Trong những năm qua, số lượng các DNSX niêm yết trên thị trường Việt Nam không ngừng tăng trưởng và phát triển, với tổng kim ngạch xuất khẩu tăng qua từng năm bất kể là trước hay trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Theo số liệu thống kê từ
Trade Map, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là 281.441.457 nghìn USD, tăng 6,36% so với năm 2019. Tương tự, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng qua từng năm nhưng với tốc độ chậm hơn, năm 2020 tăng 3,10% so với năm 2019. Từ đó, ta có thể thấy được phần nào về thực trạng sản xuất kinh doanh của các DNSX. Nhìn chung, ngành sản xuất không bị ảnh hưởng quá nhiều dù trải qua quá trình giãn cách xã hội vào tháng 3/2020 trong đại dịch. Tuy nhiên, con số xuất siêu đó chỉ là con số chung, thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên mỗi nhóm ngành sản xuất là khác nhau. Để chỉ ra sự khác nhau đó, tác giả phân tích các bảng thống kê mô tả tỷ số ĐBTC và hệ số nợ của các DNSX được niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX liên tiếp từ năm 2014 đến năm 2015. Từ những bảng này, tác giả rút ra thực trạng về việc DNSX sử dụng nợ vay như thế nào, đặc biệt hơn là có sự khác nhau giữa giai đoạn trước và trong đại dịch hay không. Các DNSX này được trích xuất từ các nhóm ngành: công nghiệp, dược phẩm y tế, dịch vụ tiêu dùng, hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu.
Hình 3.1. Số lượng DNSX của từng nhóm ngành giai đoạn 2015 – 2020
Nhìn chung, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn đối với mỗi nhóm ngành sản xuất có hai đặc điểm chung như sau: số lượng doanh nghiệp trên sàn UPCOM chiếm đa số (trừ ngành sản xuất công nghệ) và cũng chính những doanh nghiệp đó có nhiều chuyển biến về số lượng niêm yết qua từng năm. Đây là kết quả do điều kiện niêm yết của sàn UPCOM dễ hơn nhiều so với hai sàn kia. Đối với hai sàn HOSE và HNX, số lượng doanh nghiệp niêm yết có ít biến động vì theo điều kiện niêm yết của sàn, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ trên 120 tỷ đồng và hoạt động tốt trong ít nhất là 2 năm liên tiếp. Vì vậy, các doanh nghiệp này có phần phát triển bền vững và quy mô lớn hơn doanh nghiệp niêm yết trên UPCOM. Để hiểu rõ hơn về số lượng DNSX cho mỗi nhóm, tác giả phân tích như sau:
Ngành sản xuất công nghiệp có số lượng DNSX cao thứ hai, dao động từ 143
đến 162 công ty. Trong đó, khoảng một nửa số lượng doanh nghiệp được niêm yết trên sàn UPCOM, phần còn lại số lượng doanh nghiệp niêm yết trên HNX chiếm đa số. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp giảm từ 162 vào năm 2016 còn 143 vào năm 2020, trong đó sàn UPCOM giảm 11 công ty. Từ đó cho thấy tình hình duy trì hoạt động khó khăn của các doanh nghiệp trên sàn UPCOM trong bối cảnh đại dịch. Và, tác giả suy đoán rằng, do số lượng công ty niêm yết cao và UPCOM chiếm đa số, giá trị ĐBTC và các hệ số nợ sẽ dao động mạnh và thay đổi hình dạng phân phối liên tục.
Ngành sản xuất công nghệ là ngành có điểm đặc biệt so với các ngành còn lại. Không những có số lượng doanh nghiệp niêm yết ít nhất, mà số lượng ít còn rơi vào sàn UPCOM, chỉ dao động từ 4 đến 7 công ty trong tổng số 16 đến 21 công ty. Hiện tượng này cho thấy đa số doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghệ đều là những
doanh nghiệp lớn, tính bền vững cao ngay cả trong đại dịch. Số lượng doanh nghiệp giảm rất ít tring năm 2021, chỉ có 1 doanh nghiệp rớt khỏi sàn UPCOM.
