2.2.1. Mục đích khảo sát
Trước khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, việc tìm hiểu để nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh là một việc không thể thiếu. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng ngay từ những ngày đầu phát triển dự án. Và việc khảo sát đối thủ cạnh tranh sẽ không thể thành công khi thiếu sự hợp tác của người tiêu dùng. Bởi họ là người trực tiếp sử dụng, họ có thể dễ dàng nói lên được những ưu điểm cũng như nhược điểm của sản phẩm. Từ đó nhóm nắm bắt được ưu nhược điểm về sản phẩm của đối thủ. Làm rõ các mặt hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời khắc phục những hạn chế đang có của sản phẩm, tạo ra sản phẩm tốt hơn để cạnh tranh.
2.2.2. Phương pháp tiến hành
Hình thức khảo sát: Nhóm tiến hành nghiên cứu các công ty có sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự án. Đồng thời khảo sát người tiêu dùng về mức độ ưa thích đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Số lượng: khảo sát 100 đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Khu vực khảo sát: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Phương pháp xử lí: Thu thập và tổng hợp thành bảng (đối với thông tin của đối thủ cạnh tranh) và dùng google biểu mẫu để thống kê kết quả và vẽ biểu đồ (đối với khảo sát người tiêu dùng).
2.2.2.1. Khảo sát NTD về mức độ ưa thích sản phẩm sữa chua của đối thủ cạnh tranh
Nội dung phiếu khảo sát:
Câu hỏi: Thương hiệu sữa chua nào mà bạn thích sử dụng? Vinamilk
TH True milk Ba Vì
Đà Lạt Milk Cô gái Hà Lan Khác
Kết quả khảo sát
Hình 2. 16: Biểu đồ thể hiện thương hiệu sữa chua mà người tiêu dùng thích sử dụng
Kết quả cho thấy sản phẩm của Vinamilk được người tiêu dùng thích sử dụng nhất với 96%, tiếp đến là sản phẩm của TH True milk chiếm 86%, Dalatmilk chiếm 50%, Ba Vì chiếm 23% và cuối cùng là Cô gái Hà Lan với 13%.
Ba thương hiệu trên được lựa chọn nhiều nhất là do đã thành lập lâu năm, có danh tiếng trong ngành công nghiệp sữa chua, tạo đã được niềm tin cho NTD về hương vị, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy mô cùng nguồn vốn lớn giúp họ có thể tìm
hiểu và đáp ứng được mong muốn của NTD về sản phầm, công nghệ, yếu tố môi trường, … Sau khi xác định được 3 thương hiệu sữa chua được NTD chọn nhiều nhất ta tiến hành khảo sát cụ thể về các đối tượng này:
Các sản phẩm sữa chua của vinamilk:
Công ty/tập đoàn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
- Sữa chua ăn Vinamilk trắng: Được sản xuất theo công nghệ lên men tự nhiên với Canxi và vitamin D3 cho hệ xương chắc khỏe.
Giá: 23.584đ 23.584đ 23.584đ 23.584đ
Hình 2. 17: Sản phẩm sữa chua ăn Vinamilk trắng
- Sữa chua Vinamilk làm đẹp: Sữa chua Vinamilk Nha đam, Lựu đỏ, Dâu, Trái cây chua chua ngọt, thêm các hạt nha đam tươi ngon cùng thạch dừa giòn dai giúp thanh mát, nuôi dưỡng làn da xinh đẹp hơn mỗi ngày.
Giá : 28.424đ 34,672đ 34,672đ
Hình 2. 18Sản phẩm sữa chua Vinamilk làm đẹp
-Sữa chua Vinamilk Love Yogurt
Gía: 30.316đ 30.316đ 25.256đ 30.316đ 33.352đ
Hình 2. 19: Sản phẩm sữa chua Vinamilk Love Yogurt
Giá: 28.424đ
Hình 2. 20: Sản phẩm sữa chua Vinamilk Probi Ưu điểm:
-Về tính cạnh tranh, giá cả có thể coi là điểm mạnh của Vinamilk so với các sản phẩm của các đối thủ trong nước và ngoại nhập.
