Thành phần thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái của thằn lằn chân ngắn (lygosoma hardwicke gray, 1827) ở vùng ven biển các tỉnh bình thuận và bà rịa vũng tàu (Trang 60 - 69)

Chương 3 Kết quả và bàn luận

a.Thành phần thức ăn

Kết quả phân tích thành phần thành phần thức ăn trong 104 mẫu dạ dày của bốn loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma angeli (16 mẫu với 3 mẫu dạ dày trống), L. bowringii (23 mẫu), L. cf. siamensis (22 mẫu) và Lygosoma sp. (43 mẫu) ghi nhận được 17 nhóm thức ăn thuộc sáu lớp động vật không xương sống và một lớp động vật có xương sống.Kết quả phân tích các mẫu thức ăn được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.9.

Trong đó lớp Côn trùng (Insecta) chiếm ưu thế (47,1%) với tám nhóm thức ăn. Lớp vảy của động vật có xương sống thuộc bộ Có vảy (Squamata) cũng được ghi nhận trong dạ dày của cả bốn loài, riêng loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma sp. còn ghi nhận các phần cơ thể đồng loại của chúng trong dạ dày của bốn mẫu vật. Ngoài ra, kết quả còn ghi nhận trong dạ dày có các thành phần khác như lá cây, sỏi đá và nylon. Đây có thể là các vật vô tình bị lẫn vào thức ăn sống khác nên không được xếp vào thành phần thức ăn chính của bốn loài trên.

Bảng 3.9. Thành phần thức ăn các loài Thằn lằn chân ngắn tại khu vực nghiên cứu. TT Thành phần thức ăn L. angeli L. bowringii L. cf. siamensis Lygosoma sp.

Lớp Hình nhện – Arachnida Lớp Chân môi (Chilopoda)

1 Bộ Nhện (Araneae) + + +

2 Bộ Bọ cạp roi

(Thelyphonida) +

3 Bộ Rết (Scolopendromorpha) + + + Lớp Chân kép (Diplopoda) 4 Bộ Cuốn chiếu (Polydesmida) + + Lớp Côn trùng - Insecta 5 Bộ Cánh đều (Blattodea) + + + + 6 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) + + + 7 Bộ Cánh da (Dermaptera) + + + + 8 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) + + 9 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) + 10 Bộ Bọ ngựa (Mantodea) + 11 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) + + 12 Ấu trùng côn trùng + + + + Lớp Chân bụng - Gastropoda 13 Bộ Architaenioglossa + + +

14 Bộ Mắt ở đỉnh

(Styllommatophora) + +

Lớp Giáp mềm - Malacostraca

15 Bộ Chân đều (Isopoda) + + +

Lớp Bò sát - Reptilia 16 Bộ Có vảy (Squamata) + + + + 17 Thức ăn khác + + + + Thành phần khác Lá cây, sỏi đá, nylon Sỏi đá Lá cây Tổng 11 13 10 12

Đối với loài L. angeli, có 11 nhóm thức ăn được ghi nhận, gồm: bộ Rết (Scolopendromorpha), bộ Cuốn chiếu (Polydesmida), bộ Cánh đều (Blattodea), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh da (Dermaptera), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), ấu trùng côn trùng, bộ Chân đều (Isopoda), bộ Architaenioglossa, bộ Có vảy (Squamata) và nhóm thức ăn khác. Ngoài ra, một số thành phần khác như lá cây, sỏi đá, mảnh vụn nylon cũng được tìm thấy trong dạ dày của loài này. Một số hình ảnh các nhóm thức ăn như Hình 3.10.

Hình 3.10. Các nhóm thức ăn của loài L. angeli. A: bộ Scolopendromorpha; B: bộ Polydesmida; C: bộ Blattodea; D: Coleoptera; E: bộ Dermaptera; F: bộ Lepidoptera; G: ấu trùng côn trùng; H: bộ Isopoda; I: bộ Architaenioglossa; J:

bộ Squamata; K: Nylon và L: sỏi đá.

