Khảo sát về nhu cầu/mong muốn của NTD về sản phẩm

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỀ TÀI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA CHUA CAM SẢ (Trang 25)

2.1.1. Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu tâm lý, nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng ở độ tuổi từ dưới 18 đến 50 tuổi, giới tính (nam/nữ), các môi trường làm việc và sinh sống của họ. Nhằm tìm ra khách hàng mục tiêu và hương vị cho sản phẩm phù hợp với kế hoạch của nhóm và thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời khảo sát thu nhập để từ đó định giá cho sản phẩm. Căn cứ vào kết quả khảo sát, nhóm sẽ chọn ra một ý tưởng sản phẩm khả thi nhất và phù hợp nhất để hoàn thiện, phát triển tốt hơn nữa nhằm đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.

2.1.2. Phương pháp tiến hành:

 Đối tượng: Nam/Nữ từ 15-50 tuổi.

Lý do: Vì sản phẩm dễ sử dụng nên phù hợp với đại đa số NTD. Bên cạnh đó, ưu tiên độ tuổi từ dưới 18 đến 50 tuổi. Đây là độ tuổi có hiểu biết, cần quan tâm nhiều đến sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa, khả năng tài chính ổn định nên mức giá nhà sản xuất đưa ra là phù hợp. Vì thế, hướng vào đối tượng tiêu dùng này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

 Số lượng: Khảo sát 100 đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau.

 Khu vực khảo sát: tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

 Hình thức: Nhóm đã thiết lập một bảng câu hỏi để thực hiện cuộc khảo sát online. Phương pháp khảo sát này giúp mang lại tính khách quan cao, dễ thực hiện và ít tốn thời gian.

 Phương pháp xử lý số liệu: Dùng google biểu mẫu để thống kê kết quả và vẽ biểu đồ.

 Nội dung phiếu khảo sát:

Họ và tên của bạn là? ... ... Giới tính của bạn là: Nam Nữ

Không muốn nêu cụ thể

Độ tuổi của bạn là?

Dưới 18 tuổi Từ 18-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Trên 35 tuổi

Nghề nghiệp của bạn là?

Học sinh Sinh viên

Nhân viên văn phòng Lao động phổ thông Khác Thu nhập hàng tháng của bạn là? Chưa tự chủ tài chính Dưới 1 triệu Từ 1-5 triệu Từ 5-10 triệu Trên 10 triệu

Bạn đã từng thử qua các sản phẩm từ sữa chua chưa?

Đã từng Chưa bao giờ

Tần suất sử dụng các sản phẩm sữa chua:

Ít hơn 1 lần/tuần Từ 1-3 lần/tuần Từ 3-5 lần/tuần Sử dụng mỗi ngày

Vì sao bạn lựa chọn sản phẩm sữa chua để sử dụng?

Tốt cho sức khỏe Theo thói quen Giảm cân Tốt cho da

Có hương vị ngon

Bạn thường mua các sản phẩm sữa chua ở đâu?

Chợ

Cửa hàng tạp hóa Cửa hàng tiện lợi Siêu thị

Khác

Bạn thích ăn sữa chua kết hợp với loại trái cây nào?

Xoài Cam Đào

Bạn đã sử dụng qua sản phẩm từ Cam Sả chưa? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Bạn có muốn thưởng thức sản phẩm mới từ sữa chua Cam sả không?

Muốn Rất muốn Không hẳn

Bạn quan tâm đến vấn đề gì từ sản phẩm SỮA CHUA CAM SẢ?

Màu sắc Mùi vị

Giá trị dinh dưỡng Giá cả

Bao bì Tính tiện lợi Khác

Bạn muốn sản phẩm SỮA CHUA CAM SẢ được đựng trong bao bì dạng gì?

Hũ thủy tinh Hộp nhựa HIPS Khác

Bạn muốn sản phẩm SỮA CHUA CAM SẢ đóng gói với khối lượng là bao nhiêu?

100g/hộp 150g/hộp 200g/hộp Khác

Bạn có thể trả bao nhiêu tiền cho một hộp sữa chua?

Dưới 10.000 đồng Từ 10.000-15.000 đồng Trên 15.000 đồng Khác

Bạn có đóng góp gì cho sản phẩm mới này của chúng tôi hay không? (Sữa chua cam sả dạng ăn) ... ... 1. 1.1. 1.2. 2.1.3. Kết quả khảo sát: 1. Độ tuổi của bạn?