Ngành sản xuất dược phẩm là ngành ít chịu tác động của đại dịch Covid-19,
số lượng doanh nghiệp niêm yết dao động từ 44 đến 52. Số lượng này ngày càng tăng qua các năm, và tương tự như ngành sản xuất công nghệ, vào năm 2020 chỉ có 1 doanh nghiệp rớt khỏi sàn UPCOM. Hơn một nửa doanh nghiệp đến từ sàn UPCOM, nhưng tổng số lượng doanh nghiệp không lớn và tình hình hoạt động của ngành sản xuất dược phẩm vẫn khả quan trong dịch bệnh nên tỷ lệ ĐBTC và nhóm hệ số nợ sẽ không có quá nhiều biến động.
Ngành sản xuất hàng tiêu dùng có số lượng doanh nghiệp niêm yết cao nhất,
giảm từ mức cao nhất là 229 vào năm 2019 còn 207 vào năm 2020. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngành này đến từ sàn UPCOM là đa số, chiếm hơn một nửa trong cơ cấu doanh nghiệp, hai sàn còn lại hầu như có rất ít sự thay đổi về số lượng doanh nghiệp. Từ những điều trên, tác giả cho rằng số liệu của nhóm ngành này sẽ biến động mạnh như ngành công nghiệp.
Ngành sản xuất nguyên vật liệu có số lượng doanh nghiệp cao thứ ba, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp từ sàn UPCOM không chiếm tỷ trọng quá nhiều như ngành sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên UPCOM gần tương đương với sàn HOSE, cho thấy được tỷ lệ ĐBTC và hệ số nợ của DNSX ngành này có thể không biến động nhiều như hai ngành trên. Vào năm 2020, số lượng doanh nghiệp giảm 16 công ty so với năm 2019 (từ 125 còn 109 công ty).
Hình 3.2. Trung bình tổng tài sản của tổng thể DNSX giai đoạn 2015 – 2020
Nhìn chung, giá trị trung bình tổng tài sản tăng qua từng năm, thể hiện tốc độ tăng trưởng dương cho từng giai đoạn. Trong năm 2020, trung bình mỗi DNSX có mức tổng tài sản là trên 2500 tỷ, hơn 1000 tỷ so với năm 2015. Con số này cho biết đa số các DNSX đã tồn tại lâu đời nên mới có mức trung bình tài sản cao đến thế. Hơn nữa, dù cho là trong bối cảnh đại dịch, mức tổng tài sản trung bình vẫn tăng và thậm chí còn tốc độ tăng trưởng còn nhiều hơn so với giai đoạn trước đại dịch.
Hình 3.3. Trung bình vốn chủ sở hữu của tổng thể DNSX giai đoạn 2015 – 2020
tốc độ tăng ít hơn so với tổng tài sản. Tương tự, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong bối cảnh đại dịch Covid. Mức VCSH trung bình cho mỗi doanh nghiệp là gần 800 tỷ vào năm 2015, sau đó tăng lên trên 1200 tỷ vào năm 2020. Đây là mức VCSH rất lớn, lớn hơn nhiều so với mức VCSH thoả yêu cầu niêm yết của các sàn chứng khoán (các sàn chứng khoán yêu cầu doanh nghiệp có ít nhất 120 tỷ từ vốn điều lệ). Hơn nữa, giá trị trung bình của tài sản lớn hơn VCSH cho thấy đa số DNSX đều sử dụng đòn bẩy khá cao, dao động khoảng từ 2 đến 3.
Theo bảng thống kê mô tả 3.1 dưới đây, đòn bẩy tài chính trung bình của các DNSX dao động từ 1.05 đến 3 với mức độ phân tán cao trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2020. Ý nghĩa của hệ số này là trung bình tổng bình quân tài sản gấp 1.05 đến 3 lần tổng bình quân VCSH của doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy tài chính càng lớn thể hiện mức độ phụ thuộc vào nợ vay càng nhiều. Tuy giá trị trung bình tăng nhưng con số này không thể hiện chính xác với thực trạng sử dụng ĐBTC của đa số doanh nghiệp do sự chi phối của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Độ lệch vừa mang giá trị âm và dương với mức độ cao, cho thấy số lượng DNSX sử dụng ĐBTC cao hơn giá trị trung bình đang chuyển hướng sang thấp hơn giá trị trung bình. Độ nhọn dương và rất cao với mức độ phân tán thấp cho thấy có ít giá trị dữ liệu xoay quanh mức trung bình. Giá trị nhỏ nhất năm nào cũng tồn tại giá trị âm, và mức VCSH âm đấy đa số đến từ doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCOM.
