Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn học phần văn hóa ẩm thực vai trò ẩm thực đường phố hà nội trong phát triển du lịch việt nam (Trang 27 - 29)

Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thực phẩm phong phú, đa dạng, có thể là thức ăn, nước uống; thậm chí còn bao hàm cả những dạng thuốc bổ sung chất cho cơ thể.

Tuy nhiên, vấn nạn lớn con người đang phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến và sản xuất. Chính vì vậy, An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn, nhức nhối trong xã hội, đặc biệt là an toàn thực phẩm đường phố Hà Nội khi càng ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn và kém chất lượng. Do đó từng cá nhân, tổ chức cần phải có trách nhiệm cụ thể để đảm bảo an toàn thực phẩm cho chính bản thân cũng như gia đình và xã hội.

Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.

Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Cơ chế – chính sách; kinh tế – xã hội ; Khoa học – công nghệ cũng như hành động từ phía: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.

(1) Về phía Nhà nước

Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật: Quy định có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho phù hợp với tình hình đất nước, Khắc phục tình trạng chồng chéo; đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm.

Cơ quan chức năng cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán

Bên cạnh đó, cần đề ra những chính sách nhằm ngăn chặn các sản thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.

Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến,…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

(2) Về phía Nhà sản xuất

Các cơ sở sản xuất, cơ sở buôn bán chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.

Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.

(3) Về phía người tiêu dùng

Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm.Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong

việc lựa chọn thực phẩm.Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

Hiện nay việc xin “giấy phép an toàn thực phẩm” là điều kiện bắt buộc phải có đối với những đối tượng phải xin giấy phép; Nếu cơ sở, doanh nghiệp, cơ sở buôn bán chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi nhưng chưa có giấy chứng nhận này cần phải bổ sung gấp.

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn học phần văn hóa ẩm thực vai trò ẩm thực đường phố hà nội trong phát triển du lịch việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)