Công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG BỐ MINH BẠCH THÔNG TIN pps (Trang 85 - 137)

Công ty chứng khoán với tư cách là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tuy chịu sự quản lý của UBCK nhưng vẫn có sựđộc lập nên thật không dễ dàng để công ty chứng khoán từ bỏ mục tiêu lợi nhuận và tuân thủ theo những đề xuất giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin (đây chính là lợi thế của các công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh). Một số kiến nghị đối với các công ty chứng khoán là:

Tuân thủ những pháp luật về thực hiện giao dịch, không ưu đãi cho khách hàng mua bán khống chứng khoán, không tạo điều kiện để khách hàng thao túng giá cổ phiếu…

Nếu khách hàng phải thực hiện công bố thông tin theo quy định trước khi giao dịch, thì công ty chứng khoán phải chờđến khi khách hàng công bố thông tin đầy đủ và được sựđồng ý của UBCK mới thực hiện giao dịch.

Không nên cung cấp thông tin về hoạt động tư doanh nếu chưa có sự cho phép của UBCK

Cần phải có sự bảo đảm với thông tin cung cấp cho NĐT thông qua các báo cáo phân tích, kiến nghịđầu tư thay vì hiện nay trách nhiệm của các công ty chứng khoán vẫn để ngỏ trong các báo cáo phân tích này, vì đây cũng là nguồn thông tin để NĐT tham khảo, có ảnh hưởng đến tâm lý NĐT và thị trường.

Giới hạn phạm vi các báo cáo phân tích liên quan đến hoạt động của công ty nếu không có nguồn thông tin chính thống từ Công ty và cần nhận được sự cho phép của công ty vì khi thông tin được công khai thì chi phí mà Công ty gánh chịu từ thông tin sai lệch sẽ rất lớn.

Cần có những quy định về trách nhiệm của các công ty chứng khoán trong hoạt động công bố thông tin về các công ty niêm yết vì các công ty chứng khoán có tiến hành thu phí khi phát hành các Báo cáo phân tích, nên không thể không chịu trách nhiệm trước thông tin mà mình đưa ra, từđó chấn chỉnh, nâng cao ý thức cùa công ty chứng khoán về công bố thông tin, giúp góp phần nâng cao chất lượng thông tin cho NĐT, giảm thiểu những tổn thất và thiệt hại khi thông tin có sự sai lệch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 cung cấp những đề xuất giải pháp chương này đề xuất giải pháp để cải tiến hệ thống công bố hiệu quả hơn xét trên các góc độ của công ty niêm yết, nhà đầu tư và thị trường. Các biện pháp đưa ra để các nhà hoạch định chính sách và các công ty tham khảo nhằm cải tiến số lượng và chất lượng thông tin công bố cũng như nâng cao ý thức của nhà đầu tư Việt Nam, từđó có thể xây dựng nên hệ thống công bố phát triển hoàn thiện hơn.

KT LUN

Thông qua đề tài, chúng ta cũng phần nào nhận biết những vấn đềđang tồn tại hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam về hoạt động công bố minh bạch thông tin. Công bố minh bạch thông tin chính là nhân tố quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển bền vững của thị truờng chứng khoán. Trong thời gian vừa qua hàng loạt những vấn đề về sai phạm thông tin, thiếu minh bạch trong công bố thông tin xuất hiện đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà đặc biệt là đối nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư là thành viên quan trọng nhất của thị trường, chính năng lực tài chính, quyền lợi và kiến thức của họ quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. Sự phát triển của thị truờng chứng khoán đồng nghĩa với trình độ và yêu cầu thông tin của nhà đầu tư cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Do đó bảo vệ nhà đầu tư chính là bảo vệ sự bền vững của thị trường.

Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn đóng góp cho công ty và nhà đầu tư nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin cũng như chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động công bố tìm kiếm thông tin, giúp môi trường thông tin hoàn thiện tốt hơn trong tương lai. Từ đó, công ty có chi phí sử dụng vốn ngày càng giảm đi và gặp thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác nhau, gia tăng mức vốn hóa thị trường. Chính phủ, cơ quan quản lý, nhà tạo tập thị trường có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng thị trường chứng khoán và công ty niêm yết để đưa ra các chính sách thích hợp nhằm hướng dẫn cũng như giảm thiểu những hình thức biến tướng có hại cho thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư ngày càng chủ động trong hoạt động đầu tư, dễ dàng tiếp cận với những nhiều nguồn thông tin tin cậy và đặc biệt là cùng được đặt trên một sân chơi công bằng, bình đằng.

Trong quá trình thực hiện do hạn chế về mặt thời gian cũng như các yếu tố khách quan khác nên đề tài chưa thể phân tích và đo lường cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích chi phí ở Việt Nam ra sao, cũng như xác định ngưỡng thông tin tối thiểu cho các công ty mặc dù theo nguyên tắc OECD thì các quy định pháp luật hiện nay về công bố thông tin là khá bao quát. Mười năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là con số nhỏ, đã đến lúc cần có những nhận định và quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến vấn đề công bố minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, cụ thể là trong tương lai có thể xây dựng mô hình và đo lường mối quan hệ

giữa giá trị công ty và tính minh bạch thông tin cũng như phân tích thêm những khía cạnh khác về lợi ích chi phí kết hợp mở rộng phạm vi khảo sát hơn nữa để có một cái nhìn toàn diện hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cuối cùng để các đề xuất và gợi ý chính sách có khả thi trong thực tiễn, đề tài mong muốn sự tự nguyện từ bản thân công ty niêm yết, sự nhận thức đúng đắn và đòi hỏi quyền lợi ngày càng cao từ phía nhà đầu tư, cũng như từ phía cơ quan quản lý là sự hoàn chỉnh thống nhất các quy định pháp luật, gia tăng năng lực tổ chức quản lý và giám sát thị trường.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Tài liệu tiếng Việt

Bộ Tài chính, Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, áp dụng từ 1.3.2010.

Quy Chế Công Bố Thông Tin Số 09/QĐ-SGDHCM

Quy Chế Niêm Yết Chứng Khoán 168/QĐ-SGDHCM

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Tạp chí Phát triển KT “Minh Bạch Thông Tin Trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Tài liệu tiếng Anh

David Weil (2002), “The Benefits and Costs of Transparency: A Model of Disclosure Based Regulation”.

Christian Leuz và Peter Wysocki (3/2008), “Economic Consequences of Financial Reporting and Disclosure Regulation: A Review and Suggestions for Future Research”.

Hsiang-Tsai Chiang and Li-Jen He, Corporate Governance: An International Review, 2010, 18(1): 18–31, Board Supervision Capability and Information Transparency.

OECD (2004), OECD Principles of Corporate Governance 2004.

OECD, Methodology for assessing the implementation of the OECD principles of Corporate Govarnance.

Sandeep A. Patel, George Dallas (October 16 2002), Transparency and Disclosure:Overview of Methodology and Study Results—United States : 98 Individual

Transparency and Disclosure Questions.

Yerevan (May 2006), International Finance Corporation, Public disclosure and transparency.

Tổ chức trong nước

Báo điện tử Vietnamnet http://vietnamnet.vn

Bộ tài chính www.mof.gov.vn

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM http://www.hsx.vn Tạp chí phát triển kinh tế www.tcptkt.ueh.edu.vn Hội kiểm toán viên nghề nghiệp Việt Nam www.vacpa.org.vn Thời báo Kinh tế Việt Nam http://vneconomy.vn Ủy ban chứng khoán nhà nước www.ssc.org.vn

Website www.saga.com.vn www.vafi.org.vn http://kiemtoan.com.vn http://www.tapchiketoan.com http://cafef.vn http://stox.vn http://kinhtetaichinh.blogspot.com www.sirvina.com

Website của 122 công ty niêm yết trong danh sách khảo sát.