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện độ tuổi của người tiêu dùng

Qua khảo sát 100 người ta thấy phần lớn độ tuổi từ 18 – 25 tuổi chiếm cao nhất (50%) chứng tỏ giới trẻ rất yêu thích sản phẩm này, tiếp theo là độ tuổi từ 26 – 35 chiếm 29% khi khả năng tài chính ổn định người trưởng thành dần quan tâm vấn đề sức khỏe hơn, trên 35 tuổi chiếm 15% và thấp nhất là 15 – 18 tuổi chiếm 6%.

Từ tỷ lệ trên cho ta thấy được từ độ tuổi 18 đến ngoài 35 tuổi, người tiêu dùng có một số kiến thức nhất định về sản phẩm, nhu cầu tài chính ổn định, quan tâm đến sức khỏe nhiều, cũng như là mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm nhiều hơn. Đây sẽ là độ tuổi mà sản phẩm sữa chua cam sả chú trọng và nhắm đến.

2. Nghề nghiệp hiện tại của bạn?

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của người tiêu dùng

Trong 100 người khảo sát có 48% là sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất, 26% là nhân viên văn phòng, 12% là lao động phổ thông còn lại là các ngành nghề khác chiếm tỉ lệ thấp nhất.

Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện thu nhập hàng tháng của người tiêu dùng

Thu nhập hàng tháng của 100 người khảo sát được có: 31% người có thu nhập chưa tự chủ tài chính chiếm tỉ lệ cao nhất., 26% người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu, 21% người có thu nhập từ 1 đến 5 triệu, 12% người có thu nhập trên 10 triệu và thấp nhất là người có thu nhập dưới 1 triệu chiếm 10%

 Từ mức thu nhập này, ta có thể dễ dàng định giá cho sản phẩm. Giá thành không được quá cao để đảm bảo đối tượng thu nhập thấp có thể mua, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và đầy đủ dinh dưỡng.

4. Bạn đã từng thử qua các sản phẩm sữa chua chưa?

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện việc đã sử dụng sữa chua của người tiêu dùng

100 người khảo sát có 99% người tiêu dùng đã nghe đến sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm sữa chua.

 Nhìn chung, sản phẩm sữa chua không còn xa lạ với người tiêu dùng. Họ đã từng dùng qua sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc tiếp cận sản phẩm sẽ đơn giản hơn một sản phẩm hoàn toàn mới. Đây là một lợi thế cho dự án của nhóm.

Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng sữa chua

Dựa vào kết quả cho thấy đa số có 40% người tiêu dùng sử dụng sản phẩm từ 1-3 lần/tuần, 39% sử dụng ít hơn 1 lần/tuần, 20% sử dụng từ 3-5 lần/tuần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhìn chung, sử dụng sản phẩm gần như là thói quen đối với một bộ phận người tiêu dùng. Chúng ta sẽ có lợi thế vì không phải lo sản phẩm sẽ quá mới lạ, khó thu hút người tiêu dùng. Nhưng mặt khác, chúng ta cần lưu ý sản phẩm phải độc đáo, không được trùng lặp sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Có như thế sản phẩm mới được người tiêu dùng đón nhận

6. Vì sao bạn lại chọn sản phẩm sữa chua để sử dụng?

Hình 2.11 Biểu đồ thể hiện lí do chọn sản phẩm sữa chua để sử dụng của người tiêu dùng

Dựa và kết quả trên ta thấy có tới 54% (chiếm tỉ lệ cao nhất) bộ phận người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vì họ quan tâm đến sức khỏe, 51% người sử dụng vì nó có hương vị ngon, 44% người sử dụng theo thói quen, 29% người sử dụng với lí do giảm cân và thấp nhất là 25% người sử dụng vì sản phẩm tốt cho da

 Tóm lại, đây là một sản phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng như hương vị hấp dẫn phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Đặc biệt khi bổ sung thêm vị cam sả không những tạo sự mới mới lạ trong khẩu vị người tiêu dùng mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiêt yếu từ cam sả đáp ứng được

mong muốn của người tiêu dùng.

