0
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

M Một biến động cần được kiểm soát khi:

Một phần của tài liệu ACC304 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 32 -41 )

Một biến động cần được kiểm soát khi:

a. Biến động có giá trị lớn về cả số tuyệt đối và số tương đối, biến động lặp đi lặp lại liên tục và có xu hướng tăng dần theo thời gian

b. Biến động có giá trị nhỏ số tuyệt đối nhưng lớn về số tương đối c. Biến động gây ảnh hưởng đến lợi nhuận

Vì: Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có giá trị lớn về cả số tuyệt đối và số tương đối. Số tương đối của biến động cung cấp thông tin tốt hơn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát.

Tần suất xuất hiện: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mới phát sinh.

Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời gian là những biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát.

Một doanh nghiệp có tổng chi phí cố định là 340.000 , lợi nhuận mục tiêu hàng năm là 120.000, khối lượng sản xuất trong năm là 850 sản phẩm, chi phí biến đổi cho cho 1 ĐVSP là 500. Xác định tỷ lệ cộng thêm theo tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp. (ĐVT: 1000 đ)

a. 102% b. 300% c. 340,7% d. 108.2%

Vì Áp dụng công thức tính tỷ lệ cộng thêm theo chi phí biến đổi = (340.000+120.000)/(850*500)= 108.2%

Một doanh nghiệp sản xuất máy bơm, có tổng chi phí cho 1 sản phẩm là 950, lợi nhuận mục tiêu hàng năm là 120.000, khối lượng sản xuất trong năm là 820 sản phẩm. Xác định tỷ lệ cộng thêm theo tổng chi phí của doanh nghiệp. (ĐVT: 1000 đ)

a. 10,5% b. 16,2% c. 15,1% d. 15,4%

Vì: Áp dụng công thức tính tỷ lệ cộng thêm theo tổng chi phí = 120.000/(950*820)=15,4%

Một nhà quản lý sản xuất cho rằng ông ta sẽ tăng lợi ích từ việc tăng công suất làm việc của một chiếc máy. Trong trường hợp này, chi phí của việc đầu tư mua máy ban đầu sẽ là:

a. Chi phí cơ hội

b. Chi phí chìm c. Chi phí chênh lệchd. Chi phí có thể tránh được

Vì: Chi phí chìm (sunk costs) là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ.

Một sinh viên tốt nghiệp có sự lựa chọn mua một chiếc ô tô mới với giá 20.000$, hoặc đầu tư tiền với khoản lãi 12% trong 4 năm. Nếu người sinh viên này mua ô tô thì khoản chi phí cơ hội của quyết định này là:

a. 20.000$ b. 2.400$

c. Không có khoản chi phí cơ hội trong trường hợp này d. 9.600$

Vì:Chi phí cơ hội là lợi ích (lợi nhuận) tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án này thay vì chọn phương án khác. Vì vậy, chi phí cơ hội trong trường hợp này là 20.000 x 12% x 4 = 9.600$.

Mục đích của dự toán là:

a. Cung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống và đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đánh giá hiệu quả quản lý và thúc đẩy hiệu quả công việc, dự báo khó khăn tiềm ẩn b. Cung cấp thông tin về việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra

c. Đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ d. Dự báo nguồn lực của doanh nghiệp

Mức giá sàn doanh nghiệp thường sử dụng là:

a. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

b. Chi phí quản lý doanh nghiệp c. Chi phí nguyên vật liệud. Chi phí bán hàng

Vì: Về nguyên tắc, nhà quản trị sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm làm mức giá sàn (floor price) từ đó quyết định các giá bán trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Mức lợi nhuận mục tiêu của công ty Hoàn Kim đề ra trong năm 2010 là 220.000 (nđ). Tổng chi phí cố định là 50.000 và tỷ suất lãi trên biến phí là 45%. Xác định doanh thu để công ty có thể đạt được lợi nhuận mục tiêu đã đề ra?

a. 900.000 (nghìn đồng)

b. 300.000 (nghìn đồng) c. 600.000 (nghìn đồng)d. 450.000 (nghìn đồng)

Vì: Chúng ta có thể xác định mức doanh thu một cách trực tiếp bằng việc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lãi trên biến phí và công thức sau:

Doanh thu để đạt mục tiêu = (Tổng chi phí cố định + Lợi nhuận mục tiêu)/Tỷ suất lãi trên biến phí Doanh thu để đạt được lợi nhuận mục tiêu = (50.000+220.000)/45%= 600.000 (nghìn đồng)

N

Năng lực sản xuất của doanh nghiệp được đánh giá là rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép doanh nghiệp có thể khai thác công suất mức hòa vốn và do vậy khả năng đem lại lợi nhuận cao khi công suất hòa vốn (h%):

a. (h%) < 100%

b. (h%) = 100% c. (h%) > tỷ lệ số dư đảm phíd. (h%) > 100%

Vì: Nếu h% càng nhỏ hơn 100% càng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp là rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép doanh nghiệp có thể khai thác công suất mức hòa vốn và do vậy khả năng đem lại lợi nhuận cao.

Nhận định nào sau đây là đúng khi quyết định lựa chọn giữa 2 phương án?

a. Các khoản chi phí cố định không bao giờ là chi phí thích hợp

b. Các khoản chi phí biến đổi là không thích hợp khi các phương án lựa chọn có mức sản lượng khác nhau

c. Các khoản chi phí biến đổi là không thích hợp khi các phương án lựa chọn có mức sản lượng như

nhau

d. Các khoản thuế không bao giờ là chi phí thích hợp

Vì Trường hợp mức sản lượng như nhau ở các phương án thì chi phí biến đổi là chi phí không thích hợp do không có sự chênh lệch về chi phí giữa các phương án.

Nhận định nào sau đây là đúng khi xem xét quyết định chấp nhận một đơn đặt hàng đặc biệt (giá< giá bán thông thường):

a. Công ty nên xem xét đến số nguyên vật liệu tồn kho của mình

b. Công ty nên tránh những đơn đặt hàng đặc biệt vì chi phí của nó luôn vượt thu nhập c. Công ty nên xem xét tới năng lực dư thừa trong công ty

d. Công ty nên xem xét đến phản ứng của nhân viên

Vì: Nếu hãng hoạt động hết công suất, không còn năng lực nhàn rỗi nữa, cơ hội cho đơn hàng này = 0, dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ phải hủy đơn hàng này. Vì vậy trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận đơn đặt hàng đặc biệt với điều kiện phải xem xét đến năng lực dư thừa.

Nhận định nào sau đây là KHÔNG đúng về ý nghĩa của hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh

a. Là cơ sở để các cổ đông xem xét đưa ra các quyết định đầu tư

b. Là căn cứ để khai thác các khả năng tiềm tàng về nguồn lực tài chính c. Để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã dự kiến

d. Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh

Vì: Một hệ thống dự toán là tập hợp những dự toán có liên quan với nhau, bao gồm dự toán bán hàng, dự toán sản xuất, dự toán mua hàng, dự toán nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán dòng tiền

=> Một hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh không phải là cơ sở để các cổ đông xem xét đưa ra các quyết định đầu tư của mình (họ thường đưa ra quyết định đầu tư dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động có lãi hay không có lãi)

Nhân tố nào sau đây không được cho là nhân tố định tính?

a. Chi phí vận chuyển

b. Độ tin cậy của nhà cung cấp

c. Chất lượng sản phẩm d. Thời hạn giao hàng

Vì: Các đặc điểm định tính là những nhân tố không thể biểu diễn bằng các con số. Mang tính khách quan, ở đây chi phí vận chuyển mang tính định lượng (biểu thị số lượng và giá trị)

Nhân viên kế toán giải thích với giám đốc rằng biến động giá nguyên vật liệu, giá nhân công, giá chi phí biến đổi sản xuất được khuyến cáo là trách nhiệm của:

a. Bộ phận cung ứng lao động b. Bộ phận cung ứng dịch vụ c. Bộ phận cung ứng vật tư

d. Bộ phận cung ứng vật tư, cung ứng lao động và cung ứng dịch vụ

Vì: Biến động giá nguyên vật liệu: Thông thường nhà quản lý bộ phận cung ứng sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát biến động giá.

Biến động giá lao động: Biến động này thường phát sinh do việc bố trí lao động không hợp lý. Thông thường, người quản lý sản xuất đóng vai trò chính trong việc kiểm soát biến động này.