Tổ chức quốc tế www.wikipedia.com

PHỤ LỤC A

NGUYÊN TẮC CỤ THỂ

VỀ CÔNG BỐ - MINH BẠCH THÔNG TIN CỦA OECD

Ở hầu hết các quốc gia trong OECD, phần lớn thông tin, bao gồm những thông tin bắt buộc và thông tin không bắt buộc, được biên soạn bởi các công ty chưa niêm yết và công ty thương mại,

rồi sau đó được công bố cho nhiều đối tượng sử dụng bên ngoài. Công bố thông tin được yêu cầu tối thiểu mỗi năm một lần, tuy nhiên một số quốc gia yêu cầu công bố theo định kì giữa năm, hằng quý hay thường xuyên hơn tùy theo thông tin đó có ảnh hưởng như thế nào đến công ty. Các công ty thường xuyên chủ động công bố thông tin, thay vì thực hiện các yêu cầu công bố tối thiều, thể hiện trách nhiệm với yêu cầu thị trường.

Một hệ thống công bố thông tin hiệu quả có khả năng thúc đNy tính Minh bạch, là yếu tố then chốt của thị trường với vai trò làm nền tảng cho công tác điều hành ở các công ty và gia tăng năng lực của các cổđông trong việc thực hiện quyền sở hữu dựa trên hiểu biết cơ bản về thông tin được công bố. Kinh nghiệm ở các quốc gia có thị trường vốn rộng lớn và năng động cho thấy rằng hoạt động công bố thông tin có thể là một công cụ quan trọng để tác động lên ứng xử của các công ty và bảo vệ nhà đầu tư. Một hệ thống công bố thông tin hiệu quả có thể giúp thu hút thêm vốn và duy trì niềm tin cho thị trường. Ngược lại, hoạt động công bố yếu kém và hành xử không minh bạch có thể gia tăng hành vi thiếu đạo đức và tăng chi phí cho thị trường, không chỉ riêng công tyvà cổ đông công ty đó mà cho cả nền kinh tế. Các cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng yêu cầu tiếp cận với thông tin một cách thường xuyên, các thông tin đáng tin cậy và có khả năng so sánh thật chi tiết để họ tiếp cận với vấn đề quản lý và thực hiện những quyết định rõ ràng vềđịnh giá, quyền sở hữu và quyền biểu quyết. Thông tin không trung thực hoặc không rõ ràng sẽ phương hại đến hoạt động của thị trường, tăng chi phí vốn và kết quả là phân bổ nguồn lực không hiệu quả.

Công bố thông tin có thể giúp cải thiện sự am hiểu của cộng đồng về cấu trúc và những hoạt động của công ty, chính sách, sự tuân thủ những tiêu chuNn về môi trường, đạo đức và những mối quan hệ của công ty đó với cộng đồng nơi mà họ hoạt động.

Những quy định về công bố thông tin có thể gây ra những gánh nặng điều hành hay tăng chi phí không cần thiết cho công ty. Không có công ty nào mong muốn công bố ra bên ngoài những thông tin sẽ gây nguy hại lên vị trí cạnh tranh của họ, nếu thông tin là không cần thiết cho quyết định đầu tư và tránh những hiều lầm của nhà đầu tư về công ty. Và để xác định những thông tin tối thiểu nào nên được công bố, nhiều quốc gia đã áp dụng khái niệm về sự trọng yếu. Những thông tin trọng yếu có thểđịnh nghĩa là những thông tin mà sự thiếu sót hay sai lệch của những thông tin đó có thểảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng nó.

Nguyên tắc quản trị Công ty của OECD hỗ trợ kịp thời cho hoạt động công bốở hầu hết các thay đổi quan trọng của một công ty, xảy ra giữa các kì báo cáo. Đồng thời các nguyên tắc này cũng hỗ trợ báo cáo thông tin song song đến các cổđông để bảo đảm tính công bằng trong đối xử. Trong việc duy trì mối quan hệ gắn kết với nhà đầu tư và thành phần tham gia thị trường, các công ty phải thật sự thận trọng tránh vi phạm những nguyên tắc cơ bản vềđối xử công bằng.

A. Các thông tin công bố là không có giới hạn, nhưng chủ yếu là: 1. Tình hình tài chính và Kết quả hoạt động của công ty:

Báo cáo tài chính được kiểm toán thể hiện tình hình và hoạt động tài chính của công ty (Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) - là nguồn thông tin được sử dụng rộng rãi nhất của công ty. Theo hình thức hiện hữu, Báo cáo tài chính có hai mục tiêu cơ bản: giám sát hoạt động của công ty một cách hợp lý và cung cấp những thông tin cơ bản đểđịnh giá chứng khoán. Kể cả việc bàn luận của ban quản lý và những phân tích về tình hình hoạt động của công ty cũng có trong các báo cáo thường niên. Những báo cáo này sẽ rất hữu ích khi kết hợp với báo cáo tài chính. Nhà đầu tưđặc biệt thích những thông tin có thể hé lộ cho họ biết về tình hình hoạt động trong tương lai của công ty.

Thất bại của quản trị công ty có thể liên quan tới thất bại trong việc công bố thông tin tổng quan về công ty, cụ thể như những khoản mục ngoại bảng cân đối kế toán (là những tài khoản phản ánh những tài sản hiện có ở công ty nhưng không thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của công ty). Do đó việc công bố thông tin về những giao dịch liên quan đến toàn bộ công ty đặc biệt quan trọng, những thông tin này phải phù hợp với những chuNn mực quốc tế và phải bao gồm cả thông tin về nợ tiềm tàng và giao dịch ngoại bảng cũng như mục tiêu hiện hữu của công ty.

2. Mục tiêu công ty:

Bên cạnh những mục tiêu lợi nhuận, công ty còn được khuyến khích công bố những chính sách liên quan đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh, môi trường cũng như chính sách với cộng đồng . Những thông tin như vậy có thể giúp nhà đầu tư cũng như người sử dụng thông tin đánh giá tốt hơn về mối quan hệ giữa công ty và cộng đồng nơi công ty hoạt động, cũng như những cách thức thực hiện mục tiêu của công ty.

3. Quyền sở hữu của cổđông lớn và quyền biểu quyết:

Một trong những quyền cơ bản của nhà đầu tư là được thông báo những thông tin về cơ cấu quyền sở hữu của công ty cũng như quyền lợi của họ so với những chủ sở hữu khác. Những thông tin dạng này nên mở rộng thành thông tin về cấu trúc của một nhóm các công ty (tập đoàn) và quan hệ trong nội bộ tập đoàn. Việc công bố có thể làm minh bạch những định hướng, tính chất và cấu

trúc của tập đoàn. Các quốc gia thường đòi hỏi việc công bố thông tin về quyền sở hữu một khi số lượng chủ sở hữu vượt qua một ngưỡng nhất định. Việc công bố thông tin có thể bao gồm dữ liệu về cổ đông lớn và những cổ đông khác; một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; kiểm soát hoặc có thể kiểm tra thông qua quyền bỏ phiếu đặc biệt, thỏa thuận của các cổ đông, hay những chủ sở hữu có quyền kiểm soát hoặc sở hữu số lượng lớn cổ phiếu, những mối quan hệ sở hữu chéo và bảo lãnh chéo nhau.

Riêng đối với các mục tiêu thực thi theo pháp luật và để nhận biết được những xung đột lợi ích tiềm Nn liên quan đến giao dịch với các đối tác và giao dịch nội gián, thông tin về hồ sơ của quyền sở hữu phải được bổ sung cùng với những thông tin về những ích lợi của quyền sở hữu. Trong trường hợp những cổ phần lớn được nắm giữ thông qua các cơ cấu hoặc dàn xếp trung gian, thì các cơ quan thực thi pháp luật và / hoặc thông qua quá trình tư pháp nên quy định công ty ít nhất phải công bố thông tin về quyền lợi của người chủ sở hữu. “ Những sự lựa chọn đểđạt được lợi ích về quyền sở hữu và kiểm soát thông tin” của OECD là một công cụ tự đánh giá hữu ích cho các quốc gia muốn đảm bảo việc tiếp cận thông tin về lợi ích của chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG BỐ MINH BẠCH THÔNG TIN pps (Trang 85 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)