Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái của thằn lằn chân ngắn (lygosoma hardwicke gray, 1827) ở vùng ven biển các tỉnh bình thuận và bà rịa vũng tàu (Trang 27)

4. Bố cục đề tài

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa được tiến hành vào ban ngày và ban đêm. Địa điểm khảo sát dựa trên vị trí và sinh cảnh đã biết của các loài, đồng thời khảo sát thêm ở các dạng sinh cảnh khác nhau tại khu vực nghiên cứu. Thời gian tiến hành khảo sát thực địa thu mẫu từ tháng 5 đến tháng 7 trên 19 địa điểm khác nhau. Thông tin chi tiết cho từng địa điểm khảo sát được thể hiện trong bảng 2.1.

Các mẫu vật được thu thập trực tiếp bằng tay. Tại vị trí thu mẫu, các dữ liệu liên quan được ghi nhận lại, gồm: tọa độ, độ cao, thời gian, địa điểm, sinh

cảnh, dạng địa hình, dạngmôi trường sống. Tọa độ và độ cao được xác định bằng máy định vị GPS Garmin 60CSx. Chụp ảnh mẫu vật khi mẫu còn sống để ghi nhận màu sắc tự nhiên của chúng. Hình ảnh được chụp bằng máy ảnh Nikon D3200 với ống kính Macro 105 mm.

Bảng 2.1. Thời gian và địa điểm khảo sát tại khu vực nghiên cứu.

TT Khu vực khảo sát Tỉnh Thời gian

1 Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu

28–29/5/2020 26/7/2020 2 Núi Dinh, huyện Tân Thành Bà Rịa - Vũng

Tàu

10/6/2020 20–22/6/2020 3 Núi Thị Vải, huyện Tân Thành Bà Rịa - Vũng

Tàu

23–25/6/2020 4 Chiến khu Linh Đạm, huyện Đất

Đỏ

Bà Rịa - Vũng Tàu

1–2/6/2020 5 Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc Bà Rịa - Vũng

Tàu

2–3/6/2020 6 Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc Bà Rịa - Vũng

Tàu

25/7/2020 7 Bình Châu, huyện Xuyên Mộc Bà Rịa - Vũng

Tàu

4/6/2020

8 Thị xã La Gi Bình Thuận 4/6/2020

9 Núi Tà Kóu, huyện Hàm Thuận Nam

Bình Thuận 30/5/2020 10 Thuận Quí, huyện Hàm Thuận

Nam

Bình Thuận 31/5/2020 11 Tân Thành, huyện Hàm Thuận

Nam

Bình Thuận 31/5/2020

12 Phú Hài, Phan Thiết Bình Thuận 8–9/62020

13 Mũi Né, Phan Thiết Bình Thuận 30/6/2020

14 Hòn Rơm, Phan Thiết Bình Thuận 29/6/2020

15 Hồng Phong, Phan Thiết Bình Thuận 28/6/2020

16 Mũi Yến, Phan Thiết Bình Thuận 27/6/2020

30/6/2020 18 Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong Bình Thuận 6/6/2020 19 Xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong Bình Thuận 5/6/2020

Sau khi thu thập và chụp ảnh, mẫu được làm chết ngay trên thực địa bằng cồn 90o để giữ nguyên thức ăn trong dạ dày, sau đó gắn nhãn cho từng mẫu vật với số hiệu ITBCZ (Institute of Tropical Biology Zoology Collection). Mỗi mẫu vật được gắn một nhãn riêng, buộc vào chân sau bên trái hoặc bụng. Mẫu mô từ cơ hoặc gan được tách riêng để phân tích trình tự DNA sau này. Mẫu vật được định hình trong foc-mol 5% trong 24 giờ, sau đó rửa sạch bằng nước và lưu trữ lâu dài trong cồn 70o [44].

2.2.2. Phân tích đặc điểm hình thái và định danh

Định danh và mô tả các loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma dựa vào đặc điểm hình thái theo các tài liệu Geissler và cs. (2011) [20], Gray (1939) [22], Siller và cs. (2018) [36], Smith (1921) [39], Smith (1935) [40], Taylor (1962) [42], Ziegler và cs. (2007) [45]. Các chỉ số đếm và chỉ số đo được quan sát dưới kính hiển vi soi nổi có độ phóng đại 7X-45X (Akeiyo, Hong Kong) và sử dụng thước kẹp điện tử (Exploit 150 mm, China) với độ chính xác 0,1 mm.