- Hiện nay, Vinamilk đã có trên 20 loại sản phẩm sữa chua khác nhau, các sản phẩm đều đạt chất lượng cao và được các tổ chức có uy tín kiểm định. Vì thế dễ dàng nhận được sự quan tâm nhiều của khách hàng
Nhược điểm:
Điểm yếu của Vinamilk nằm ở vấn đề marketing (theo ông Trần Bảo Minh- phó tổng giám đốc Vinamilk). Vinamilk chưa tạo được thông điệp hiệu quả đến người tiêu dùng.
Giá: 24.000đ
Giá: 28.500đ
Giá: 28.500đ
Ưu điểm:
Thương hiệu có uy tín, Hiểu văn hóa tiêu dùng người dân, Công nghệ sản xuất khá hiện đại, Chất lượng sản phẩm cao, Giá cả hợp lý,Hệ thống chăm sóc KH tốt
Nhược điểm:
Sản phẩm chưa đa dạng, Tầm nhìn còn hạn chế, Chưa tự chủ nguồn nguyên liệu
Các sản phẩm sữa chua của Dalat Milk
Giá 9.000đ/ hũ
Ưu điểm:
Hiểu được văn hóa tiêu dùng, Công nghệ sản xuất hiện đại, Chất lượng sản phẩm cao, Giá hợp lý
Nhược điểm:
Hệ thống phân phối còn hạn chế, Chưa tạo thương hiệu mạnh, Sản phẩm chưa đa dạng
2.2.2.2. Khảo sát phương thức tiếp cận sản phẩm và lý do chọn sản phẩm đó của NTD
Nội dung phiếu khảo sát & Kết quả:
Bạn biết đến sản phẩm sữa chua của các thương hiệu khác nhau nhau thông qua hình thức nào?
Được người thân giới thiệu
Thông qua quảng cáo,tivi, mạng xã hội Thói quen sinh hoạt
Tiếp thị dùng thử khi đi siêu thị Khác
Hình 2.22: Phiếu khảo sát phương thức tiếp cận thông tin sản phẩm
Hình 2. 23: Kết quả khảo sát
Bạn dùng sản phẩm của các thương hiệu đó vì lí do gì?
Thương hiệu công ty Giá cả hợp lý
Chất lượng
Thành phần nguyên liệu
Tính tiện lợi của sản phẩm (có thể mua ở nhiều nơi) Khác
Hình 2.24: Phiếu khảo sát lý do sử dụng sản phẩm
Hình 2. 24: Kết quả khảo sát Đánh giá chung về kết quả 2 khảo sát:
Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người tiêu dùng tiếp cận và biết đến sản phẩm sữa chua thống qua quảng cáo, tivi, mạng xã hội chiếm 100%. Tiếp theo là được người thân giới thiệu chiếm 30%, và được tiếp thị dùng thử khi đi siêu thị chiếm 26% và thấp nhất là thói quen sinh hoạt chiếm 19%
Chất lượng sản phẩm luôn là điều quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng với 99%, tiếp đó là hương vị sản phẩm cũng chiếm một phần quan trọng với 59%. Bên cạnh đó thì tính tiện lợi và tính thương hiệu cũng được người tiêu dùng khá quan tâm chiếm 50% và 41%. Đa số người tiêu dùng chủ yếu là giới trẻ nằm trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi (đang là độ tuổi sinh viên) có mức thu nhập thấp nên chắc chắn giá cả hợp lí sẽ rất được quan tâm với 39%. Để sản phẩm mới có thể ra mắt thành công thì cần chú trọng đến thành phần nguyên liệu (22%) vì nó là lý do để tạo ra sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng.
2.3.1. Mục đích khảo sát:
Tìm hiểu, thu thập các thông tin kinh tế xã hội có tương ứng và phù hợp với sự phát triển của sản phẩm.
2.3.2. Phương pháp tiến hành:
Thu thập thông tin các số liệu, các chính sách môi trường về kinh tế và xã hội:
Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, sữa và các sản phẩm từ sữa vẫn tiếp tục là các sản phẩm tăng trưởng mạnh và dẫn đầu ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), và cùng với đó cạnh tranh trong ngành này cũng hết sức gay gắt.
Hình 2. 25: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm
Về cơ cấu sản phẩm, sản phẩm ngành sữa khá đa dạng và phong phú. Trong đó phải kể đến là sản phẩm sữa chua.
