Các khái niệm cơ bản trong tài chính có liên quan đến nhóm chỉ số đòn bẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG về đòn bẩy tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP sản XUẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM TRƯỚC và TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 26 - 27)

đủ nhất trong kinh tế học về đòn bẩy tài chính là như sau: “Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay để làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp (hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần)”.

2.2.2. Các khái niệm cơ bản trong tài chính có liên quan đến nhóm chỉ số đòn bẩytài chính tài chính

●Tổng tài sản: gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Theo Kaplan Schweser (2022): Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền sử dụng trong 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh). Giá trị tổng tài sản của một doanh nghiệp thể hiện được quy mô của doanh nghiệp đó. Yếu tố tổng tài sản đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh vì trách nhiệm trả nợ của họ bao gồm cả phần tài sản của mình. Trong khi đó, Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong phần vốn góp. Do đó, doanh nghiệp có tổng tài sản cao sẽ có lợi thế hơn về quy mô và khả năng trả nợ (còn tuỳ thuộc vào mức nợ vay).

●Vốn chủ sở hữu: Theo Kaplan Schweser (2022), VCSH là phần dư còn lại sau khi lấy tài sản trừ đi nợ phải trả. VCSH bao gồm phần vốn góp, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu quỹ, lợi nhuận giữ lại, lợi ích cổ đông không kiểm soát và các thu nhập khác. Theo Saga (A business community): “Vốn chủ sở hữu là tổng số vốn do chủ doanh nghiệp và các cổ đông trong công ty cổ phần hoặc các thành viên trong công ty liên doanh bỏ ra cho các hoạt động của công ty”. Trong đó, tổng tài sản và VCSH có sự liên kết với nhau thông qua công thức:

VCSH = Tài sản - Nợ phải trả

Từ công thức trên, ta thấy với mỗi doanh nghiệp, nợ phải trả và VCSH không thể vượt qua giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp (trừ khi vỡ nợ). Về mối quan hệ giữa VCSH và nợ phải trả của doanh nghiệp, hiện nay chưa có quy định nào về mức tỷ lệ VCSH của doanh nghiệp phải chiếm ít nhất bao nhiêu % tổng tài sản hoặc tỷ lệ

nợ phải trả phải chiếm tối thiểu bao nhiêu % của VCSH. Do đó, việc sử dụng nợ vay và mức hiệu quả sử dụng nợ vay là tuỳ vào mỗi doanh nghiệp có cơ cấu vốn như thế nào.

●Nợ phải trả dài hạn: Theo Corporate Finance Institute, nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp mà dự kiến sẽ không được thanh toán trong vòng 1 năm, có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp. Các khoản nợ này thường có giá trị lớn, có thể là nợ vay dài hạn có hoặc không có tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, phải trả trái phiếu và thuê vốn. Tuy nhiên, có một số DNSX không tồn tại khoản nợ dài hạn này do tuỳ vào cơ cấu vốn của từng doanh nghiệp.

●Nợ phải trả: Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn. Nợ dài hạn được trình bày như trên. Theo Kaplan Schweser (2022), nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong vòng một năm trở lại hoặc trong một chu kỳ sản xuất. Nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải trả người bán, các khoản dồn tích, doanh thu chưa thực hiện và nợ dài hạn đến hạn trả. Tất cả các DNSX đều tồn tại khoản nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG về đòn bẩy tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP sản XUẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM TRƯỚC và TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 26 - 27)