3 CHƢƠNG : GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
3.2.2 Nâng cao chất lượng, cải thiện quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định:
Hiện nay, quy trình thẩm định vẫn đã và đang là bài toán khó khăn của cả công ty cho thuê tài chính lẫn người đi thuê, việc quy trình vẫn còn đang mang xu hướng tập trung ở các công ty CTTC, nên khi đánh giá phải mất rất nhiều công đoạn từ lúc thu hồ sơ, viết báo cáo, nhận xét từ hội đồng thẩm định đến lúc ra quyết định tốn rất nhiều thời gian và ngược lại thì phía người đi thuê cũng ảnh hưởng rất nhiều trong việc cung cấp hồ sơ thẩm định, theo dõi tiến trình hồ sơ và có thể bị lỡ cơ hội đầu tư khi chưa chuẩn bị tốt phương án tài chính gây thiệt hại đối với công ty cũng như công ty CTTC.
Do đó, để đẩy mạnh tốc độ phát triển trong tương lai, các công ty CTTC cần phải cái thiện quy trình, tiết kiệm thời gian hơn trong việc đánh giá khách hàng nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro khi lượng khách hàng ngày một tăng cao.
Tiêu chí đánh giá:
Đa phần các công ty cho thuê tài chính hiện nay còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ thẩm định cho thuê tài chính, và hầu hết là vận dụng kiến thức thẩm định từ nghiệp vụ thẩm định của ngân hàng việc này phần nào cũng ảnh hưởng đến việc nhận định rủi ro.
Việc thẩm định khách hàng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty CTTC. Khi đánh giá khách hàng cần xem xét ở nhiều góc độ khác nhau như: tư cách pháp nhân, thể nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền thu nhập, các chỉ số tài chính, dự án đang triển khai nôm na là đầu ra của khách hàng …và công tác thẩm định khách hàng cho thuê tài chính đòi hỏi độ chính xác, sự tập trung cũng như việc đưa ra cái nhìn tổng quan nhất có thể, do đó thẩm định viên phải trao đồi các kiến thức chuyên ngành, sự hiểu biết đa dạng về thị trường, về công nghệ kỹ thuật của ngành, của tài sản cho thuê.
Qua đó, để cải thiện chất lượng thẩm định, các công ty CTTC cần phải hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá thẩm định rõ ràng và thực tế hơn như việc phân loại
chính công ty, hình thức kinh doanh, dư nợ khách hàng …), nhóm hai là rủi ro tài sản thuê cụ thể là tính thanh khoản (gồm: loại tài sản, năm sản xuất, thương hiệu, tỷ lệ tài trợ, hình thức bảo lãnh thêm…) để đánh giá một cách trực tiếp hơn, chính xác hơn để đưa ra phương án tối ưu nhất cho cả người thuê và bên cho thuê tài chính.
Năng lực thẩm định viên:
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trên thế giới, luôn liên tục đổi mới không ngừng đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho thế giới nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhưng ngược lại bên cạnh đó cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng mà các doanh nghiệp hay đơn vị CTTC cần lường trước. Lợi ích các công ty CTTC nhận được là việc đầu tư mới máy móc thiết bị liên tục, giúp mang lại nhiều nhu cầu đầu tư, nhiều khách hàng cho công ty CTTC mà từ đó, về phía công ty CTTC khi nhận biết được lợi ích thì hiển nhiên sẽ đi kèm với rủi ro. Do vậy, việc đào tạo cũng như trau đồi, cập nhật thêm lượng kiến thức lớn cho thẩm định viên là việc làm tất yếu, cần được chú trọng nhiều hơn, các công ty CTTC cần tổ chức các chương trình đào tạo liên kết trong cũng như ngoài nước để không bị tụt hậu so với thị trường, cũng cố và đảm bảo việc kiểm soát rủi ro trong kinh doanh.