Tần suất bắt gặp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái của thằn lằn chân ngắn (lygosoma hardwicke gray, 1827) ở vùng ven biển các tỉnh bình thuận và bà rịa vũng tàu (Trang 69 - 72)

Chương 3 Kết quả và bàn luận

b.Tần suất bắt gặp

Kết quả phân tích tần suất bắt gặp được thể hiện chi tiết trong biểu đồ Hình 3.15. Tần suất bắt gặp các nhóm thức ăn cho thấy mặc dù thức ăn của bốn loài Thằn lằn Lygosoma angeli, L. bowringii, L. cf. siamensis

Lygosoma sp. có đến 17 nhóm thức ăn nhưng mức độ lựa chọn của chúng không giống nhau. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng. Bộ Cánh đều (Blattodea) được cả bốn loài này ăn nhiều nhất với tần suất bắt gặp 62,5% ở loài L. angeli, L. bowringii (65,2%), L. cf. siamensis (77,3%) và Lygosoma

sp. (67,4%). Các nhóm thức ăn còn lại có tần suất bắt gặp khác nhau ở mỗi loài.

Hình 3.15. Tần suất bắt gặp (%) các nhóm thức ăn của bốn loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma angeli, L. bowringii, L. cf. siamensisLygosoma sp. Số

Đối với loài L. angeli, bộ Cánh đều (Blattodea) có tần suất bắt gặp cao nhất 62,5%. Các nhóm còn lại có tần suất bắt gặp thấp hơn hẳn, với 25% ở nhóm ấu trùng côn trùng và thành phần khác; bộ Rết (Scolopendromorpha) và bộ Chân đều (Isopoda) có cùng tần suất bắt gặp 18,8%; ba nhóm gồm bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh da (Dermaptera), bộ Architaenioglossa và bộ Có vảy (Squamata) có cùng tần suất bắt gặp thấp 12,5%. Hai nhóm còn lại ít bắt gặp hơn, tần suất 6,3%, gồm bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) và bộ Cuốn chiếu (Polydesmida). Ngoài ra, ghi nhận được 4/16 cá thể (chiếm 25%) có các thành phần khác là lá cây, sỏi đá và nylon trong dạ dày.

Loài Lygosoma bowringii cũng có tần suất bắt gặp cao nhất 65,2% ở nhóm thức ăn bộ Cánh đều (Blattodea). Tiếp đến, bộ Nhện (Araneae) có tần suất bắt gặp 34,8%. Các nhóm thức ăn còn lại có tần suất bắt gặp thấp hơn, với 21,7% ở bộ Chân đều (Isopoda); tần suất bắt gặp 17,4% ở bộ Cánh da (Dermaptera); tần suất bắt gặp 13% đối với 3 nhóm bộ Rết (Scolopendromorpha), bộ Có vảy (Squamata) và nhóm thức ăn khác; tần suất bắt gặp 8,7% ở ba nhóm bộ Bọ cạp roi (Thelyphonida), Ấu trùng côn trùng và bộ Architaenioglossa; và tần suất bắt gặp thấp nhất 4,3% đối với 3 nhóm bộ Bọ cánh cứng (Coleoptera), bộ Bọ ngựa (Mantodea) và bộ Cánh thẳng (Orthoptera).

Loài L. cf. siamensis có tần suất bắt gặp cao nhất (77,3%) ở nhóm thức ăn bộ Cánh đều (Blattodea). Tiếp đến, bộ Nhện (Araneae) có tần suất bắt gặp 36,4%; nhóm thức ăn khác có tần suất 22,7%. Hai nhóm ấu trùng côn trùng và bộ Cánh da (Dermaptera) có tần suất bắt gặp thấp hơn, đều chiếm 18,2%. Các nhóm còn lại ít gặp hơn, với tần suất 9,1% ở nhóm bộ Có vảy (Squamata); tần suất 4,5% đối với bốn nhóm bộ Cánh thẳng (Orthoptera) và bộ Cánh vẩy

(Lepidoptera), bộ Architaenioglossa và bộ Styllommatophora. Ngoài ra, ghi nhận 2/22 mẫu dạ dày (chiếm 9,1%) có chứa sỏi đá.

Loài Lygosoma sp. cũng có tần suất bắt gặp cao nhất ở nhóm thức ăn bộ Cánh đều (67,4%). Trong khi đó, các nhóm thức ăn còn lại có tần suất bắt gặp thấp hơn hẳn, với tần suất bắt gặp ở nhóm thức ăn bộ Có vảy (Squamata) (18,6%), hai nhóm bộ Cánh cứng (Coleoptera) và nhóm ấu trùng côn trùng cùng có tần suất bắt gặp là 14%, bộ Cánh da (Dermaptera) (11,6%), bộ Rết (Scolopendromorpha) (9,3%), bộ Nhện (Araneae) và nhóm thức ăn khác có tần suất 7%, bộ Chân đều (Isopoda) (4,7%), và ba nhóm có tần suất bắt gặp thấp nhất chỉ với 2,3% là bộ Cuốn chiếu (Polydesmida), bộ Cánh nửa (Hemiptera) và bộ Mắt ở đỉnh (Styllommatophora). Ngoài ra, ghi nhận 1/43 (chiếm 2,3%) có chứa lá cây.

Thảo luận

Kết quả trên cho thấy có sự tương đồng trong tần suất bắt gặp các nhóm thức ăn giữa bốn loài Thằn lằn chân ngắn. Nhóm thức ăn bộ Cánh đều (Blattodea) có tần suất bắt gặp chiếm ưu thế hơn hẳn so các nhóm còn lại. Bốn nhóm thức ăn chung giữa bốn loài (Blattodea, Dermaptera, Ấu trùng côn trùng và Squamata) đều có tần suất bắt gặp cao. Các nhóm còn lại có tần suất bắt gặp khác nhau giữa các loài Thằn lằn chân ngắn. Trong đó, loài L. angeli

có tần suất bắt gặp cao ở hai nhóm thức ăn bộ Rết (Scolopendromopha) (18,8%) và bộ Chân đều (Isopoda) (18,8%); loài L. bowringii có tần suất bắt gặp cao ở bộ Nhện (Araneae) (34,8%) và bộ Chân đều (Isopoda) (21,7%) và loài L. cf. siamensis còn có tần suất bắt gặp cao ở bộ Nhện (Araneae) (36,4%).

Một số nhóm thức ăn lại chỉ bắt gặp duy nhất ở một loài Thằn lằn chân ngắn. Ở loài L. angeli ghi nhận bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), trong khi ba loài Thằn lằn chân ngắn còn lại không ghi nhận được. Tương tự, bộ Bọ ngựa

(Mantodea) ở loài L. bowringii và bộ Cánh nửa (Hemiptera) ở loài Lygosoma

sp. Điều này có thể liên quan tới tập tính săn mồi và môi trường sống giữa các loài Thằn lằn ngắn ngắn này.

3.2.2. Phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái của thằn lằn chân ngắn (lygosoma hardwicke gray, 1827) ở vùng ven biển các tỉnh bình thuận và bà rịa vũng tàu (Trang 69 - 72)