Theo dự đoán của các chuyên gia, thị trường sữa chua sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Theo thông tin được công bố tại hội thảo "Ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững sữa tươi sạch tại Việt Nam" thì thị trường sữa chua (sữa chua ăn và sữa
chua uống) đạt xấp xỉ 245 nghìn tấn, tương đương 10,5 nghìn tỷ đồng năm 2013. Trong tương lai, đến năm 2017 con số này ước tính sẽ tăng lên 500 nghìn tấn, tương đương hơn 25 nghìn tỷ đồng.
Hình 2. 26: Thống kê doanh thu sữa chua qua các năm ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Euromonitor International, doanh thu từ sữa chua tại Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, năm 2012 là 5.737 tỷ đồng, cho đến năm 2013 đã đạt hơn 12.000 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này cho thấy xu hướng người tiêu dùng ngày càng chú trọng về các sản phẩm sữa chua. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cung cấp và sản xuất sữa chua tại Việt Nam.
Thị trường sữa chua mang lại lợi nhuận và doanh thu lớn nên các doanh nghiệp sữa đua nhau "cạnh tranh" mặt hàng này. Ở Việt Nam, thị phần của sản phẩm sữa chua mới chỉ bằng 1/5 tổng nguồn cung toàn thị trường, trong khi ở một số nước trên thế giới, thị phần sữa chua chiếm 50%. Thay đổi thói quen tiêu dùng chính là cách mà các công ty đến sau muốn hướng đến khách hàng, bằng việc đẩy mạnh tiêu thụ sữa chua.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, chỉ tính riêng sữa chua men sống sản xuất tại việt Nam đã tăng trưởng 15% trong năm qua. Đây cùng là cơ hội để các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường này
Về mức tiêu thụ, hai thành phố lớn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mức tiêu thụ 80% lượng sữa và các sản phẩm sữa. Do đó, ta có thể thấy được thị trường tiêu thụ sữa chua ở các khu vực này là khá lớn.
Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt 135.000 tỷ đồng trong năm 2020 (+8,3% so với cùng kỳ), nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và sữa uống (tăng 1,7%).
Các ngành hàng tăng trưởng cao hơn bao gồm sữa uống (+10%), sữa chua (+12%), phô mai (+11%), bơ (+10%) và các sản phẩm từ sữa khác (+8%) trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị, theo ước tính của Euromonitor.
2.3.3. Kết luậnCơ hội : Cơ hội :
Từ những số liệu trên cho thấy thị trường sữa chua Việt Nam là một trong những thị trường rất tiềm năng và còn rất nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp khác muốn tham gia khai thác. Ngoài ra, thị trường còn chiếm thị phần lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và doanh thu cao. Do đó, sản phẩm sữa chua bên ngoài thị trường được quan tâm nhiều nên sản phẩm có tính khả thi và phù hợp để phát triển.
Thách thức
Giá sữa nguyên liệu tăng. Chi phí đóng gói, vận chuyển có thể tăng.
2.4. Khảo sát các luật, quy định của chính phủ2.4.1. Mục đích khảo sát: 2.4.1. Mục đích khảo sát:
Tìm hiểu về nội dung những thông tin luật và quy định liên quan đến phát triển sản phẩm bột sữa dinh dưỡng.
2.4.2. Phương pháp tiến hành
Tìm hiểu nội dung và tên các quy định và luật.
Theo QCVN 5-5:2010/BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa chua lên men. QCVN 5-5:2010/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.4.2.1. Chỉ tiêu lý hóa
Bảng 2. 1: Chỉ tiêu hóa lý
Tên chỉ tiêu Mức quyđịnh Phương pháp thử Phân loạichỉ tiêu Hàm lượng protein sữa đối
với các sản phẩm sữa lên men không qua xử lí nhiệt, % khối lượng, không nhỏ hơn 2,7 TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984), TCVN 8099- 1:2009 (ISO 8968-1:2001), TCVN 8099-5:2009 (ISO 8968-5:2001) A
Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
2.4.2.2. Giới hạn các chất nhiễm bẩn đối với các sản phẩm sữa lên men Bảng 2. 2: Giới hạn các chất nhiễm bẩn đối với các sản phẩm sữa lên men
Tên chỉ tiêu hạn tốiGiới
đa Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu I. Kim loại nặng 1. Chì, mg/kg 0,02 TCVN 7933:2008 (ISO 6733:2006), TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003) A
2. Thiếc (đối với sản phẩm đựng
trong bao bì tráng thiếc), mg/kg 250 TCVN 7730:2007 (ISO/TS9941:2005), TCVN
8110:2009 (ISO
14377:2002), TCVN
7788:2007
3. Stibi, mg/kg 1,0 TCVN 8132:2009 B
4. Asen, mg/kg 0,5 TCVN 7601:2007 B
5. Cadimi, mg/kg 1,0 TCVN 7603:2007, TCVN
7929:2008 (EN 14083:2003) B
6. Thuỷ ngân, mg/kg 0,05 TCVN 7993:2008 (EN
13806:2002) B
II. Độc tố vi nấm
1. Aflatoxin M1, µg/kg 0,5 TCVN 6685:2009 (ISO
14501:2007) A
III. Melamin
1. Melamin, mg/kg 2,5 Thường quy kỹ thuật định
lượng melamin trong thực phẩm (QĐ 4143/QĐ-BYT)
B
Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Chỉ tiêu loại B: không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa lên men phải đáp ứng các yêu cầu đối với chỉ tiêu loại B.
Cũng được dùng làm thuốc bảo vệ thực vật.
Các thuốc thú y cyfluthrin, deltamethrin, thiabendazol cũng được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật, với cùng mức giới hạn tối đa.
Tham khảo các phương pháp thử trong TCVN 5142:2008 (CODEX STAN 229- 1993, Rev.1-2003) Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật – Các phương pháp khuyến cáo.
Giới hạn này quy định cho sản phẩm sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng. Đối với các sản phẩm sữa lên men, nếu hàm lượng chất béo nhỏ hơn 2 % khối lượng thì áp dụng giới hạn tối đa bằng một nửa so với quy định này. Đối với các sản phẩm sữa lên men có hàm lượng chất béo từ 2 % khối lượng trở lên thì áp dụng mức giới hạn bằng 25 lần quy định này, tính trên cơ sở chất béo trong sản phẩm sữa.
Cũng được dùng làm thuốc thú y.
2.5. Khảo sát khả năng đáp ứng của công nghệ, nguyên vật liệu; chi phí đầu tư, vận hành CNSX
2.5.1. Mục đích khảo sát:
Thu thập thông tin về khả năng cung ứng của công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu và vận hành công nghệ sản xuất.
2.5.2. Phương pháp tiến hành:
Phân tích quy trình công nghệ
Phân tích nguồn nguyên liệu
Tìm hiểu thêm về các thiết bị liên quan
2.5.3. Kết quả
2.5.3.1. Nguyên vật liệu
Sữa:
Sữa bao gồm các thành phần sau: nước, mỡ sữa, protein, khoáng, vitamin và đường lactose. Mỗi thành phần chiếm một tỷ lệ nhất định trong sữa. Tỷ lệ đó phụ thuộc vào giống, thời kỳ tiết sữa, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của bò, mùa vụ và công tác quản lý đàn.
Thành phần chính của sữa thường: Nước: 85,5 - 89,5%
Mỡ sữa: 2,5 - 6%
Chất khô không béo (SNF): 7,1 - 11,4%
- Protein: 2,9 - 5% (trong sữa bò tươi lượng protein và calories (cal) khá cao khoảng 67Kcal/100ml sữa, thành phần protein trong sữa chủ yếu là nước và casein. Bên cạnh đó còn có canxi, magie, photpho,…. Với một tỉ lệ cao các axit amin thiết yếu tốt cho hệ tiêu hóa của con người).
- Đường lactose: 3,6 - 5,5%
- Khoáng: 0,6 - 0,9% (sữa tươi nguyên chất có nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, sắt, phosphorous, sodium, potassium, nước (khá nhiều khoảng
85%-90%), lactose (đường sữa), đạm trong sữa có giá trị sinh học cao cung cấp lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể sống).
- Vitamin: trong sữa có lượng vitamin khá phong phú và đa dạng đó là các nhóm vitamin A, vitamin B, vitaminB2, vitamin B12, vitamin D, … rất cần thiết cho quá trình bổ sung và tăng cường dưỡng chất cho tế bào cơ thể, các vitamin sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng và đặc biệt vitamin A còn giúp cải thiện thị lực của bạn, hỗ trợ não bộ, … do vậy sữa tươi nguyên chất sẽ giúp cơ thể có đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho hoạt động sống mỗi ngày.
Chất béo: sữa tươi nguyên chất có khoảng hơn 4% chất béo. Chất béo trong sữa