Loài Lygosoma bowringii có 13 nhóm thức ăn được ghi nhận, gồm: bộ Nhện (Araneae), bộ Bọ cạp roi (Thelyphonida), bộ Rết (Scolopendromorpha), bộ Cánh đều (Blattodea), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh da (Dermaptera), bộ Bọ ngựa (Mantodea), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), Ấu trùng

côn trùng, bộ Architaenioglossa, bộ Chân đều (Isopoda), bộ Có vảy (Squamata) và nhóm thức ăn khác. Một số hình ảnh các nhóm thức ăn được ghi nhận như Hình 3.11.

Hình 3.11. Các nhóm thức ăn của loài L. bowringii. A: bộ Araneae; B: bộ Thelyphonida; C: bộ Scolopendromorpha; D: bộ Blattodea; E: bộ Coleoptera;

F: bộ Dermaptera; G: bộ Mantodea; H: bộ Orthoptera; I: Ấu trùng côn trùng; J: bộ Architaenioglossa; K: bộ Isopoda; L: bộ Squamata.

Loài L. cf. siamensis ghi nhận được 10 nhóm thức ăn, gồm: bộ Nhện (Araneae), bộ Cánh đều (Blattodea), bộ Cánh da (Dermaptera), bộ Cánh nửa (Hemiptera), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), ấu trùng côn trùng, bộ Architaenioglossa, bộ Mắt ở đỉnh (Styllommatophora), bộ Có vảy (Squamata)

và nhóm thức ăn khác. Ngoài ra, cũng ghi nhận sỏi đá trong dạ dày của loài này. Một số hình ảnh các nhóm thức ăn như Hình 3.12.

Hình 3.12. Các nhóm thức ăn của loài L. cf. siamensis. A: bộ Araneae; B: bộ Blattodea; C: bộ Dermaptera, D: bộ Hemiptera; E: bộ Orthoptera; F: ấu trùng côn trùng; G: bộ Architaenioglossa; H: bộ Styllommatophora; I: thức ăn khác.

Loài Lygosoma sp. ghi nhận được 12 nhóm thức ăn, gồm: Bộ Nhện (Araneae), bộ Rết (Scolopendromorpha), bộ Cuốn chiếu (Polydesmida), bộ Cánh đều (Blattodea), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh da (Dermaptera), bộ Cánh nửa (Hemiptera), Ấu trùng côn trùng, bộ Mắt ở đỉnh (Styllommatophora), bộ Chân đều (Isopoda), bộ Có vảy (Squamata) và nhóm thức ăn khác. Ngoài ra, các mẫu lá cây cũng được ghi nhận trong dạ dày của loài này. Đặc biệt, với nhóm thức ăn bộ Có vảy (Squamata), ngoài việc ghi nhận các mẫu thức ăn là lớp vảy ra giống với ba loài trên ra, nghiên cứu còn ghi nhận các phần cơ thể còn nguyên (phần đầu, thân và đuôi) của đồng loại loài này. Một số hình ảnh các nhóm thức ăn được nghi nhận như Hình 3.13.

Hình 3.13. Các nhóm thức ăn của loài Lygosoma sp. A: Bộ Araneae; B: bộ Scolopendromorpha; C: bộ Polydesmida; D: bộ Blattodea; E: bộ Coleoptera;

F: bộ Dermaptera; G: bộ Hemiptera; H: Ấu trùng côn trùng; I: bộ Styllommatophora; J: bộ Isopoda; K-M: bộ Squamata.

