6. Bố cục của đề tài
2.1.2. Xu hướng du lịch của giới trẻ
Du lịch nội địa đang có những chuyển động không ngừng. Từ đó xuất hiện nhiều xu hướng du lịch mới lạ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách với nhiều độ tuổi khác nhau.
Xu hướng du lịch tiết kiệm
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người lựa chọn du lịch tự túc, du lịch cùng người dân địa phương hay đặt chỗ qua các nhà tổ chức du lịch. Khi sử dụng dịch vụ từ đơn vị tổ chức tour, họ sẽ thiết kế lịch trình cụ thể để bạn yên tâm tận hưởng kỳ nghỉ tiết kiệm của mình.
Chỉ cần tra cứu thông tin trên internet, bạn hoàn toàn có thể tìm ra nhiều tour du lịch giá rẻ với đầy đủ thông tin lịch trình của chuyến đi (điểm đến, chỗ ở, dịch vụ, chi phí…). Ngoài ra, bạn có thể so sánh nhiều mức giá và được hỗ trợ ngay khi có vấn đề xảy ra.
Xu hướng du lịch xanh
Trước những biến đổi khí hậu rõ rệt, nhiều người đã quyết định tổ chức hành trình du lịch xanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Có người muốn lưu trú tại homestay được xây dựng bằng cách tái chế đồ dùng cũ. Có người lựa chọn những nơi hạn chế sử dụng nhựa một lần hoặc các điểm đến kinh doanh sản phẩm thủ công.
Xu hướng này không mới nhưng mang lại những trải nghiệm mới, thiết thực và ý nghĩa. Họ sẵn sàng tham gia nhặt rác trên bãi biển, dọn dẹp cống rãnh, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên… hoặc bất kỳ chiến dịch nào liên quan đến việc bảo tồn và gìn giữ môi trường.
Xu hướng du lịch “lướt, chạm”
Sẽ rất thiếu sót nếu bỏ qua các tour du lịch giá rẻ theo xu hướng hiện đại này. Với sự phổ biến của internet và thiết bị thông
minh, bạn chỉ cần lướt, chạm để sở hữu chuyến du lịch chỉ trong vài phút. Xu hướng du lịch “lướt, chạm” giúp du khách cập nhật thông tin thường xuyên về các điểm đến, mua vé dễ dàng, đặt tour nhanh chóng và quản lý lịch trình chi tiết. Xu hướng này cũng thúc đẩy các nhà tổ chức tour du lịch nâng cấp website và ứng dụng để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.
Xu hướng du lịch trái mùa
Kiểu du lịch này dành cho những ai thích sự khác biệt. Thay vì du lịch Đà Lạt vào mùa khô, nhiều người lại thích đi vào những tháng mưa lạnh, ít người và ít lễ hội. Xu hướng du lịch này thường có mức giá phải chăng do không phải mùa du lịch lý tưởng.
Đây là cơ hội để du khách có những trải nghiệm chân thật về văn hóa, thời tiết, con người và đặc sản địa phương. Hơn nữa, loại hình du lịch này cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương lúc trái mùa
Xu hướng du lịch Bleisure Trips
Xu hướng du lịch Bleisure Trips (Business trips with Leisure trips) là kết hợp những chuyến công tác với kỳ nghỉ. Xu hướng này được nhiều doanh nghiệp, công ty lựa chọn. Những chuyến Bleisure Trips thường kéo dài từ 5 ngày trở lên với các hình thức teambuilding, hội nghị, hội thảo tổng kết…
Xu hướng này không chỉ giúp nhân viên có tinh thần làm việc hiệu quả mà còn gắn kết họ với nhau. Hơn nữa giúp họ cân bằng trong công việc và tiết kiệm chi phí cho nhiều chuyến đi
2.1.3. Du lịch tại Tam Đ7o a. Giới thiệu về Tam Đ7o
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa
Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo có tổng diện tích tự nhiên là 214,85ha. Dân số là 693 nhân khẩu với 259 hộ chia làm 02 thôn: Thôn 1 và thôn 2; Khu du lịch Tam Đảo nằm chủ yếu tại thôn 1 và 1 phần của thôn 2 (Khu nghỉ dưỡng cao cấp Belvedere Resort .
Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo.
Khu du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18oC – 25oC. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27oC – 38oC thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày.