7. Bạn thường mua các sản phẩm sữa chua ở đâu?

Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện nơi mua sản phẩm sữa chua của người tiêu dùng

Qua biểu đồ trên ta thấy, cửa hàng tạp hóa là địa điểm được khách hàng lựa chọn nhiều nhất với 32%, vì đây là nơi thuận tiện tính tiền nhanh cũng như là giá cả bình ổn. Tuy nhiên, siêu thị cũng được người tiêu dùng lựa chọn khá nhiều với 31% do siêu thị nhập sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tạo sự an tâm đối với người tiêu dùng, tiếp theo là 28% người tiêu dùng mua sản phẩm ở các cửa hàng tiện lợi. Chợ được người tiêu dùng lựa chọn mua ít nhất với 9%.

 Từ kết quả của khảo sát, ta có thể dễ dàng biết được địa điểm người tiêu dùng tin chọn để mua sản phẩm. Qua đó ta thuận tiện quyết định kênh phân phối cho sản phẩm.

8. Bạn thích ăn sữa chua kết hợp với loại trái cây nào?

Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện loại trái cây người tiêu dùng muốn thử

Qua biểu đồ trên hầu hết người tiêu dùng quan tâm đến Cam chiếm đến 71%, tiếp theo là xoài chiếm 19% và thấp nhất là đào chiếm 10%.

Kết quả trên giúp cho nhóm dự án biết được hương vị mà người tiêu dùng muốn thử.

 Từ đó nhóm dự án sẽ đưa ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng.

9. Bạn đã sử dụng qua sản phẩm từ CAM SẢ chưa?

Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện mức độ người tiêu dùng biết đến sản phẩm từ Cam Sả

Theo biểu đồ, có tới 53% người tiêu dùng chưa bao giờ thử qua các sản phẩm từ Cam Sả, 41% người tiêu dùng thì biết đến và thỉnh thoảng có sử dụng qua một vài sản phẩm từ Cam Sả và nhóm người thường xuyên sử dụng cam sả chiếm tỉ lệ thấp nhất 6%

 Nhìn chung, số lượng người tiêu dùng biết đến cam sả rất ít. Việc nhóm dự án kết hợp cam sả vào sữa chua là hoàn toàn hợp lí vì ko chỉ mang lại dinh dưỡng mà còn đáp ứng được hương vị mới lạ cho người tiêu dùng, tránh sự nhàm chán về mùi vị của các loại sữa chua cùng loại trên thị trường.

10. Bạn có muốn hưởng thức hương vị mới từ sữa chua Cam sả không?

Hình 2.15 Biểu đồ thể hiện mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới

Thông qua kết quả thu nhận được, tỉ lệ người tiêu dùng mong muốn thưởng thức hương vị mới từ sữa chua cam sả chiếm tỉ lệ cao nhất 51% và nhóm người không hẳn thích hương vị cam sả chiếm tỉ lệ thấp nhất là 10%.

 Mặc dù đây là một sản phẩm mới nhưng với kết quả thu được, người tiêu dùng thật sự quan tâm đến sản phẩm. Kết quả trên cho thấy nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng rất quan tâm đến sản phẩm không những có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn mang lại hương vị mới lạ, tránh nhàm chán với các sản phẩm cùng loại đã có trên thị trường. Đây cũng là định hướng mà nhóm đang hướng

đến.

11. Bạn quan tâm đến vấn đề gì của sản phẩm SỮA CHUA CAM SẢ?

Hình 2.16 Biểu đồ thể hiện mức quan tâm của người tiêu dùng về sản phẩm

Đối với người tiêu dùng khi sử dụng một sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới thì chất lượng luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy giá trị dinh dưỡng luôn là tiêu chí hàng đầu quyết định việc lựa chọn sản phẩm. Tiếp đến là giá thành sản phẩm, do người tiêu dùng thuộc các độ tuổi và lĩnh vực khác nhau nên họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá cả phải chăng. Mùi vị của sản phẩm cũng sẽ được người tiêu dùng rất quan tâm bởi vì cuộc sống ngày càng hiện đại, kéo theo nhu cầu của tiêu dùng sẽ ngày càng cao, vì thế việc bổ sung mùi vị vào phẩm phải đạt chuẩn trước khi tung sản phẩm ra thị trường để không làm thất vọng người tiêu dùng.