Bảng 3.1. Thống kê mô tả tỷ lệ ĐBTC của các DNSX niêm yết từ 2015 đến 2020
Kết quả phân tích từ SPSS
Giai đoạn 2015 - 2018: doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình dao động từ 1.05 đến 2.85, thể hiện rằng trung bình tài sản bình quân gấp từ 1.05 đến 2.85
lần VCSH bình quân. Giá trị nhỏ nhất tồn tại giá trị âm với mức âm cao lần lượt là - 509, -519 và -603 cho giai đoạn từ năm 2015 – 2017, nghĩa là mức VCSH âm thấp do trong công thức tính tỷ lệ ĐBTC, bình quân VCSH là mẫu số. Mức VCSH âm thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng ít nợ vay hơn so với các DNSX có mức VCSH âm cao, tuy nhiên mức nợ vay vẫn lớn hơn tổng tài sản. Giá trị lớn nhất giảm dần cho biết các DNSX từng phụ thuộc rất nhiều vào nợ vay đã cố gắng tiết chế sử dụng nợ. Vào năm 2015 – 2017, độ lệch âm với mức âm cao chứng tỏ phân phối lệch sang trái, đa số DNSX sử dụng ĐBTC cao hơn mức trung bình. Đến năm 2018, phân phối đột ngột lệch sang phải, phần lớn các DNSX chuyển hướng sang sử dụng ĐBTC thấp hơn giá trị trung bình. Tương tự, độ nhọn có mức dương cao đồng đều trong giai đoạn 2015 – 2017, sau đó giảm khá nhiều vào năm 2018, nghĩa là các DNSX này đang dần sử dụng nợ cân bằng và ổn định hơn, xoay quanh mức trung bình hơn.
Giai đoạn 2019 - 2020: giá trị trung bình khá cao, từ 2.53 vào năm 2019 đến 3 vào năm 2020. Tuy nhiên, mức giá trị trung bình cao này là do sự chi phối của giá trị lớn nhất. Giá trị lớn nhất đạt 586.06 vào năm 2020, cho thấy tình trạng khủng hoảng nợ vay trong bối cảnh đại dịch, một số doanh nghiệp dường như mất kiểm soát. Trong khi đó, các doanh nghiệp có mức nợ vay cao hơn tổng tài sản trước kia lại giảm phụ thuộc vào nợ vay (thể hiện qua giá trị nhỏ nhất là -339, mức âm lớn này ngầm cho thấy mức âm của VCSH là thấp hơn, từ đó số nợ vay cần có để bù vào mức âm của VCSH cũng ít đi, tình hình nợ vay được cải thiện). Hơn nữa, khi quan sát đến độ lệch và độ nhọn, tác giả nhận thấy rằng chúng đều mang giá trị dương và giảm đáng kể, thể hiện đa số các DNSX đang dần cân bằng lại mức sử dụng ĐBTC của mình, và số lượng giá trị dữ liệu xoay quanh giá trị trung bình tăng. Từ đó, tác giả kết luận rằng trong giai đoạn đại dịch, mặt bằng chung các DNSX đang tiết chế sử dụng nợ vay, tuy nhiên có một số ít doanh nghiệp lại mất kiểm soát vào mức nợ vay của mình.
Tỷ lệ đòn bẩy cao hay thấp cũng chưa phản ánh được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp, ta cần quan sát thêm về tình hình nợ vay của các DNSX này thông qua chỉ số nợ trên VCSH và nợ trên tổng tài sản từ năm 2015 đến 2020.
Bảng 3.2. Thống kê mô tả tỷ số nợ trên VCSH của các DNSX niêm yết từ 2015 đến 2020
Kết quả phân tích từ SPSS
Tỷ lệ nợ trên VCSH nói rằng trong tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ và VCSH, trong đó nợ chiếm bao nhiêu phần trăm VCSH. Trong suốt 6 năm quan sát, tỷ lệ nợ trên VCSH trung bình của tổng thể các DNSX đều lớn hơn 1, với mức thấp nhất là 0.19 vào năm 2020 và cao nhất là gần bằng 6.08 vào năm 2015. Điều này phản ánh thực trạng rằng trung bình các DNSX sử dụng nợ vay nhiều hơn VCSH, cụ thể hơn, nợ vay được sử dụng nhiều hơn gấp 1.82 đến 6.08 lần so với VCSH. Trong đó, có những trường hợp tỷ lệ nợ trên VCSH đặc biệt cao, nhất là 2264.31 vào năm 2015, có nghĩa là doanh nghiệp này đã vay nợ nhiều hơn VCSH 2264.31 lần, cho thấy tình hình khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp có xu hướng không tận dụng lợi ích của đòn bẩy tài chính, khi chỉ số nợ trên VCSH chỉ chiếm từ 0.01 đến 0.02 trong dữ liệu tác giả thu thập được, cho thấy VCSH rất lớn và lớn hơn rất nhiều số nợ vay của doanh nghiệp. Độ lệch dương và khá ổn định, chỉ có năm 2020 độ lệch mang giá trị âm. Các DNSX có tỷ lệ nợ trên VCSH cao hơn giá trị trung bình vào giai đoạn 2015 – 2019, đến năm 2020 thì đa phần DNSX có tỷ số này thấp hơn giá trị trung bình, thể hiện được sự cảnh giác cao độ của các doanh nghiệp này trong việc sử dụng nợ vay.
Giai đoạn 2015 - 2018: giá trị trung bình quá cao với mức độ phân tán cao so với những năm còn lại, đây là do giá trị lớn nhất quá cao làm ảnh hưởng đến độ chính xác của giá trị trung bình khi nói lên thực trạng chung của doanh nghiệp. Giá trị nhỏ
nhất có mức độ âm giảm dần chứng tỏ các DNSX đã từng sử dụng nợ cao hơn mức tổng tài sản ngày càng sử dụng nhiều nợ vay hơn. Độ lệch dương cho biết thực trạng DNSX có tỷ lệ nợ trên VCSH thấp hơn giá trị trung bình. Trong khi đó, độ nhọn mang giá trị dương cao và dao động thất thường từ 157 đến 550 phản ánh ngày càng có ít giá trị dữ liệu xoay quanh mức trung bình. Tuy nhiên, độ nhọn đó vẫn bị chi phối bởi giá trị lớn nhất, những giá trị trội như thế làm cho hình dạng phân phối thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến độ chính xác khi nhận xét chung thực trạng của tổng thể DNSX.
Giai đoạn 2019 - 2020: cách sử dụng nợ trên VCSH có chuyển biến khả quan hơn trong tình hình đại dịch. Dễ thấy nhất là giá trị trung bình vào năm 2020 là 0.19, tức là mức nợ vay chỉ chiếm 19% mức VCSH, là một bước tiến đáng kể trong việc giảm thiểu nợ vay. Bên cạnh đó, giá trị lớn nhất cũng giảm đáng kể vào năm 2020, nhỏ hơn 5 lần so với năm 2019, cho thấy ngày cả những doanh nghiệp sử dụng nợ vay cao trước kia cũng đã hạn chế vay nợ rất nhiều. Độ lệch có chuyển biến mạnh từ dương sang âm, điều này có nghĩa là hình dạng phân phối từ lệch phải chuyển sang lệch trái, các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên VCSH thấp hơn mức trung bình chuyển sang cao hơn mức trung bình. Độ nhọn cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, cho thấy phân phối ngày càng có ít giá trị dữ liệu xoay quanh mức trung bình.
Bảng 3.3. Thống kê mô tả chỉ số nợ trên tổng tài sản của các DNSX niêm yết từ 2015 đến 2020
Kết quả phân tích từ SPSS
Bảng 3.3 cho ta góc nhìn rõ hơn về chỉ số nợ trên tổng tài sản, thể hiện bao nhiêu phần trăm tài sản được tài trợ bằng nợ vay. Trung bình nợ ngắn hạn và dài hạn
của các DNSX chiếm từ 55,4% đến 71,2% tổng tài sản, con số này cho thấy các doanh nghiệp sử dụng nợ vay tương đối lớn so với tổng tài sản của mình. Ở hình 3.2 như trên, ta thấy các DNSX có tỷ lệ trung bình nợ trên tổng tài sản cao, chứng tỏ sự ưa chuộng sử dụng nợ vay hơn là VCSH để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Trong tất cả các năm đều có tồn tại doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay trên cả mức tổng tài sản. Bên cạnh đó, vẫn có một số doanh nghiệp hầu như không sử dụng nợ vay. Giá trị trung bình tăng đều qua các năm cho thấy tổng thể DNSX vẫn sử dụng nợ vay rất cao. Độ lệch và độ nhọn luôn cho ra giá trị dương và cao, phản ánh hình dạng phân phối khá nhọn và lệch sang phải trong tất cả các năm, tuy nhiên mức độ