K Kế toán quản trị áp dụng trong tổ chức nào dưới đây:

Một phần của tài liệu ACC304 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 27 - 31)

Kế toán quản trị áp dụng trong tổ chức nào dưới đây:

a. Các doanh nghiệp

b. Các cơ quan quản lý chức năng

c. Các tổ chức nhân đạo, các hội nghề nghiệp

d. Các doanh nghiệp ; Các cơ quan quản lý chức năng; Các tổ chức nhân đạo, các hội nghề nghiệp

Vì: Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin kế toán của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để tiến hành hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức.

Vậy kế toán áp dụng trong tất cả các tổ chức có hệ thống kế toán như: Các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chức năng, các tổ chức nhân đạo, các hội nghề nghiệp

Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị thực hiện chức năng:

a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện

b. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, ra quyết định c. Kiểm tra, đánh giá

d. Ra quyết định

Vì: Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) cơ bản:

♦ Lập kế hoạch

♦ Tổ chức và điều hành hoạt động, ♦ Kiểm soát hoạt động

Kế toán quản trị được thiết kế thông tin dưới hình thức:

a. Phương trình kế toán cơ bản

b. Quan hệ so sánh giữa số liệu dự toán và số liệu kế hoạch

c. Quan hệ so sánh giữa thực tế với định hướng hoạt động, giữa chi phí lợi ích từng hoạt động. Phương trình kinh tế, tài chính, đồ thị dự báo. Cấu trúc theo từng mô hình quản lý, kiểm soát

d. Cấu trúc theo mô hình kiểm soát chi phí

Vì: Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Về giá thực tế và giá định mức, chi phí và lợi ích dưới hình thức bảng biểu, đồ thị, phương trình kinh tế tài chính và đáp ứng từng mô hình quản lý, kiểm soát.

Kế toán quản trị được xây dựng và chuẩn hóa:

a. Theo quy chế hoạt động của doanh nghiệp. b. Theo định chế tài chính doanh nghiệp.

c. Theo nhu cầu quản lý và kiểm soát nội bộ d. Theo chính sách kế toán chung

Vì:Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức. Nên được xây dựng theo nhu cầu quản lý và kiểm soát nội bộ.

Kế toán quản trị là một bộ phận kế toán:

a. Liên kết với kế toán tài chính b. Độc lập với kế toán tài chính

c. Có thể độc lập hoặc liên kết với kế toán tài chính tùy thuộc vào nhà quản trị doanh nghiệp d. Một bộ phận hay chi tiết của kế toán tài chính

Vì: Thực chất có 2 mô hình khác nhau: Độc lập, kết hợp nhưng lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc vào nhà quản trị DN

Kế toán quản trị và kế toán tài chính khác nhau ở phạm vi nào sau đây:

a. Đặc điểm thông tin và phạm vi, kỳ báo cáo thông tin

b. Đối tượng cung cấp thông tin; Đặc điểm thông tin và phạm vi, kỳ báo cáo thông tin; Tính pháp lý c. Đối tượng cung cấp thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Tính pháp lý

Vì:Kế toán quản trị và kế toán tài chính khác nhau ở các phạm vi sau: Mục đích, nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin, tính pháp lý củ kế toán, đặc điểm của thông tin, Đối tượng sử dụng thông tin, phạm vi của thông tin, kỳ báo cáo

Kế toán quản trị và kế toán tài chính giống nhau ở:

a. Cùng chia sẻ thông tin đầu vào trên chứng từ kế toán; Phản ánh quan hệ kinh tế tài chính hoạt động doanh nghiệp; Phản ánh quan hệ vật chất trách nhiệm hoạt động doanh nghiệp

b. Phản ánh quan hệ kinh tế tài chính hoạt động doanh nghiệp c. Phản ánh quan hệ vật chất trách nhiệm hoạt động doanh nghiệp d. Cùng chia sẻ thông tin đầu vào trên chứng từ kế toán

Vì: Cả 2loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán Cả 2 loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin.Cả2loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý

Kết cấu chi phí là mối quan hệ:

a. Giữa chi phí cố định và chi phí quản lý doanh nghiệp b. Giữa định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung

c. Về tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp d. Về tỷ trọng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp

Vì: Khái niệm kết cấu chi phí: Là mối quan hệ về tỷ trọng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp

Khi có sự giới hạn về một số nguồn lực trong công ty, nhà quản trị cần:

a. Tập trung vào sản phẩm mà bù đắp các khoản định phí gián tiếp trong mối quan hệ với nhân tố giới hạn

b. Tập trung vào sản phẩm có biến phí đơn vị cao

c. Tập trung vào sản phẩm có lãi trên biến phí cao nhất không có quan hệ với nhân tố giới hạn d. Tập trung vào sản phẩm có giá bán cao nhất

Vì: Do định phí gián tiếp là những khoản chi phí cố định phát sinh chung phục vụ cho hoạt động của toàn doanh nghiệp, được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Nên khi có sự giới hạn về một số nguồn lực trong công ty, nhà quản trị cần tập trung vào sản phẩm mà bù đắp các khoản định phí gián tiếp trong mối quan hệ với nhân tố giới hạn. Không nên tập trung vào sản phẩm có lãi trên biến phí cao nhất không có quan hệ với nhân tố giới hạn, cũng như sản phẩm có giá bán cao nhất.

Khi công ty có một yếu tố giới hạn, công ty nên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với: a. Giá bán cao nhất

b. Lãi trên biến phí cao nhất

c. Lãi trên biến phí đơn vị cao nhất của nhân tố giới hạn đó d. Giá bán cao nhất mỗi sản phẩm của nhân tố giới hạn đó

Vì:Lãi trên biến phí là chênh lệch giữa giá bán với chi phí biến đổi của nó.

Do đó khi yếu tố giới hạn, để thu được lợi ích cao, công ty nên sản xuất và tiêu thụ dựa trên chỉ tiêu lãi trên biến phí cao nhất của nhân tố giới hạn đó.

Khi mức độ hoạt động tăng lên hoặc giảm xuống chi phí cố định sẽ:

a. Không xác định b. Không thay đổi

c. Chỉ tăng lên d. Chỉ giảm xuống

Vì: Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Khác với chi phí biến đổi, chi phí cố định không bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động. Khi mức độ hoạt động tăng lên hoặc giảm xuống, các chi phí cố định vẫn giữ nguyên. Các chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo khuyến mãi, chi phí bảo hiểm, v.v… là những chi phí cố định.

Khi nhà quản trị chọn một phương án thay vì phương án khác, lợi ích mất đi từ phương án được lựa chọn được gọi là:

a. Chi phí chìm

b. Chi phí cơ hội c. Quyết định mua ngoài hoặc tự sản xuấtd. Chi phí thích hợp

Vì: Chi phí cơ hội là lợi ích (lợi nhuận) tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án này thay vì chọn phương án khác.

Khi phân tích chi phí kinh doanh KHÔNG sử dụng phương pháp:

a. Phương pháp so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phương pháp chọn mẫu c. Phương pháp ngoại suyd. Phương pháp thay thế

Vì: Khi nói đến phân tích chi phí là việc so sánh chi phí bao gồm những khoản nào có hợp lý không, năm sau so với năm trước, làm thế nào để giảm chi phí.... vì vậy không thể dùng phương pháp chọn mẫu để phân tích chi phí.

Khi xác định đơn giá NVL tiêu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm, để dự tính đơn giá mua thực tế và chi phí mua của một số vật liệu xuất dùng, kế toán thường căn cứ vào:

a. Giá cước phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển; Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và việc nghiên cứu giá thị trường

b. Việc nghiên cứu giá thị trường, c. Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu

d. Giá cước phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển

Vì: Khi xác định đơn giá NVL tiêu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm, căn cứ vào việc nghiên cứu giá thị trường, nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và một số điều kiện khác như giá cước phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển… để dự tính đơn giá mua thực tế và chi phí mua của một số vật liệu xuất dùng.