12. Bạn muốn sản phẩm SỮA CHUA CAM SẢ được đựng trong bao bì dạng gì?

Hình 2.17 Biểu đồ thể hiện loại bao bì mà người tiêu dùng muốn sử dụng

Khảo sát 100 người tiêu dùng có 77% người lựa chọn sử dụng bao bì nhựa và 23 % người lựa chọn bao bì thủy tinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Dựa vào lựa chọn của phần đông người tiêu dùng, ta dễ dàng quyết định được hình thức bao gói cho sản phẩm. Bởi lẽ sản phẩm đề cao tính tiện dụng, đẹp mắt nên người tiêu dùng cũng hứng thú với bao bì nhựa hơn bao bì thủy tinh.

Snhiêu?

Hình 2.18 Biểu đồ thể hiện khối lượng tịnh mà người tiêu dùng mong muốn

Trong 100 người khảo sát đa số có 45% người lựa chọn khối lượng 100g/hộp sữa chua, 43% người chọn 150g/hộp sữa chua và 12% người chọn 200g/hộp sữa chua. Khối lượng 100g/hộp được lựa chọn nhiều nhất.

 Từ đó xác định được khối lượng người tiêu dùng mong muốn về khối lượng của hộp sữa chua.

14. Bạn có thể trả bao nhiêu tiền cho một hộp sữa chua?

Hình 2.19 Biểu đồ thể hiện giá tiền mà người tiêu dùng trả cho một hộp sữa chua

Qua khảo sát 100 người, có tới 68% số người sẵn sàng chi trả cho một hộp sữa chua khối lượng 100g là dưới 10.000 đồng, 27% người chi từ 10.000 đồng-15.000 đồng và số ít 5% chi trên 15.000 đồng cho một hộp sữa chua.

 Qua đó cho thấy rằng tuy đây là một sản phẩm hoàn toàn mới nhưng người tiêu vẫn quan tâm đến giá cả. Thêm vào đó nếu sản phẩm đảm bảo đạt chất lượng tốt, họ đều sẵn sàng chi trả một giá tiền hợp lí nhất phù hợp với túi tiền của mình để mua dùng thử. Mặt khác qua khảo sát này, ta có thể định giá sơ bộ sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

2.2. Khảo sát sản phẩm của đối thủ cạnh trạnh

2.2.1. Mục đích khảo sát

các đối thủ cạnh tranh là một việc không thể thiếu. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng ngay từ những ngày đầu phát triển dự án. Và việc khảo sát đối thủ cạnh tranh sẽ không thể thành công khi thiếu sự hợp tác của người tiêu dùng. Bởi họ là người trực tiếp sử dụng, họ có thể dễ dàng nên lên được những ưu điểm cũng như nhược điểm của sản phẩm. Từ đó nhóm dự án nắm bắt được ưu nhược điểm về sản phẩm của đối thủ. Làm rõ các mặt hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời khắc phục những hạn chế đang có của sản phẩm, tạo ra sản phẩm tốt hơn để cạnh tranh.

2.2.2. Phương pháp tiến hành

 Hình thức khảo sát: Nhóm tiến hành nghiên cứu các công ty có sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự án. Đồng thời khảo sát người tiêu dùng về mức độ ưa thích đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

 Số lượng: khảo sát 100 đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau.

 Khu vực khảo sát: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

 Phương pháp xử lí: Thu thập và tổng hợp thành bảng (đối với thông tin của đối thủ cạnh tranh) và dùng google biểu mẫu để thống kê kết quả và vẽ biểu đồ (đối với khảo sát người tiêu dùng).

2.2.2.1 Khảo sát NTD về mức độ ưa thích sản phẩm sữa chua của đối thủ cạnh tranh

Nội dung phiếu khảo sát:

Câu hỏi: Thương hiệu sữa chua nào mà bạn thích sử dụng? (Có thể chọn nhiều đáp án)

Vinamilk TH True milk Cô gái Hà Lan Ba Vì

Dalat milk Khác

Kết quả cho thấy sản phẩm của Vinamilk được người tiêu dùng thích sử dụng nhất, tiếp đến là sản phẩm của TH True milk, Dalatmilk, Cô gái Hà Lan và cuối cùng là Ba Vì.

Ba thương hiệu trên được lựa chọn nhiều nhất là do đã thành lập lâu năm, có danh tiếng trong ngành công nghiệp sữa chua, tạo đã được niềm tin cho NTD về hương vị, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy mô cùng nguồn vốn lớn giúp họ có thể tìm hiểu và đáp ứng được mong muốn của NTD về sản phầm, công nghệ, yếu tố môi

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỀ TÀI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA CHUA CAM SẢ (Trang 25)