Các cách tính nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính và ý nghĩa của nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG về đòn bẩy tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP sản XUẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM TRƯỚC và TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 27 - 33)

Tương tự như các nhóm chỉ số khác trong tài chính (chỉ số thanh toán, thanh khoản, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động), nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính cũng được đo lường dưới nhiều công thức và phép tính vì có liên quan đến hệ số nợ vay. Tuy nhiên, mỗi công thức mang lại ý nghĩa tài chính riêng trong việc phân tích doanh nghiệp. Theo Kaplan Schweser (2022), các công thức về tỷ lệ đòn bẩy tài chính và hệ số nợ của doanh nghiệp được tính như sau:

Công thức cơ bản nhất dùng để tính đòn bẩy tài chính được thể hiện qua tỷ số giữa tổng tài sản bình quân và tổng VCSH bình quân. Dưới đây cũng là các công thức tính về tỷ số đòn bẩy và nhóm hệ số nợ của các doanh nghiệp được sử dụng trong bài để phân tích. Tỷ số đòn bẩy sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì nó phản ánh đúng thực chất về sự thay đổi của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ hơn.

ỷ ố đò ẩ =

Trong đó: Tổng tài sản bình quân được tính bằng trung bình cộng tổng tài sản của năm nay và năm trước, VCSH bình quân được tính bằng trung bình cộng VCSH của năm nay và năm trước. Tỷ số này thể hiện rằng, khi nó càng lớn, tức là tài sản càng lớn hơn vốn chủ sở hữu, đồng nghĩa với việc nợ phải trả cũng càng lớn vì Tài sản = Nợ phải trả + VCSH. Ngược lại, tỷ số đòn bẩy thấp thể hiện rằng doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều lợi thế của ĐBTC.

Các công thức về hệ số nợ cũng thuộc nhóm tỷ số đòn bẩy, thể hiện được mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ vay, bao gồm:

ệ ố ợ ê ổ à ả = ổ ợ ℎả ả ổ à ả

Trong đó, tổng tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nợ phải trả gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết trong tổng tài sản của công ty có bao nhiêu phần trăm tài sản được tài trợ từ nợ phải trả. Hệ số nợ trên tài sản càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp.

ổ ợ ℎả ả à ℎạ

ệ ố ợ à ℎạ ê ố = ổ ợ ℎả ả à ℎạ + ổ

Hệ số này cho biết trong tổng vốn của công ty có bao nhiêu phần trăm là nợ dài hạn. Tương tự như trên, hệ số này càng cao thể hiện công ty sử dụng nhiều nợ dẫn đến khả năng thanh toán thấp. Nếu hệ số lớn hơn 1 thì mức VCSH của doanh nghiệp âm với mức âm nhỏ hơn mức dương của nợ dài hạn. Nếu hệ số âm thì thể hiện rằng mức VCSH của doanh nghiệp đó âm và mức âm lớn hơn mức dương của nợ dài hạn. Nếu hệ số nhỏ hơn 1, thì doanh nghiệp vẫn quản lý được nợ dài hạn trong tầm kiểm soát, nợ dài hạn vẫn chưa vượt qua tài sản và mức VCSH chưa có sự bất thường.

Hệ số nợ được tính ở trên lấy nợ phải trả dài hạn làm tử số, trong khi đó nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Lý do tác giả sử dụng thêm công thức này để phân tích là vì nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ mang tính ngắn hạn, tạm thời, không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nợ

dài hạn mới là mối nguy gây nên sự vỡ nợ vì nó đã tồn tại lâu dài mà doanh nghiệp vẫn chưa thanh toán được. Do đó, hệ số này sẽ phần nào phản ánh được mối nguy tiềm tàng của doanh nghiệp về khả năng trả nợ.

ệ ố ợ ê = ổ ợ ℎả ả ổ

Hệ số nợ trên VCSH cho biết trong tổng VCSH của công ty có bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. Nếu hệ số này lớn hơn 1, điều đó có nghĩa là phần lớn tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nợ, không phải từ VCSH. Nếu hệ số này âm nghĩa là mức VCSH của doanh nghiệp đó đang mang giá trị âm, mức nợ vay vượt trên cả tổng tài sản và bù đắp vào mức âm của VCSH đó. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít gặp khó khăn tài chính hơn.

