Chương 3 Kết quả và bàn luận
c. Phân bố theo sinh cảnh
Kết quả ghi nhận các loài Thằn lằn chân ngắn sinh sống trong bốn dạng sinh cảnh chính là rừng tự nhiên, rừng trồng, đồi cát và khu dân cư. Mức độ bắt gặp ở từng dạng sinh cảnh được thể hiện trong biểu đồ hình 3.18.
Hình 3.18. Biểu đồ phân bố theo sinh cảnh của bốn loài Thằn lằn chân ngắn tại khu vực nghiên cứu. Số lượng mẫu vật ghi nhận được thể hiện bên dưới
mỗi cột.
Rừng tự nhiên là dạng sinh cảnh chính của bốn loài Thằn lằn chân ngắn được ghi nhận. Đặc biệt, hai loài Lygosoma angeli và L. bowringii được ghi nhận toàn bộ (100%) sinh sống trong rừng tự nhiên. Loài L. cf. siamensis
cũng ghi nhận tới 91,3% sinh sống trong dạng sinh cảnh rừng tự nhiên, chỉ có 9,7% được ghi nhận ở dạng sinh cảnh rừng trồng. Loài Lygosoma sp. được ghi nhận sinh sống trong nhiều dạng sinh cảnh nhất, với 50% ở sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng trồng 40,2%, đồi cát 6,1% và 3,7% ở khu dân cư. Một số hình dạng các dạng sinh cảnh được thể hiện qua hình 3.19.
Thảo luận
Sự phân bố không đồng đều về mặt địa lí của các dạng sinh cảnh trên khu vực nghiên cứu ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài thằn lằn chân ngắn được ghi nhận. Loài Lygosoma sp. (4 dạng sinh cảnh) và L. cf. siamensis
hơn so với hai loài L. angeli và L. bowringii chỉ ghi nhận sinh sống ở một dạng sinh cảnh.
A. Sinh cảnh rừng tự nhiên (trên núi thấp).
D. Sinh cảnh tự nhiên (rừng dầu trên đất cát).
B. Sinh cảnh rừng trồng (cây tràm). E. Sinh cảnh đồi cát.
C. Sinh cảnh rừng trồng (cây cao su). F. Sinh cảnh khu dân cư. Hình 3.19. Các dạng sinh cảnh sống của các loài Thằn lằn chân ngắn tại khu