Các chỉ định thay lại khớp háng khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay lại khớp háng. (Trang 33 - 35)

Trật khớp háng tái diễn: là hiện tượng khớp háng nhân tạo trật khớp tái diễn nhiều lần.

- Nguyên nhân:

Hình 1.18. Hình ảnh trật khớp háng37

Do kỹ thuật không đặt đúng vị trí của ổ cối (nghiêng 45 độ và ra trước 20-25 độ), hậu quả bệnh nhân có thể trật khớp ra trước hoặc ra sau.

Do mất cân bằng phần mềm gây mất vững khớp háng nhân tạo.

Do sai tư thế: Bệnh nhân không tuân thủ một số động tác chống chỉ định sau mổ thay khớp háng nhu : ngồi xổm hay ngồi ghế thấp; ngồi gập ngu ời hay

háng gấp quá 90o (khớp Charnley); bắt chéo chân quá 20o hoặc dùng chân bên thay khớp làm trụ và xoay chân khi đứng...

Do mòn lớp lót ổ cối (polyethylen), làm cho khớp háng nhân tạo mất vững. - Biểu hiện: sau khi thay khớp háng bệnh nhân bị trật khớp háng nhiều lần. - Khi đã xác định đu ợc nguyên nhân của trật khớp là do sai vị trí, góc độ

của khớp nhân tạo, khi đó có chỉ định mổ lại để đặt lại khớp là tuyệt đối. Tùy thuộc nguyên nhân trật khớp háng có thể: thay lại lớp lót (nếu mòn), tăng kích cỡ chỏm hoặc cỡ chuôi nếu do bất tương xứng, thay lại ổ cối nếu ổ cối sai tư thế, hoặc xoay lại lớp lót ổ cối (gờ chống trật).

Gãy bộ phận khớp háng nhân tạo: bao gồm gãy cổ chuôi, gãy thân chuôi, vỡ chỏm, lớp lót (làm bằng ceramic). Nguyên nhân do mỏi kim loại hoặc sau một sang chấn mạnh dẫn đến hậu quả gãy bộ phận khớp (xương không gãy).

- Biểu hiện: bệnh nhân sau thay khớp háng đi lại bình thường. Sau chấn thương bệnh nhân thấy đau khớp háng, không đi lại được, biến dạng đùi, trục chi.

Hình 1.19. Hình ảnh gãy chuôi khớp háng38

- Điều trị: tùy thuộc loại tổn thương mà thay lại bộ phận hay toàn bộ khớp háng nhân tạo.

 Ngoài ra thay lại khớp háng trong các trường hợp:

- Đau khớp háng nhân tạo gây ra bởi phản ứng với mảnh vỡ kim loại. Đây là phản ứng viêm vô khuẩn của mô mềm quanh khớp với mảnh vỡ kim loại hình thành từ chuyển động giữa hai bề mặt khớp kim loại. Bệnh nhân thường đau khớp háng, lan sang mấu chuyển lớn hoặc xuống đùi, có thể thấy tiếng lục cục khi vận động, cứng khớp, giảm biên độ vận động khớp,

yếu cơ giạng, thậm chí có thể phát ban do phản ứng với ion kim loại. Xét nghiệm máu thấy nồng độ ion kim loại tăng >7µg/L. Chụp MRI thấy hình ảnh các nang nhỏ hoặc các khối lớn trong mô mềm (viêm giả u).

- Đau do cỡ ổ cối to quá chờm ra ngoài ổ cối gây tỳ vào khối cơ chậu hông mấu chuyển, cơ thắt lưng chậu.

- Do kỹ thuật: sai kích cỡ khớp háng như chỏm khớp bán phần to hơn, sai kích cỡ chỏm trong thay khớp háng toàn phần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay lại khớp háng. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w