Khu du lịch Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Ngày nay Tam Đảo đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong nước, mỗi năm đón hàng trăm ngàn lượt khách trong nước và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu…
b. Tình hình du lịch Tam Đ7o 2020 - 2021
Cũng như những điểm đến du lịch khác, thời gian vừa qua Tam Đảo cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triên du lịch bởi đại dịch Covid- 19 bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam vào tháng 2/2020. Tháng 6/2020, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương chia sẻ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch thế giới và Việt Nam nhưng chúng ta rất tự hào Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và hoạt động kinh tế xã hội dần đã trở lại. Vì vậy, để thúc đẩy du lịch nội địa các địa phương, doanh nghiệp cần có những hành động cụ thể như giảm hoặc miễn phí tham quan, xây dựng các gói kích cầu du lịch nội địa với giá hợp lý, bên cạnh đó cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý điểm đến, vệ sinh môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Là một trong những tỉnh xuất hiện dịch bệnh Covid- 19 đầu tiên trong cả nước, ngay những tháng đầu năm 2020, tình trạng khách hủy tour, hủy phòng, hủy dịch vụ tăng mạnh khiến ngành du lịch tỉnh lao đao, một số doanh nghiệp, đặc biệt là khối nhà hàng, khách sạn trên địa bàn hoạt động cầm chừng, cắt giảm nhân viên, thậm chí một số đơn vị phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên, trên cơ sở khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, ngành du lịch tỉnh đã sát cánh cùng các doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp, trong đó, phải kể đến công tác xúc tiến du lịch gắn với xây dựng tiêu chí an toàn phòng chống dịch Covid-19; triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch với mức ưu đãi giảm giá từ 30-50% dịch vụ; xây dựng các sản phẩm du lịch mới; đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp, tạo dựng những tour du lịch nội địa hấp dẫn để thu hút khách du lịch
Tổng số lượt khách tham quan du lịch năm 2020 ước đạt: 4.760.000 lượt khách đạt 68% so kế hoạch, giảm 28% so với cùng kỳ (trong đó: khách quốc tế: 26.500 lượt khách, khách nội địa: 4.733.500 lượt khách). Tổng doanh thu du lịch ước đạt: 1.255 tỷ
đồng đạt 57% so kế hoạch (giảm 35 % so cùng kỳ. Công suất sử dụng phòng đạt 30% đến 35%
Tính đến 30/11/2020, trên địa bàn tỉnh hiện có 445 cơ sở lưu trú du lịch với 7.760 buồng, 2.759 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 4 khách sạn 5 sao; 01 khách sạn 4 sao; 6 khách sạn 3 sao; 47 khách sạn 2 sao; 24 khách sạn 1 sao và 363 sơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2009. Tiếp nhận và xử lý 162 bộ hồ sơ của các tổ chức cá nhân; trong đó; 23 thẻ hướng dẫn viên du lịch và 24 khách sạn đạt tiểu chuẩn xếp hạng sao. Kiểm tra và ra thông báo cho 115 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 14 đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; trong đó có 06 đơn vị có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành Quốc tế với thị trường khách Inbound chủ yếu từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Lượng khách Outbound do các Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Các Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành hoạt động ngày một phát triển có các chương trình tour chất lượng, phong phú và đa dạng, tổ chức các tour du lịch trong nước, Quốc tế, đưa đón khách từ các tỉnh đến đi và giới thiệu, quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc với nhiều điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên, một số công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành hoạt động còn mang tính thời vụ, chưa chuyên nghiệp, chưa đưa đón được hết lượng khách trong tỉnh đi
du lịch Quốc tế và các tỉnh trong nước, chưa quảng bá giới thiệu sâu rộng về du lịch Vĩnh Phúc với khách du lịch Quốc tế và khách nội địa khi đến du lịch tại Vĩnh Phúc.
Tháng 1/2021,tổng số lượt khách ước đạt là: 330.000 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế là 1.800 lượt khách. Khách nội địa là 328.200 lượt khách. Doanh thu ước đạt: 93 tỷ đồng. Sang tới tháng 2/2021, tổng số lượt khách ước đạt là: 300.000 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế là 1.700 lượt khách. Khách nội địa là 298.300 lượt khách. Doanh thu ước đạt: 90 tỷ đồng
Năm 2021, trong bối cảnh được dự báo sẽ tiếp tục phải thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội, năm 2021, ngành du lịch Vĩnh Phúc sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp kích cầu, tăng cường liên kết với các địa phương, nhất là các địa phương trong vùng để thúc đẩy các hoạt động lữ hành sau dịch Covid-19. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm của tỉnh; không ngừng đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc đến bạn bè trong nước và quốc tế…Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương chia sẻ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch thế
giới và Việt Nam nhưng chúng ta rất tự hào Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và hoạt động kinh tế xã hội dần đã trở lại. Vì vậy, để thúc đẩy du lịch nội địa các địa phương, doanh nghiệp cần có những hành động cụ thể như giảm hoặc miễn phí tham quan, xây dựng các gói kích cầu du lịch nội địa với giá hợp lý, bên cạnh đó cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý điểm đến, vệ sinh môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đề ra mục tiêu trong năm 2021 sẽ đón 8 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 2.500 tỷ đồng.
