3 CHƢƠNG : GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
3.5 Các kiến nghị đối với Hiệp Hội CTTC Việt Nam
Trong năm 2006, sự ra đời của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam là một sự kiện tốt để giúp hoạt động cho thuê tài chính phát triển khi loại hình dịch vể này còn non trẻ và các công ty cho thuê tài chính thì đang trong giai đoạn vừa kinh doanh vừa gỡ rối. Chính vì vậy, Hiệp hội xuất hiện đã giữ vai trò như mái nhà chung, từ đó có thể giúp đỡ các công ty cho thuê tài chính.
Để hoạt động của Hiệp hội thực sự có hiệu quả thì Hiệp hội cần tiến hành các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Với thời đại công nghệ phát triển hiện nay việc tiếp cận thông tin vô cùng đơn giản và nhanh chóng thì cần thiết và đặc biệt chú trọng là Hiệp Hội CTTC phải tạo lập một website riêng cũng như kênh liên lạc đại chúng
đồng thời phối hợp với các công ty CTTC quảng bá, marketing cho ngành CTTC, cập nhật thông tin về thị trường cho thuê tài chính đến đại chúng một cách nhanh nhất có thể.
Hiệp hội cần tập hợp và liên kết các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau một cách có hiệu quả trong hoạt động cho thuê tài chính và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác, tạo điều kiện cho các hội viên phát triển bình đẳng. Các hội viên cũng có cơ hội tìm hiểu và hợp tác với nhau trong kinh doanh, đặc biệt là phương thức tài trợ liên kết.
Hiệp hội là đơn vị đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, làm cầu nối cho các hội viên với cơ quan Nhà nước nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn ngành cho thuê tài chính tại Việt Nam. Thông qua Hiệp hội, các cóng ty được đề bạt nguyên vọng, kiến để Hiệp hội đại diện cho số đông và nhanh chóng đưa lên các cấp thẩm quyền giải quyết, điều chỉnh hợp lí.
Hiệp hội có thể cung cấp các thông tin nghiên cứu về thị trường, kết hợp với các hiệp hội khác như Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ để qua đó tiếp thêm dịch vụ cho các doanh nghiệp hay giới thiệu các dự án khả thi trong nưóc cũng như quốc tế. Đây là vai trò trung gian rất hiệu quả của Hiệp hội với uy tín có được cũng như khả năng bao quát trên phạm vi rộng.
Hiệp hội là nơi giúp các cơ quan chức năng phổ biến và triển khải các quy định liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính nên có thể giữ vài trò Cơ quan ngôn luận cho cả ba bên: Nhà nước, Công ty cho thuê tài chính và Doanh nghiệp đi thuê.
Ngoài các vai trò cơ bản trên, Hiệp hội còn có thể tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, các lớp học về nghiệp vụ cho thuê tài chính với đội ngũ các chuyên gia, cố vấn giỏi trong nước cũng như quốc tế vì đây đang là nhu cầu thiết yếu của nhiều công ty cho thuê tài chính Việt Nam nhằm giải đáp các vướng mắc, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như có cơ hội học
KẾT LUẬN
Đến nay, tuy cho thuê tài chính là một trong những hình thức mới được áp dụng ở Việt nam nhưng cũng dã phần nào đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn của Việt Nam, giải quyết những vấn đề, khó khăn về phương án tài trợ máy móc, phương tiện, thiết bị cho các doanh nghiệp đặc biệt trong đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp mới thành lập.
Phương thức tài trợ mới này đã phần nào làm dịu cơn khát vốn của các doanh nghiệp trong nước, tạo nền tảng cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng quá trình sản xuất, thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hoa Đất Nước. Có thể nói cho thuê tài chính là một kênh dẫn vốn hiệu quả đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt nam hiện nay. Do đó, việc cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các công ty cho thuê tài chính nói riêng và của Nhà nước nói chung. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động cho thuê tài chính các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, đề cập đến những nội dung, khái niệm cơ bản về cho thuê tài chính, trình bày một cách khái quát những vấn đề lý luận về hoạt động cho thuê tài chính như : đặc thù cảu hoạt động cho thuê tài chính, các loại hình cho thuê tài chính, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Thứ hai, trình bày quá trình hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính, đánh giá thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại các Công ty cho thuê tài chính trong những năm vừa qua. Từ đó, rút ra những vấn đề cơ bản còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế để đưa ra phương hướng giải quyết.
Thứ ba, từ thực trạng của hoạt động CTTC tại Việt Nam hiện nay nói chung và tình hình kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính Việt Nam những năm gần đây nói riêng để để nêu ra những giải pháp, kiến
nghị có tính khả thi nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính.
Với nội dung trình bay như trên, hy vọng rằng những nhận định và kiến nghị của em thông qua luận văn lần này có thể đóng góp được phần nào cho sự phát triển của các công ty cho thuê tại Việt Nam nói riêng và thị trường cho thuê tài chính Việt Nam nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện, một phần vì thời gian cũng như ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 và lượng kiến thức còn hạn chế, nên khó tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy Cô giáo để bài luận được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo:
1. Chính Phủ (2001). Nghị định của Chính Phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính (tr.1-14).
2. Chính Phủ (2008). Nghị định số 95/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính (tr.2-5)
3. Chính Phủ (2011). Nghị định 10/2011/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
4. Chính Phủ (2005). Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 (tr.1-4)
5. Chính phủ (2010). Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản (tr. 5-7)
6. Chính Phủ (1995). Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 về Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam (tr.1-5).
7. Bộ Tài Chính (2006). Quyết định 165/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) (tr.1-3).
8. Thủ Tướng Chính Phủ, 2020. Quyết định 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
9. Ngân hàng Nhà nước (1995). Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995 ban hành thể lệ tín dụng thuê mua (tr.2)
10. Ngân hàng Nhà nước (2004). Quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ngày 15/6/2004 ban hành quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính. (tr.1-2)
11. Ngân hàng Nhà nước (2007). Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy đinh tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 (tr.1-5)
12. Ngân hàng Nhà nước (2006). Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính (tr.2-4)
13. Ngân hàng Nhà nước (2006). Thông tư số 08/2006/TT-NHNN ngày 12/10/2006 hướng dẫn hoạt động cho thuê hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ Thông tư số 09/2006/TT- NHNN hướng dẫn hoạt động bán các khoản phải thu (tr.1-5).
14. Ngân hàng Nhà nước. (2006). Thông tư số 07/2006/TT-NHNN ngày 07/9/2006 hướng dẫn về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ (tr.1-5)
15. Ngân hàng Nhà nước. (2005). Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (tr.1-4)
16. Ngân hàng Nhà nước (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín (tr.2-7)
17. Lê Kim Khánh. (2010). Phát triển thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam
(Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp.HCM).
18. Nguyễn Thị Trúc Phương. (2012). Nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho thuê tài chính ngân
hàng Á Châu giai đoạn 2012-2020 (Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế
Tp.HCM).
19. Đỗ Bích Liên. (2013). Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam
20. Lâm Thị Thu Hà. (2014). Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại Việt Nam
(Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM).
21. Đào Bích Ngọc. (2007). Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (số 216/2020), 55-86.
22. Ross Westerfield Jaffe. (2007). Tài chính doanh nghiệp (tr.719-743). NXB Kinh tế Tp.HCM. Hồ Chí Minh.
23. Hoàng Thị Thanh Hằng. (2012). Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí phát triển và Hội nhập (số 4), 34-38.