồng dễ dàng nhận thực phẩm quyên góp hàng ngày từ các nhà bán lẻ địa phương và hỗ trợ được người khó khăn, tị nạn một cách thuận tiện hơn dựa vào công nghệ. Nền tảng công nghệ này cũng là một kênh phân phối đặc biệt mà Food Bank Việt Nam có thể học hỏi và phát triển

Chuỗi chương trình phát triển và tiếp cận khách hàng Từ bài học của

Singapore với 4 chuỗi chương trình xuyên suốt (Food Drive, Central Kitchen…) đã tạo nên sự xuyên suốt về hành động và nguồn doanh thu. Đối với chương trình Food Drive tổ chức chuỗi sự kiện đều đặn để gây quỹ cho các tổ chức trung tâm trẻ em khó khăn tại Singapore, các bếp ăn theo mô hình Central Kitchen sẽ được nấu và mang đi, Ở Food Bank Việt Nam cũng nên học hỏi để tạo ra những chương trình xuyên suốt đánh mạnh vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà FBVN đưa ra là các tổ chức có trẻ em, người lớn tuổi, người lao động có thu nhập thấp. Từ các đối tượng này có thể vạch ra 3 chương trình hành động xuyên suốt như tại Singapore để từ đó phát triển các chương trình và chất lượng để thu hút sự hỗ trợ phù hợp cho các tổ chức thụ hưởng của Food Bank Việt Nam

Hoạt động nhân rộng mô hình Ngân hàng thực phẩm tại các địa phương:

Có thể thấy, ở các quốc gia khác phát triển Ngân hàng Thực phẩm tại các địa phương để mở rộng là rất lớn đặc biệt ở bài học từ Food Bank Hàn Quốc đã tận dụng được những địa điểm chợ và nguồn lực từ địa phương nên đã nhân rộng mô hình Ngân hàng thực phẩm và chợ di động cho người khó khăn rất nhanh với số lượng lớn. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều tổ chức xã hội, từ thiện, bếp ăn nhỏ lẻ hoạt động còn đình trệ. Food Bank Việt Nam cũng có thể học hỏi để tìm cách tiếp cận với các đơn vị đã có sẵn nguồn lực và đào tạo phát triển để hình thành các mô hình Ngân hàng thực phẩm tại địa phương. Hơn thế nữa, bài học rút ra từ Hàn Quốc có lợi thế rất lớn vì trực thuộc bởi Bộ Lao Động và Phúc lợi nên có vị thế và nguồn lực dồi dào. Ở Việt Nam, Food Bank cũng có thể nghiên cứu kết hợp với đơn vị có sẵn nguồn lực để gia tăng nhanh hơn về số lượng ngân hàng thực phẩm và có các cơ chế quản lý theo chiều dọc để dễ quản lý và vận hành. Chính vì thế, trong giai đoạn phát triển này, để có thể phát triển số lượng các Ngân hàng thực phẩm trên khắp Việt Nam, FBVN cần thiết lập mối quan hệ đối tác với các đơn vị doanh nghiệp và chính quyền địa phương để có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể và hiệu quả thúc đẩy phát triển Foodbank tại các địa phương.

Hoạt động xây dựng và phát triển mạng lưới tình nguyện viên: Tại Food

nguyện viên từ các trường học. Điểm khác biệt là Các chương trình và hoạt động của FBSG được xây dựng xung quanh đội ngũ TNV, các TNV tại FBSG được đào tạo và có CLB tình nguyện viên ở mọi lứa tuối, từ học sinh tiểu học, trung học và người lớn. Từ đây FBSG đã có mạng lưới 400 tình nguyện viên cốt lõi xuyên suốt đủ mọi lứa tuổi từ đây cũng đã lan tỏa được tinh thần lãng phí thực phẩm và đưa mô hình Ngân hàng thực phẩm và tinh thần tiết kiệm chống lãng phí thực phẩm vào giáo dục.

Bài học thứ năm là nâng cao và mở rộng nguồn lực:

Nguồn lực cơ sở vật chất, kho vận: Một trong những bài học lớn nhất về

nguồn lực của Ngân hàng thực phẩm thông qua các mô hình có thể thấy kho vận- warehouse là một trong những nguồn lực cần thiết phải có ở mỗi mô hình ( Áp dụng vào phần Key Resource của SBMC) và là tiền đề để phát triển cho các hoạt động chính (Key activities) đã được đặt ra. Ở các quốc gia nêu trên đều phát triển và đầu tư vận hành kho vận một cách bài bản. Food Bank Việt Nam cũng học hỏi những quy trình từ đây để phát triển và mở rộng nguồn lực hữu hình này nhiều hơn bằng cách: hoàn thiện quy trình kho vận, làm việc với các đối tác để phát triển kho tại các địa phương, Hoạt động nâng cao và mở rộng nguồn lực này cần phải học hỏi từ quy trình đến phương thức triển khai và có thể kết hợp với bài học 2 để có thể phát huy tận dụng nguồn lực sẵn có

Nguồn lực công nghệ: Có thể thấy từ bài học của Singapore và Anh đã

phát huy được nguồn lực công nghệ áp dụng vào mô hình Food Bank ảo để tiết kiệm thêm thời gian và kinh phí đưa thực phẩm đến nhiều đối tượng khó khăn hơn. Phần này Việt Nam có thể học hỏi để áp dụng vào cả phần nguồn lực, hoạt động chính và phát triển thêm về cả nguồn doanh thu ở mô hình SBMC

Nguồn lực về tình nguyện viên: Từ bài học kinh nghiệm của Singapore ta

có thể thấy nguồn nhân lực đặc biệt TNV rất quan trọng, từ bài học từ Úc ta cũng có thể thấy mạng lưới TNV cốt lõi tại địa phương phát triển mạnh cũng hỗ trợ cho Ngân hàng khu vực phát triển mạnh mẽ và góp phần cho Ngân hàng thực phẩm quốc gia có đội ngũ phát triển tốt.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w