Khi xác định số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao định mức cho một đơn vị sản phẩm phải căn cứ vào:

a. Loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng NVL của công nhân hay máy móc thiết bị, số NVL hao hụt định mức

b. Số nhân công thuê ngoài c. Diện tích mặt bằng, kho bã

d. Loại sản phẩm đang sản xuất và những sản phẩm tiềm năng

Vì: Nguyên tắc chung: khi xác định số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao định mức cho một đơn vị sản phẩm phải căn cứ vào loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng NVL của công nhân hay máy móc thiết bị, số NVL hao hụt định mức (nếu có).

Khi xây dựng định mức biến phí sản xuất kinh doanh thường dựa vào:

a. Định mức về lượng và định mức về giá biến phí

b. Định mức về lượng thực tế và định mức về giá biến phí ước tính c. Định mức về lượng thực tế và định mức về giá biến phí thực tế d. Định mức về thời gian và định mức về giá biến phí

Vì: Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất dựa trên lượng định mức (ví dụ như số giờ lao động, số lượng nguyên liệu,… cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm) và giá định mức của mỗi nhân tố đầu vào.

=> Khi xây dựng định mức biến phí sản xuất kinh doanh thường dựa vào định mức về lượng và định mức về giá của biến phí đó.

Khi xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh thường dựa trên cơ sở:

a. Định mức lý tưởng

b. Định mức lý tưởng điều chỉnh theo tình hình thực tế c. Định mức thực tế kỳ trước

d. Định mức thực tế

Vì: Dự toán là bảng kế hoạch chi tiết, trong đó mô tả việc sử dụng các nguồn lực tài chính và kinh doanh của một kỳ nào đó trong tương lai. Do vậy, phải dựa vào định mức thực tế để xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh.

Khi xem xét quyết định đóng cửa một bộ phận, các khoản chi phí không thể tránh được là:

a. Khoản chi phí biến đổi

b. Khoản chi phí cơ hội c. Khoản chi phí chìmd. Khoản chi phí thích hợp

Vì: Chi phí chìm là chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn phương án nào.

Khoản chi phí nào sau đây là chi phí thích hợp khi ra quyết định ngắn hạn trong tương lai?

a. Chi phí cơ hội b. Chi phí chìm

c. Chi phí có thể kiểm soát được

d. Chi phí tương lai nhưng không thay đổi theo các phương án khác nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì: Chi phí cơ hội ảnh hưởng đến quyết định ngắn hạn trong tương lai

Khoản chi phí nào sau đây là không thích hợp đối với quyết định nhận hay không một đơn đặt hàng đặc biệt?

a. Chi phí NVL trực tiếp để sản xuất đơn hàng đó

b. Chi phí lao động trực tiếp để sản xuất sản phẩm cho đơn đặt hàng. c. Chi phí thuê nhà xưởng để sản xuất đơn đặt hàng

d. Chi phí sản xuất chung biến đổi sản xuất đơn đặt hàng

Vì: Thực tế việc chấp nhận đơn hàng chỉ ảnh hưởng đến các chi phí biến đổi. Mà chi phí thuê nhà xưởng là chi phí cố định.

và Nhà quản lý không cần xem xét đến khoản chi phí này khi quyết định nhận hay không nhận một đơn đặt hàng đặc biệt.

Khoản nào sau đây là thích hợp cho quá trình quyết định mua ngoài hay tự sản xuất?

a. Khoản thu nhập có được nếu thanh lý dây chuyền sản xuất b. Chi phí khấu hao thiết bị hàng năm

c. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã mua tháng trước d. Chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất ban đầu

Vì Chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất, chi phí khấu hao thiết bị và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã mua tháng trước là chi phí chìm.

Do vậy, chỉ có khoản thu nhập có được nếu thanh lý dây chuyền sản xuất sẽ được tính vào chi phí chênh lệch giữa tự sản xuất với mua ngoài để đi đến quyết định tự sản xuất hay mua ngoài.

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian:

a. Cần thiết để tập hợp, tổng hợp tính giá thành b. Một niên độ kế toán

c. Một tháng d. Một quý

Vì: kế toán quản trị tập hợp chi phí để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu ACC304 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 27 - 31)