2.2.4. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng ĐBTC

Sử dụng đòn bẩy đã trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. ĐBTC đóng vai trò quan trọng đến lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên, nếu đòn bẩy được sử dụng một cách thiếu định hướng sẽ dễ đưa doanh nghiệp vào tình trạng khủng hoảng tài chính.

Về mặt lợi ích, đòn bẩy tài chính giúp duy trì hoạt động bán hàng (do doanh nghiệp có thể bị thiếu hụt về vốn, nên họ sử dụng vốn vay để bù đắp cho sự thiếu hụt đó đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng đòn bẩy tài chính). Đòn bẩy tài chính còn có tác dụng như lá chắn thuế bởi vì lãi vay phải trả được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của tổ chức, từ đó tiết kiệm được một khoản thuế và gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính cũng thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ VCSH hay còn gọi là tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) vì theo công thức phân tích Dupont, ta có:

ROE = ROA x đòn bẩy tài chính

Trong đó, ROE (Return on equity) bằng lợi nhuận ròng chia cho VCSH, ROA hay còn gọi là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on asset) bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản, còn tỷ số đòn bẩy bằng tài sản chia cho VCSH. Vì ROE tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính nên đòn bẩy tài chính càng cao thì lợi nhuận sau thuế từ VCSH của doanh nghiệp càng cao.

Về mặt rủi ro, rủi ro đáng chú ý và nghiêm trọng nhất của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là dẫn đến khả năng vỡ nợ nếu doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá cao mà không đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên, rủi ro này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp mất kiểm soát về việc điều chỉnh nợ vay, do đó doanh nghiệp cần có định hướng ban đầu để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách an toàn nhưng vẫn phát huy được tính hiệu quả của nó.

2.2.5. Giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong bảng thống kê mô tả

Theo Murray J.Fisher và Andrea P.Marshall (2008), các khái niệm về thống kê mô tả và các tiêu chí liên quan được diễn giải như sau:

• Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là loại phân tích thống kê đơn giản nhất để diễn giải số liệu, là bản tóm tắt ngắn gọn diễn biến của giá trị dữ liệu và phân tích dữ liệu. Mỗi bảng thống kê mô tả được sử dụng trong bài mô tả một biến quan sát của dữ liệu (tỷ số ĐBTC, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên VCSH, tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn và tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản), gồm những tiêu chí đo lường sau: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ nhọn, độ lệch và độ lệch chuẩn.

• Giá trị trung bình (Mean): là tổng giá trị của các quan sát chia cho tổng số quan sát.

• Giá trị nhỏ nhất (Minimum): là giá trị nhỏ nhất trong số quan sát thu thập được.

• Giá trị lớn nhất (Maximum): là giá trị lớn nhất trong số quan sát thu thập được.

• Độ lệch chuẩn (Standard deviation): là mức độ phân tán của tập hợp các giá trị. Nếu độ lệch chuẩn của giá trị càng thấp thì giá trị đó càng gần với giá trị trung bình của tập hợp.

• Độ lệch (Skewness): dùng để phân tích hình dạng của phân phối. Nếu độ lệch dương thì phân phối lệch sang phải (đuôi phân phối nằm bên phải), cho biết rằng đa số các giá trị dữ liệu có xu hướng thấp hơn giá trị trung bình. Nếu độ lệch âm thì phân phối lệch sang trái (đuôi phân phối nằm bên trái), tức là phần

lớn các giá trị dữ liệu cao hơn giá trị trung bình.

• Độ nhọn (Kurtosis): dùng để phân tích hình dạng phân phối. Nếu độ nhọn dương thì phân phối nhọn hơn so với phân phối chuẩn (phân phối chuẩn có độ nhọn bằng 3, vì vậy giá trị độ nhọn trong bảng thống kê mô tả đều đã được trừ đi 3), thể hiện phân phối có ít giá trị dữ liệu xoay quanh mức trung bình do độ nhọn cao. Nếu độ nhọn âm thì phân phối thoải hơn so với phân phối chuẩn, chứng tỏ rằng có nhiều giá trị dữ liệu xoay quanh giá trị trung bình.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CỤ THỂ TỪNG NHÓM NGÀNH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG về đòn bẩy tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP sản XUẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM TRƯỚC và TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w