Biến động giá chi phí biến đổi sản xuất sẽ do bộ phận cung ứng dịch vụ kiểm soát

Nhân viên kế toán quản trị đã đề xuất với giám đốc rằng, để kiểm soát chi phí biến đổi, nhà quản trị cần phải:

a. Kiểm soát tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí b. Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí ở từng phạm vi

c. Kiểm soát tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí; Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí ở từng phạm vi; Kiểm soát và chọn lựa thích hợp từng mức độ hoạt động

d. Kiểm soát và chọn lựa thích hợp từng mức độ hoạt động

Vì: Chi phí biến đổi thay đổi theo mức độ hoạt động. Để kiểm soát chi phí, cần hoàn thiện định mức chi phí, kiểm soát mức độ hoạt động và tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí.

Nhân viên kế toán quản trị giải thích với giám đốc rằng biến động sản lượng sản xuất được khuyến cáo là trách nhiệm của:

a. Bộ phận dự báo thị trường b. Bộ phận sản xuất

c. Bộ phận cung ứng vật tư

d. Bộ phận cung ứng vật tư, lao động, thiết bị sản xuất

Vì: Biến động lượng nguyên liệu: Nhà quản lý sản xuất thường chịu trách nhiệm chính trong kiểm soát biến động này.

Nhân viên kế toán quản trị giải thích với giám đốc rằng biến động bất lợi về chi phí sản xuất là do:

a. Sự gia tăng chi phí thực tế so với chi phí dự toán điều chỉnh b. Tất cả các trường hợp được nêu đều đúng

c. Sự gia tăng chi phí thực tế so với chi phí định mức

d. Sự gia tăng chi phí thực tế so với chi phí dự toán điều chỉnh theo mức độ hoạt động thực tế

Vì: Biến động chung = Tổng chi phí thực tế – Tổng chi phí định mức

Nếu biến động chung > 0 (dương) tức là chi phí thực tế lớn hơn chi phí định mức – biến động bất lợi, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, chi phí lớn hơn so với định mức được lập.

Nhân viên kế toán quản trị giải thích với giám đốc rằng giá thành sản xuất sản phẩm có những ý nghĩa cơ bản sau:

a. Là thước đo giá trị b. Là một đòn bẩy kinh tế

c. Là thước đo hiệu quả sản xuất d. Dùng để tính giá bán sản phẩm

Vì: Giá thành sản xuất sản phẩm cho phép doanh nghiệp xác định được kết quả sản xuất của sản phẩm lãi hay lỗ.

Nếu căn cứ vào chức năng hoạt động, chi phí của doanh nghiệp ở lĩnh vực nào sau đây có cùng yếu tố:

a. Ngành nông nghiệp

b. Ngành y tế c. Ngành dịch vụd. Ngành công nghiệp, Ngành xây lắp, Ngành nông nghiệp

Vì:Chi phí được phân loại theo chức năng hoạt động gồm có chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Cả ba loại hình doanh nghiệp trên đều có chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

Nếu doanh nghiệp đã sử dụng hết công suất cho phép, giá tối thiểu của đơn đặt hàng cần phải:

a. Bù đắp các khoản chi phí biến đổi, chi phí sản xuất chung cố định sử dụng cho đơn đặt hàng

b. Bù đắp các khoản chi phí biến đổi, chi phí chênh lệch khi tiến hành thực hiện đơn đặt hàng, cộng với khoản lãi trên biến phí mất đi của các sản phẩm thông thường mà không được sản xuất do phải sản xuất đơn đặt hàng đặc biệt.

c. Bù đắp các khoản chi phí biến đổi sử dụng cho đơn đặt hàng

d. Bù đắp các khoản chi phí biến đổi, chi phí chênh lệch liên quan đến đơn đặt hàng

Vì:Khi doanh nghiệp đã sử dụng hết công suất, để thực hiện đơn đặt hàng này, doanh nghiệp phải hủy bỏ các đơn hàng khác, chi phí cơ hội do việc hủy bỏ các đơn hàng khác phải được đưa vào xem xét trong quá trình ra quyết định.