Các chỉ số đo (đơn vị tính mm) bao gồm: SVL: dài mõm-hậu môn (đo từ mút mõm đến khe hậu môn); AGD: dài mình (đo từ nách đến bẹn); TL: dài đuôi (đo từ khe hậu môn đến mút đuôi); HL: dài đầu (đo từ mút mõm đến mép trước của lỗ tai); HW: rộng đầu (đo tại vị trí khớp xương hàm); HD: cao đầu (đo tại vị trí đo rộng đầu); ED: đường kính mắt (đo theo chiều ngang); END: dài mắt-mũi (đo từ mép trước mắt đến mép sau của mũi); SNL: chiều dài mõm (đo từ mép trước mắt đến mút mõm); IND: khoảng cách giữa hai mũi (đo từ hai mép ngoài của mũi); FLL: dài chân trước (đo từ nách chân

trước tới mút ngón thứ ba); HLL: dài chân sau (đo từ bẹn đến mút ngón thứ tư). Cách đo một số đặc điểm được thể hiện ở Hình 2.2.

Hình 2.2. Minh họa một số chỉ số đo trên loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma. AGD: dài mình, SVL: dài mõm-hậu môn, TL: dài đuôi.

Các chỉ số đếm vảy gồm: MBSR: số hàng vảy dọc quanh thân (đếm ở vị trí giữa thân); PVSR: số vảy dọc sống lưng (đếm từ sau vảy đỉnh đến vị trí đối diện hậu môn); AGSR: số vảy dọc thân (đếm ở mặt lưng tương ứng vị trí từ nách tới bẹn); V: số vảy bụng (đếm từ vảy họng đến vảy hậu môn); SCa: số vảy dưới đuôi (đếm vảy bên dưới đuôi giữa hậu môn và mút đuôi, không tính vảy ở mút đuôi); F3lam: số tấm mỏng ở ngón 3 chân trước; T4lam: số tấm mỏng dưới ngón 4 chân sau; SL: vảy môi trên; IFL: vảy môi dưới; SC: vảy trên mí; SO: vảy trên mắt; EL: vảy bờ trước hậu môn.

Một số đặc điểm vảy khác được sử dụng trong việc mô tả gồm: vảy mõm (R); vảy mũi (N); vảy trên mũi (SN); vảy trán-mũi (FN); vảy trước trán (PF); vảy trán (F); vảy trán đỉnh (FP); vảy đỉnh (P); vảy gian đỉnh (IP); vảy gáy (NU); vảy má (L); vảy thái dương (Temp); vảy cằm (M); vảy sau cằm (PM); vảy họng (C). Các kí hiệu được minh họa ở Hình 2.3.

Hình 2.3. Minh họa các vảy ở mặt trên và mặt bên đầu của Thằn lằn chân ngắn Lygosoma. Các chữ viết tắt xem ở mục 2.2.2.

Ngoài ra, sử dụng thêm các mẫu vật sẵn có từ bảo tàng để nghiên cứu hình thái và đối chiếu mẫu vật khi định danh. Hệ thống phân loại theo Uetz và cs. (2021) [52]. Tên tiếng Việt theo Nguyen và cs. (2009) [32]. Tên gọi các vảy theo Đào Văn Tiến (1979) [10] và Smith (1935) [40].

* Phân tích độ tương đồng với các khu hệ lân cận

Để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Thằn lằn chân ngắn ở khu vực nghiên cứu so với các khu hệ lân cận khác, tạm thời chia ra các khu hệ sau đây để so sánh, gồm: 1, Ninh Thuận và Khánh Hòa; 2, Nam Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông); 3, Đồng Nai; 4, Phía Tây miền Đông Nam bộ (Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh); và 5. Tây Nam bộ.

Chỉ số tương đồng SI được tính theo công thức: SI = 2C/(A+B), trong đó: C là số loài xuất hiện ở cả hai khu vực, A là số lượng loài tại khu vực A, B là số lượng loài tại khu vực B [35].

2.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái

a. Thức ăn

Mẫu vật sau khi thu sẽ được làm chết bằng cồn 90o và cố định ngay trong cồn 70o nhằm giữ nguyên thức ăn trong dạ dày của mẫu vật. Các mẫu thức ăn được lấy từ dạ dày của mẫu vật, sau đó được định danh tới Bộ.

Định loại thành phần thức ăn: Thức ăn từ dạ dày được cho vào đĩa petri có chứa nước để quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi soi nổi có độ phóng đại 7X-45X (Akeiyo, Hong Kong).