Thảo luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần thức ăn của bốn loài Thằn lằn chân ngắn trên có sự tương đồng với nhau khi chủ yếu ăn côn trùng, lớp vảy thuộc nhóm bộ Có vảy (Squamata) và cả ốc. Loài Lygosoma angeli có tới 5/11 nhóm thức ăn là côn trùng (chiếm 45,5%), số lượng này ở loài Lygosoma bowringii là 6/13 nhóm thức ăn (chiếm 46,2%), ở loài L. cf. siamensis là 4/9 nhóm thức ăn (chiếm 44,4%) và ở loài Lygosoma sp. là 5/12 nhóm thức ăn

(chiếm 41,7 %). Các lớp còn lại chỉ ghi nhận được một hoặc hai nhóm thức ăn. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy sự tương đồng về thành phần thức ăn giữa bốn loài Thằn lằn chân ngắn L. angeli, L. bowringii, L. cf. siamensis

Lygosoma sp. với ba loài Thằn lằn bóng khác trong giống Eutropis vì có thành phần thức ăn chủ yếu thuộc lớp Côn trùng. Tỉ lệ ăn côn trùng đạt 76,9% ở loài Eutropis longicaudata, loài E. macularia 77,8% và 63,2% ở loài E. multifasciata [6], [8].

Bộ Có vảy (Squamata) được ghi nhận dựa trên các lớp vảy có trong dạ dày của ba loài Lygosoma angeli, L. bowringiiL. cf. siamensis. Trong khi đó, các phần cơ, xương không được ghi nhận của ba loài này. Do đó, có thể ba loài Thằn lằn này có tập tính ăn lớp da của chính mình sau khi vừa lột xác giống như ở một số loài Thằn lằn khác [7]. Tuy nhiên, ở loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma sp. ngoài ghi nhận dựa trên các lớp vảy còn ghi nhận các bộ phận cơ thể khác còn nguyên (phần đầu, thân và đuôi; hình 3.14); sau khi phân tích mẫu phần đầu, kết quả cho thấy đặc điểm vảy trán-đỉnh đơn, đây là đặc điểm chính để phân biệt với loài L. bowringii tại khu vực nghiên cứu, vì vậy loài Lygosoma sp. có hiện tượng ăn thịt đồng loại. Ngoài ra, hiện tượng ăn thịt đồng loại này tương tự như ở loài Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia) được Hoàng Xuân Quang và cs. ghi nhận, khi phát hiện trong dạ dày chứa các mẫu cơ chưa tiêu hóa hết của cá thể cùng loài [8]. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo sẽ rất cần thiết để xác định có hay không tập tính ăn thịt các cá thể cùng loài của ba Lygosoma angeli, L. bowringiiL. cf. siamensis. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.14. Mẫu con non loài Lygosoma sp. được tìm thấy trong dạ dày của loài Lygosoma sp. A: phần đầu bộ Có vảy được tìm thấy trong mẫu ITBCZ 7810; B: tấm trán-đỉnh đơn được tô màu đỏ; C: phần thân được ghi nhận

trong dạ dày mẫu vật ITBCZ 7809.

Với tập tính chui luồn, ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn dưới thảm mục (một số cá thể loài L. angeli còn được tìm thấy ở bên cạnh hố rác chứa nhiều bao bì nylon, rác thải nhựa,...), việc ghi nhận trong dạ dày có các thành phần khác như lá cây, sỏi đá và nylon có thể do chúng bị lẫn vào thức ăn trong quá trình bắt mồi của ba loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma angeli, L. bowringii L.

cf. siamensis. Tuy nhiên lại không ghi nhận được các thành phần khác này ở loài Lygosoma sp. Mặt khác, các nghiên cứu trước đây cũng đưa ra một số dẫn chứng về các loài Thằn lằn ăn tạp (vừa ăn động vật vừa ăn thực vật) như Rồng đất ăn giun đất, côn trùng, cua, cá nhỏ và lá cỏ; Nhông cát ăn côn trùng, rau cúc biển,... [7]. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần được tiến hành để xác

định việc các thành phần khác này, nhất là lá cây, có được các loài Thằn lằn chân ngắn này chủ động ăn vào hay không.

Gần đây, kết quả về thành phần thức ăn của hai loài L. angeli L. cf.

siamensis đã được đăng trên Hội nghị toàn quốc lần thứ ba về Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, 2021. Toàn văn bài báo được trình bày ở phần Phụ lục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái của thằn lằn chân ngắn (lygosoma hardwicke gray, 1827) ở vùng ven biển các tỉnh bình thuận và bà rịa vũng tàu (Trang 60 - 69)