Chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Nhóm 12 - Tìm hiểu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giai đoạn 2000-2020 (Trang 30 - 32)

Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Trong đó:

Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình. Ví dụ: Hãng xe hơi Mazda (Nhật Bản) chuyển giao công

nghệ sản xuất ô tô cho Công ty Trường Hải để mở rộng thị trường tại Việt Nam. Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật từ Mazda, Trường Hải được phép sản xuất và lắp ráp những chiếc ô tô hoàn chỉnh theo công nghệ của Mazda, sau đó bán cho người tiêu dùng. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

- Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

- Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

- Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ; - Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được

chuyển giao tạo ra;

- Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra; - Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Nhìn chung, hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI đã có đóng góp tích cực đối với đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế. Hoạt động chuyển giao công nghệ vẫn còn có một số tồn tại cần sớm khắc phục như: Định hướng thu hút công nghệ cao, công nghệ khuyến khích đầu tư chưa đạt mục tiêu đặt ra. Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là công nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Những công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp vẫn còn nặng về thành tích lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chưa chú trọng vào việc thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ mới.

Công tác thẩm định công nghệ chưa được quan tâm đúng mức. Nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về nội dung công nghệ. Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, nội dung giải trình công nghệ thường rất sơ sài, trong khi đó, công nghệ lại có đặc điểm quan trọng là hàng hóa vô hình. Để lựa chọn công nghệ phù hợp với mục tiêu của dự án, thường phải đưa ra các phương án công nghệ để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu, xem xét quy trình công nghệ, trình độ công nghệ, nguồn gốc xuất xứ máy móc, thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất… Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, với xu thế đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, nên cơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, đánh giá. Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, hầu hết các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lại không gửi hồ sơ dự án hỏi ý kiến các Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường… thì không có cơ chế để ngăn chặn ngay từ đầu, mà phải đợi đến khi hậu kiểm thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.

Một phần của tài liệu Nhóm 12 - Tìm hiểu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giai đoạn 2000-2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)