2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên các cơ sở lý thuyết vừa đề cập, nhóm xin đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến như hình. Mô hình áp dụng dành cho cả người chưa từng tới và đã từng tới du lịch tại điểm đến. Các yếu tố cũng như thang đo cụ thể sẽ được phân tích tổng và hiệu chỉnh (nếu có) sau khi có kết quả điều tra thực tế.
Hình 2.1. Mô hình đề xuất của nghiên cứu lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất)
ĐWng cơ đi du lịch
Động cơ đi du lịch là lực thúc đẩy hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu du lịch của cá nhân. Động cơ du lịch bao gồm: động cơ về thể chất tinh thần, động cơ văn hóa, động cơ về giao tiếp, động cơ thăng tiến và khẳng định bản thân.
Yếu tố này đề cập đến mục đích của việc lựa chọn điểm đến của du khách gì? Ví dụ như đi du lịch Tam Đảo với mục nghỉ dưỡng hay là thăm viếng người thân…
C7m nhận về điểm đến (Thái đW)
Moutinho (1987); Gartner (1993); Baloglu và Brinberg (1997); Walmsley và Young (1998); Baloglu và McCleary (1999) (trích trong Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang và Lương Quỳnh Như (2013)) nhìn nhận hình ảnh điểm đến được tạo nên bởi cách hiểu dựa vào lý tính và cảm tính của người tiêu dùng và là kết quả của hai thành phần có liên quan chặt chẽ nhau, cụ thể là: những đánh giá dựa vào nhận thức, là niềm tin và kiến thức riêng của mỗi cá nhân đối với đối tượng và những đánh giá dựa trên cảm xúc, là những cảm giác của cá nhân về đối tượng.
Cảm nhận của khách du lịch đối với điểm đến du lịch là tất cả quan điểm, lòng tin, mong muốn và phản ứng của người tiêu dùng đối với điểm đến du lịch đó.
Yếu tố này được hình thành thông qua kinh nghiệm quá khứ và là một liên kết giữa tư tưởng và hành vi (Chris Fill, 2006).
Cấu trúc thành phần bao gồm:
- Ý thức được hình thành từ nhận thức và niềm tin.
- Tình cảm được hình thành từ ý thức được thỏa mãn mong muốn.
- Ý định được hình thành từ khuynh hướng tiếp cận đối tượng. Do đó, yếu tố cảm nhận về điểm đến được đo lường bởi các thuộc tính như: nhận thức và niềm tin về một điểm đến du lịch, tình cảm của khách du lịch đối với điểm đến du lịch đó như thế nào, ý định của cá nhân đối với điểm đến du lịch đó.
Nhóm tham kh7o
Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ và hành vi của một người nào đó được gọi là nhóm liên quan (nhóm tham khảo). Yếu tố này đề cập đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch này của du khách bị ảnh hưởng bởi thành phần nào trong nhóm tham khảo: bạn bè và người thân, cộng đồng khách du lịch hay là người dân địa phương.
Chi phí chuyến đi
Theo Middleton (1994), “giá là một trong bốn đòn bẩy chính của tiếp thị hỗn hợp”, ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách du lịch. Yếu tố này đề cập đến giá tour của chương trình du lịch đối với một điểm đến là cao hay thấp, có hợp lý hay không, và nó ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn điểm đến đó của khách du lịch. Ngoài ra yếu tố này cũng xem xét liệu sự chênh lệch
về giá giữa các điểm đến có chất lượng tương tự nhau ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Truyền thông
Truyền thông là cách thức truyền tải về hình ảnh tích cực hay tiêu cực của một điểm đến du lịch đến khách du lịch tiềm năng.
Đo lường yếu tố này tức là đo lường cách thức và phương tiện nào mà khách du lịch biết đến về thông tin và hình ảnh của một điểm đến.
Đặc điểm của điểm đến
Các đặc điểm của điểm đến là yếu tố đầu vào bên ngoài quan trọng trong quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch (Um và Crompton, 1990).
Yếu tố này đề cấp đến các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, chính trị sẵn có tại điểm đến đó bao gồm: tài nguyên thiên nhiên; cơ sở hạ tầng chung; cơ sở hạ tầng du lịch; vui chơi giải trí du lịch; văn hóa, lịch sử và nghệ thuật; những yếu tố chính trị và kinh tế; môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; bầu không khí của địa điểm.
Đặc điểm chuyến đi
Mathieson và Wall (1982) nhấn mạnh rằng, các yếu tố của đặc điểm chuyến đi ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch. Các yếu tố đặc điểm chuyến đi đề cập đến: khoảng cách từ nơi cư trú đến điểm đến ngắn hay dài ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa