Giải pháp tuyên truyền, quảng bá

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn học phần văn hóa ẩm thực vai trò ẩm thực đường phố hà nội trong phát triển du lịch việt nam (Trang 30 - 42)

Ẩm thực đường phố Hà Nội là tiềm năng lớn về phát triển du lịch văn hoá ẩm thực. Việc tăng cường hoạt động marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội phải được chú trọng. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, cơ quan quản lí nhà nước địa phương về du lịch phải tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền về du lịch ẩm thực một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức, phải tập trung xây dựng về chiều rộng, chiều sâu, cũng như ngắn hạn và dài hạn với các chương trình và nội dung cụ thể:

Với khách du lịch quốc tế: Cùng Tổng cục Du lịch, các cơ quan trung ương, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội kết hợp với các lực lượng truyền thông trong nước cũng như ngoại nước quảng bá hình ảnh các món ăn đặc trưng của đường phố Hà Nội, những nét văn hoá độc đáo về ẩm thực đường phố Hà Nội đến với khách du lịch quốc tế. Đồng thời tạo ra một môi trường văn hoá.

Ví dụ như:

(1) Các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch tại nước ngoài: Hoạt động tuần lễ văn hóa Việt Nam tại nước ngoài được tổ chức thường xuyên trong thời gian qua. Trong nội dung, nhiều hoạt động được triển khai như cung cấp các ấn phẩm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, chế biến và giới thiệu các món ăn của Việt Nam.

(2) Các hội chợ triển lãm: Tại các hội chợ triển lãm, ban tổ chức đã giới thiệu các món ăn tiêu biểu thông qua chế biến trực tiếp và tạo cơ hội cho khách du lịch thưởng thức. Ở đây, có khi việc xúc tiến các món ăn chỉ được thực hiện qua các ấn phẩm bằng tranh ảnh hoặc các đoạn video clip.

(3) Các kênh truyền hình quốc tế: Các phim phóng sự hoặc các đoạn phim quảng cáo được ngành du lịch đầu tư để tổ chức đưa lên các kênh truyền hình quốc tế với nội dung đề cập đến nhiều thông tin, trong đó hình ảnh về các món ăn của Việt Nam cũng được đăng tải.

Trong nước: Sở Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ sở thông tin đại chúng của Đảng và nhà nước, các đài phát thanh truyền hình, hệ thống báo chí, các

cơ quan tuyên truyền, phổ biến tới các khách du lịch trong và ngoài nước những nét văn hoá ẩm thực đặc trưng riêng có tại đường phố Hà Nội giúp cho khách du lịch có những sự tò mò muốn khám phá đường phố Hà Nội để thưởng thức những món ăn này. Cần tăng cường thông tin, đa dạng thông tin về các món ăn, các bài viết về văn hoá ẩm thực, các phóng sự về cách thức chế biến món ăn truyền thống của người dân phố cổ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời kích thích nhu cầu ăn uống của khách du lịch.

Đa dạng hoá hình thức quảng cáo: In sách giới thiệu các món ăn của Phố cổ như cuốn : “Những món ngon” của tác giả Vũ Bằng, viết tạp chí, hướng dẫn, bản đồ du lịch, lập các trang web về ẩm thực... Xây dựng các áp phích, catologe quảng cáo món ăn đường phố Hà Nội trên các tuyến phố nội thành như khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám... Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng khách du lịch.

Có chính sách hỗ trợ và phối hợp với các sở, ngành, thành phố Hà Nội trong việc triển khai các chuỗi sự kiện kết hợp với phát triển du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội. Coi trọng việc tuyên truyền và quảng bá du lịch ẩm thực, những nét văn hoá ẩm thực độc đáo của Hà Nội cho cộng đồng, những người dân địa phương, khách du lịch nội địa và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng việc lập các website để quảng bá hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện phương thức rõ ràng, minh bạch trong quảng cáo Internet lôi cuốn du khách trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Nghệ thuật ẩm thực là một nét đẹp,một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam để giới thiệu với du khách quốc tế. Du lịch văn hóa trong đó có du lịch văn hóa ẩm thực không chỉ giúp nâng cao hình ảnh, nếp sống mà còn góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia.Từ đó so sánh với các đối thủ trong và ngoài khu vực nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn của ngành du lịch Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay, du lịch ẩm thực vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam, và các công ty hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa có hướng đi hay mô hình cụ thể. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm , quản lý chất lượng cũng là một trở ngại lớn cho các cấp, ngành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Vì vậy, nhóm thực hiện đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu vai trò ẩm thực đường phố Hà Nội trong phát triển du lịch”. Nghiên cứu này đã hoàn thành được mục tiêu đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch văn hoá ẩm thực đường phố Hà Nội. Bằng việc sử dụng các phương pháp khảo sát, logic, các phương pháp thống kê, so sánh, đánh giá, phân tích số liệu và các thông tin thực tế một cách có hệ thống cho thấy thực trạng phát triển du lịch văn hoá ẩm thực đường phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội có quy hoạch về vấn đề phát triển du lịch văn hoá ẩm thực Hà Nội, tháng 9/2014 Hà Nội đã mở thêm tuyến phố ẩm thực được kết nối với chợ đêm Hàng Đào– Đồng Xuân tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Qua đó cho thấy Hà Nội đã chú trọng đến việc dùng văn hoá ẩm thực để thu hút khách du lịch. Tuy món ăn Việt được ưa chuộng, nhưng ngành du lịch chưa khai thác hết nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam vào hoạt động du lịch nhằm thu hút khách như ngành du lịch của một số quốc gia đã làm. Tuy rằng có quy hoạch từ các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội nhưng quy hoạch lại không được phép mở rộng do diện tích nhỏ, từ đó làm hạn chế về quy mô và số lượng cửa hàng.

Nghiên cứu khoa học đã đưa ra những giải pháptăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển và đa dạng sản phẩm ăn uống cho khách du lịch và giải pháp tuyên truyền, quảng bá ẩm thực đường phố Hà Nội, nâng cao ý thức của người dân kinh doanh tại các khu ẩm thực và những kiến nghị với Tổng cục Du lịch,

UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng, công ty du lịch để phát triển du lịch văn hoá ẩm thực đường phố Hà Nội.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thị Hoàn đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học này. Trên đây là bài nghiên cứu khoa học của nhóm em, do kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và các bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Đức Minh (2008), Tổng quan du lịch, NXB Thống Kê.

2. Trịnh Xuân Dũng (2011), Một số vấn đề về ẩm thực và phát triển du lịch tại Việt Nam, Bài báo đăng 16/5/2011 tại web Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

3. Ngô Đức Thịnh, Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

4. Võ Văn Thành, Một số vấn đề về văn hoá du lịch, NXB Văn hoá - Văn nghệ 5. Nguyễn Phạm Hùng, Văn hoá du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

* Các website: http://www.itdr.org.vn http://www.vietnamtourism.gov.vn http://www.gso.gov.vn. http://www.saigonact.edu.vn http://www.vista.net.vn http://sovhttdl.hanoi.gov.vn/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Ảnh các món ăn nổi tiếng của ẩm thực đường phố Hà Nội

Kem Tràng Tiền

Bún chả

Phố nướng Gầm Cầu

Phụ lục 2

Bảng 2 Một số thị trường khách đến Hà Nội năm 2013- 2014

TT Thị trường Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+/- % 1 Quốc tế 2.580.900 3.000.000 419.100 116,24 1.1 Châu Á – TBD 1.392.770 1.574.891 182.121 113 1.1.1 Bắc và Đông Bắc Á 833.985 1.002.72 -733.713 88 Nhật 185.680 256.293 70.613 138 Hàn quốc 135.953 233.910 97.975 172,07 Trung Quốc 395.709 395.972 263 100,06 Đài Loan 106.747 107.127 380 100,35 Bắc Triều Tiên 8.081 7.276 - 805 90 Hồng Kông 1.420 1.790 370 126,05 Mông Cổ 395 344 - 51 87,1 1.1.2 Đông Nam Á 549.284 561.166 11.882 102,2 Thái Lan 88.045 89.865 1.802 102 Malaysia 95.049 96.477 1.428 101,5 Singapore 109.517 111.064 1.547 101,4 Indonesia 3.225 3.634 409 112,7 Lào 92.971 93.740 769 100,83 Campuchia 156.054 161.221 5.167 103,3 Miama 269 428 159 159,1 Philipin 3.930 4.413 483 112,3

Brunei 224 324 100 144,64 1.1.3 Trung – Tây Nam Á 9.501 11.013 1.512 115,9

Ấn độ 4.603 5.052 449 109,75 Apganistan 786 908 122 115,5 Bangladesh 535 607 72 113,46 Pakistan 389 473 84 121,6 Iran 333 463 130 139 Srilanca 353 499 146 141,4 Tajikistan 2.173 2.516 343 115,8 Khác( Nepa, Btan, Maldive) 329 495 166 150,45 1.2 Châu Âu 599.031 739.391 140.360 123,43 Pháp 90.274 124.965 34.691 138,43 Đức 48.788 63.412 14.624 130

Tây Ban Nha 22.099 30.836 8.737 139,53

Anh 99.252 106.041 6.789 106,84 Hà Lan 24.606 28.043 3.437 114 Bỉ 29.492 34.599 5.107 117,3 Thụy Sỹ 29.005 34.924 5.919 120,4 Áo 4.416 6.159 1.743 139,5 Italia 30.039 40.064 10.025 133,4 Israel 7.680 9.883 2.203 128,7 Đan Mạch 21.173 27.496 6.323 129,9 Thụy Điển 29.227 39.766 10.539 136,06

Phần Lan 3.896 6.055 2.159 155,4 Nauy 5.292 7.029 1.737 132,8 Nga 149.590 173.837 24.247 116,2 Hung gari 2.735 3.892 1.157 142,3 Balan 1.099 1.905 806 173,4 Slovenia 368 485 117 131,8 1.3 Châu Mỹ 295.581 350.069 90.488 134,86 Canada 98.070 98.589 519 100,53 Mỹ 126.567 162.458 35.891 128,36 Brazil 23.702 25.790 2.088 108,8 Chi lê 19.665 31.010 11.345 157,7 Mêhicô 22.669 26.899 4.230 118,66 Cuba 4.908 5.323 415 108,45 1.4 Châu Phi 4.622 1.800 - 2.822 38,9 1.5 Châu Úc 200.707 181.495 - 19.212 90,4 Úc 160.787 139.362 -21.425 86,67 New Dilan 39.920 42.133 2.213 105,5 1.6 Việt Kiều 290.486 152.354 -138.132 52,45 2 Nội địa 13.997.800 15.500.000 1.502.200 110,7 (Nguồn: sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn học phần văn hóa ẩm thực vai trò ẩm thực đường phố hà nội trong phát triển du lịch việt nam (Trang 30 - 42)