Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Covid-19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG về đòn bẩy tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP sản XUẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM TRƯỚC và TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 33 - 34)

Đại dịch Covid lần đầu tiên xuất hiện vào cuối tháng 12 năm 2019 tại Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó nhanh chóng lây lan ra các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kể từ khi xuất hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam (ngày 23/1/2020) nền kinh tế nước ta bắt đầu có nhiều thay đổi trong hầu hết các lĩnh vực (đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh).

Tính đến nay Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch và với sự nỗ lực của các tuyến đầu thì hiện nay nước ta đang dần kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, trong suốt hai năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua khá nhiều thách thức. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Theo kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid đối với các doanh nghiệp từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (K.V(TH), 2021): Tuy có sự gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, trang thiết bị gia đình…nhưng bên cạnh đó nước ta có tới trên 87% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid đối với một số lĩnh vực như may mặc, phương tiện đi lại, du lịch, bất động sản, sản xuất thiết bị điện, giáo dục…khi phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như giãn cách xã hội...Đồng thời trong khoảng thời gian đó, do nền kinh tế của các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ Covid và buộc phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh dẫn đến sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam (Giảm 1.1% so với cùng kỳ năm 2019, mặc dù trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đối với khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì ổn định – tăng trên 10%. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta khá phụ thuộc vào FDI, trong khi dịch bệnh đã

ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư cũng như chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó đã tác động không ít đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta).

Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, thời gian vừa qua dịch Covid đã tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hơn 70% doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động và đa số các doanh nghiệp khác đều có doanh thu giảm từ 50% đến 90% so với thời điểm trước dịch (K.V(TH), 2021). Đại dịch Covid mang lại cho nền kinh tế nước ta cả cơ hội phát triển đối với một số ngành nghề lẫn các thách thức đang tiềm ẩn, do đó đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa sự linh hoạt trong việc quản lý các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là nguồn tài chính trong thời điểm hiện tại để nâng cao hiệu quả hoạt động và không bỏ lỡ bất kỳ tiềm năng phát triển nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG về đòn bẩy tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP sản XUẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM TRƯỚC và TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w