Định danh các mẫu thức ăn đến bậc phân loại Bộ, dựa vào các tài liệu Nguyễn Đức Anh và Trần Thị Thanh Bình (2006) [2], Nguyễn Viết Tùng (2006) [12], Attems (1930) [13], Inkhavilay và cs. (2019) [29], Raheem và cs. (2017) [33] và Boyko và cs. (2021) [50]. Hệ thống phân loại theo Raheem và cs. (2017) [33] và Roskov và cs. (2021) [50]. Ngoài ra, các mẫu thức ăn bị biến dạng do sự tiêu hóa của dạ dày hoặc chỉ còn các bộ phận thân, chân, cánh,… không thể định danh được xếp vào nhóm “thức ăn khác”. Nhóm ấu trùng côn trùng sẽ bao gồm tất các các dạng ấu trùng của các Bộ thuộc lớp Côn trùng.

* Tần suất bắt gặp

Tần suất bắt gặp các nhóm thức ăn (F) thể hiện mức độ bắt gặp các mẫu dạ dày có xuất hiện một loại thức ăn cụ thể, được xác định bằng công thức sau:

F = Số dạ dày chứa một nhóm thức ăn/tổng số dạ dày phân tích [8].

b. Phân bố

* Bản đồ phân bố

Trong quá trình thu thập mẫu, tọa độ các mẫu vật sẽ được ghi lại bằng máy định vị GPS Garmin 60CSx. Từ đó, xây dựng bản đồ phân bố giữa các loài dựa trên tọa độ ghi nhận được thông qua Google Maps.

Khu vực nghiên cứu sẽ chia ra làm hai dạng địa hình chính gồm dạng địa hình đồng bằng và đồi núi. Trong đó, dạng địa hình đồi núi thấp sẽ có sáu địa điểm, bao gồm địa điểm số 1, 2, 3, 4, 9 và 19 (vị trí và địa danh như hình 2.1 và bảng 2.1).

Trong quá trình khảo sát thực địa, các mẫu vật ghi nhận sẽ được phân chia theo hai dạng địa hình này, đồng thời độ cao sẽ được xác định qua máy định vị GPS Garmin 60CSx.

* Phân bố theo sinh cảnh

Sinh cảnh nơi ở khi bắt gặp các mẫu vật sẽ được ghi nhận lại, gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, đồi cát, và khu dân cư. Kết hợp với vùng phân bố để suy ra khu vực và sinh cảnh phân bố đặc trưng của từng loài.

Trong đó, dạng sinh cảnh rừng tự nhiên sẽ bao gồm các khu rừng tự nhiên trên đồng bằng và trên đồi núi thấp; dạng sinh cảnh rừng trồng bao gồm các khu vực có keo lá tràm và cao su; dạng sinh cảnh đồi cát bao gồm các khu vực cây bụi nằm trên các đụn cát, đồi cát dọc ven biển và dạng sinh cảnh khu dân cư bao gồm các dạng sinh cảnh nằm ở trong khu dân cư và phân cách với dạng sinh cảnh khác.

* Phân bố theo môi trường sống

Các dạng môi trường sống của từng mẫu vật đều được ghi chép lại, từ đó phân loại ra các dạng môi trường chính cho từng loài Thằn lằn chân ngắn. Môi trường sống tại khu vực nghiên cứu được chia thành bốn loại sau: trên mặt đất; dưới đất, cát; dưới thảm mục và dưới tảng đá. Ngoài ra, đo nhiệt độ và độ ẩm nơi ghi nhận loài bằng máy đo nhiệt độ và độ ẩm Smartsensor Ar867.

2.2.4. Xử lý số liệu

Sử dụng Microsoft Excel để phân tích các dữ liệu thống kê trong quá trình thực hiện đề tài.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. THÀNH PHẦN LOÀI

Qua các đợt khảo sát thực địa đã ghi nhận được ba loài Thằn lằn chân ngắn gồm Lygosoma angeli, L. bowringiiL. cf. siamensis và một taxon chưa xác định tên là Lygosoma sp. tại khu vực ven biển các tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Thông tin chi tiết các loài như sau:

3.1.1. Thằn lằn chân ngắn an-gen Lygosoma angeli (Smith, 1937)

Mẫu vật: ITBCZ 7037 (♂) thu ngày 1/6/2020 tại núi Linh Đạm, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu; ITBCZ 7097, 7114 (2♀), 7115, 7800 (2 con non) thu ngày 21–22/6/2020 tại núi Dinh, huyện Tân Thành. Bà Rịa - Vũng Tàu; ITBCZ 7102 (♂), 7103 (♀) thu ngày 25/6/2020 tại núi Thị Vải, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đặc điểm chung: Thằn lằn chân ngắn an-gen (L. angeli) thu ở khu vực nghiên cứucó cơ thể thuôn dài với kích thước lớn (SVL lớn nhất đạt tới 118,0 mm); chiều dài đuôi gần bằng chiều dài mõm-hậu môn; chân trước và sau ngắn, không chạm nhau khi ép sát vào thân; dưới mí mắt có các vảy lớn; 28– 30 hàng vảy quanh thân, không có gờ; 110–116 vảy dọc sống lưng; 91–96 vảy dọc thân; 109–124 vảy bụng; 93–104 vảy đuôi; vảy trên mũi chạm nhau; 2 vảy má; 4 vảy trên mắt; 5 hoặc 6 vảy trên mí mắt; vảy trán đỉnh đơn; không có vảy gáy; 7 vảy môi trên, vảy thứ 4 hoặc thứ 5 ở dưới mắt; 6 hoặc 7 vảy môi dưới; 3–5 tấm mỏng dưới ngón 3 chân trước; 5 hoặc 6 tấm mỏng dưới ngón 4 chân sau; màu sắc tự nhiên: có màu nâu nhạt ở trên, mỗi vảy có một chấm đen ở gốc, phần dưới màu nhạt hơn và đồng thời các chấm đen cũng

nhỏ hơn. Các dữ liệu hình thái của loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma angeli

được thể hiện chi tiết ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dữ liệu hình thái của loài Thằn lằn chân ngắn L. angeli. Các chữ viết tắt như ở phần phương pháp nghiên cứu, đơn vị kích thước là mm, ký hiệu “-” chỉ dữ liệu bị khuyết, SD: độ lệch chuẩn; Mean: giá trị trung bình

cộng; min-max: giá trị thấp nhất-giá trị cao nhất.

ITBCZ 7037 7097 7102 7103 7114 7115 7800 Mean±SD

Giới tính ♂ ♀ ♂ ♀ ♀ con non con non min-max

SVL 118,0 102,0 99,0 115,5 108,0 56,2 50,4 108,0±8,2 TL - 97,0 102,0 110,0 94,0 45,1 - 99,5±7,0 TL/SVL - 1,0 1,0 1,0 0,9 - - 1,0±0,1 AGD 75,1 76,4 72,2 90,9 85,0 40,7 38,1 76,4±7,8 HL 9,9 9,9 10,8 10,7 10,1 6,8 6,6 10,1±0,4 HW 7,1 6,8 7,8 6,7 7,0 4,5 4,7 7,0±0,4 HD 4,5 5,0 5,2 5,7 5,2 3,1 3,5 5,2±0,5 ED 1,8 2,2 1,8 2,1 2,2 1,2 1,3 2,1±0,2 END 2,6 2,4 2,7 2,4 2,4 1,7 1,7 2,4±0,2 SNL 3,6 3,8 3,9 3,8 4,2 2,6 2,6 3,8±0,2 IND 1,8 1,8 2,1 2,0 1,8 1,2 1,3 1,8±0,1 FLL 5,9 6,1 6,1 5,7 6,1 4,4 3,9 6,1±0,2 HLL 10,5 8,5 10,3 10,2 9,9 5,5 5,7 10,2±0,8 MBSR 28 30 30 30 30 30 30 28–30 PVSR 110 116 112 115 115 114 113 110–116 AGSR 91 96 92 96 96 92 92 91–96 V 109 119 113 124 115 117 117 109–124 F3lam 3 3 4 4 4 3 4 3–4 T4lam 6 5 5 5 6 6 6 5–6 SCa - 98 104 93 - 101 - 93–104 CP 6 6 6 6 6 6 6 6 SO 4 4 4 4 4 4 4 4 Temp 1+2 1+2 1+2 1+2 1+2 1+2 1+2 1+2 SC 5 6 6 5 5 5 5 5–6 L 2 2 2 2 2 2 2 2 SL 7 7 7 7 7 7 7 7 IFL 6 6 6 6 6 6 6 6

Mô tả chi tiết: dựa trên mẫu vật ITBCZ 7037 (Hình 3.1). Con đực trưởng thành, kích thước lớn với chiều dài từ mõm đến hậu môn SVL = 118

mm; mõm ngắn; mí mắt dưới có các vảy lớn; chân trước và sau ngắn, không chạm nhau khi ép sát vào thân; đuôi tái sinh.

Hình 3.1. Thằn lằn chân ngắn an-gen (L. angeli). Mẫu vật ITBCZ 7037, con đực trưởng thành. A: toàn thân; B: mặt trên của đầu; C: mặt bên của đầu.

Đầu nhẵn, dài đầu hơn rộng đầu; vảy mõm lồi ra và có thể nhìn thấy từ phía trên, chiều rộng hơn chiều cao (rộng 2,1 mm; cao 1,3 mm); vảy trên mũi chạm với nhau, đồng thời chạm với vảy mõm, vảy trán-mũi và vảy má trước; vảy trước trán nhỏ, tách biệt nhau; có 4 vảy trên mắt; vảy trán rộng hơn một chút so với dài (rộng 2,2 mm; dài 2,0 mm); vảy trán đỉnh đơn, chạm với 3 vảy trên mắt; vảy đỉnh chạm nhau ở phía sau, ở giữa là vảy gian đỉnh; vảy gian đỉnh có 1 chấm đen ở giữa; không có vảy gáy; mũi nằm ở giữa vảy mũi; có 2

vảy má; 5 vảy trên mí mắt; 2 vảy trước mắt và 2 vảy sau mắt; vảy thái dương nhỏ, với 1 vảy hàng thứ nhất và 2 vảy hàng thứ 2; 7 vảy môi trên, vảy thứ 5 nằm dưới mắt, vảy đầu tiên rộng hơn 3 vảy tiếp theo và vảy thứ 6 lớn nhất; vảy cằm rộng gấp đôi dài (rộng 2,2 mm; dài 1,1 mm); vảy sau cằm nguyên, rộng hơn dài (rộng 2,6 mm; dài 1,2 mm); có 2 cặp vảy họng, cặp vảy họng thứ nhất chạm nhau, cặp thứ 2 không chạm nhau; lỗ tai nhỏ với 2 thùy phía trước.

Thân thuôn dài với các hàng vảy nhẵn; có 28 hàng vảy quanh thân; 110 vảy dọc sống lưng; 91 vảy dọc thân; 109 vảy bụng; ngón chân trước và sau ngắn, có số tấm mỏng dưới ngón 3 chân trước và ngón 4 chân sau lần lượt là 3 và 6 tấm mỏng; có 6 vảy trước hậu môn.

Màu sắc tự nhiên: mõm màu trắng đục, lưng có màu nâu nhạt, mặt bụng nhạt màu hơn. Mỗi vảy có một chấm đen ở phần gốc, vảy ở lưng có các chấm đen lớn hơn so với mặt bụng. Con non có các sọc màu vàng quanh thân, khi trưởng thành sẽ không còn nữa. Một số dạng màu sắc khác nhau ở mẫu trưởng thành và con non như Hình 3.2.

A. ITBCZ 7097, con cái trưởng thành. D. ITBCZ 7114, con cái trưởng thành.

C. ITBCZ 7013, con cái trưởng thành. F. ITBCZ 7800, con non. Hình 3.2. Một số hình ảnh của loài Thằn lằn chân ngắn an-gen (L. angeli).

Thảo luận

Các đặc điểm hình thái phân loại từ các mẫu thu ở núi Thị Vải, núi Dinh và núi Linh Đạm cơ bản phù hợp với mô tả về loài L. angeli từ những tác giả trước. Theo mô tả gốc của Smith (1937) [41] và bản mô tả bổ sung của Geissler và cs. (2011) [20], loài Thằn lằn chân ngắn L. angeli có SVL = 77,5– 112,3 mm, AGD = 55,8–85,4 mm, 30 hàng vảy quanh thân, 107–115 vảy dọc sống lưng, 112–123 vảy bụng.

Trong bản mô tả gốc, Smith mô tả lỗ tai chỉ là một chấm nhỏ, các mẫu vật thu được có thêm 2 thùy nhỏ ở lỗ tai, đặc điểm này hoàn toàn trùng khớp với bản mô tả bổ sung của Geissler và cs. (2011) [20]. Ngoài ra, các mẫu vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái của thằn lằn chân ngắn (lygosoma hardwicke gray, 1827) ở vùng ven biển các tỉnh bình thuận và bà rịa vũng tàu (Trang 27)