Vì thế, giá tối thiểu của đơn đặt hàng cần phải đủ để bù đắp các khoản chi phí biến đổi, chi phí chênh lệch khi tiến hành thực hiện đơn đặt hàng, cộng với khoản lãi trên biến phí mất đi của các sản phẩm thông thường mà không được sản xuất do phải sản xuất đơn đặt hàng đặc biệt.

Nghiệp vụ nào dưới đây phát sinh chi phí ở doanh nghiệp:

a. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

b. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, Hao hụt và mức giảm giá vật tư, tài sản sử dụng, Mức giảm tài sản do biến động giá thị trường

c. Hao hụt và mức giảm giá vật tư, tài sản sử dụng d. Mức giảm tài sản do biến động giá thị trường

Vì: chi phí phải là các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, còn mức giảm tài sản do biến động giá của thị trường không phản ánh lượng giá trị mà doanh nghiệp phải bỏ ra

Nhà máy X dùng một hệ thống chi phí định mức, trong đó tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí định mức. Nhà máy xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm như sau:

Số lượng định mức Đơn giá định mức Nguyên vật liệu trực

tiếp

10 kg 7.200 đồng/kg

Nhân công trực tiếp 2,5 giờ 24.000 đồng/giờ

Trong tháng 5, nhà máy mua 250.000 kg nguyên liệu trực tiếp với tổng giá trị là 1.900.000.000 đồng. Tổng tiền lương nhân công trực tiếp trong tháng 5 là 1.310.400.000 đồng. Trong tháng 5, nhà máy làm ra 22.000 sản phẩm, dùng hết 216.000 kg nguyên liệu trực tiếp và 56.000 giờ công lao động trực tiếp.

Biến động do đơn giá lao động trực tiếp trong tháng 5 là:

c. 28.800.000 đồng, biến động bất lợi d. 24.000.000 đồng, biến động thuận lợi

Vì:∆g = (gtt gđm) x SLtt. ∆g = (1.310.400.000/56.000 24.000) x 56.000. ∆g = 33.600.000 đồng < 0 => Biến động tốt

Nhà máy X dùng một hệ thống chi phí định mức, trong đó tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí định mức. Nhà máy xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm như sau:

Số lượng định mức Đơn giá định mức Nguyên vật liệu trực tiếp 10 kg 7.200 đồng/kg Nhân công trực tiếp 2,5 giờ 24.000 đồng/giờ

Trong tháng 5, nhà máy mua 250.000 kg nguyên liệu trực tiếp với tổng giá trị là 1.900.000.000 đồng. Tổng tiền lương nhân công trực tiếp trong tháng 5 là 1.310.400.000 đồng. Trong tháng 5, nhà máy làm ra 22.000 sản phẩm, dùng hết 216.000 kg nguyên liệu trực tiếp và 56.000 giờ công lao động trực tiếp.

Biến động do năng suất lao động trực tiếp trong tháng 5 là:

a. 23.400.000 đồng, biến động bất lợi b. 24.000.000 đồng, biến động bất lợi

c. 28.800.000 đồng, biến động thuận lợi d. 23.400.000 đồng, biến động thuận lợi

Vì: Biến động do năng suất lao động trực tiếp: ∆sl = (SLtt SLđm) x Gđm

∆sl = (56.000 – 2,5 x 22.000) x 24.000. ∆sl = 24.000.000 đồng > 0 => Biến động bất lợi

Nhà máy X dùng một hệ thống chi phí định mức, trong đó tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí định mức. Nhà máy xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm như sau:

Số lượng định mức Đơn giá định mức Nguyên vật liệu trực tiếp 10 kg 7.200 đồng/kg Nhân công trực tiếp 2,5 giờ 24.000 đồng/giờ

Trong tháng 5, nhà máy mua 250.000 kg nguyên liệu trực tiếp với tổng giá trị là 1.900.000.000 đồng. Tổng tiền lương nhân công trực tiếp trong tháng 5 là 1.310.400.000 đồng. Trong tháng 5, nhà máy làm ra 22.000 sản phẩm, dùng hết 216.000 kg nguyên liệu trực tiếp và 56.000 giờ công lao động trực tiếp.

Biến động do lượng nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng 5 là:

a. 28.800.000 đồng, biến động bất lợi

Một phần của tài liệu ACC304 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 32 -41 )

×