Thị trường đầu tư

Một phần của tài liệu Nhóm 12 - Tìm hiểu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giai đoạn 2000-2020 (Trang 45 - 49)

Biểu đồ so sánh thu hút vốn FDI của 7 nước ASEAN năm 2019; Triệu USD

3.2.2. Thị trường đầu tư

Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền thống như Lào (có 259 dự án với 3,9 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 27% tổng số dự án và 26% tổng vốn đăng ký đầu tư), Campuchia (có 171 dự án và 3,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 18% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tư).

Tính theo quốc gia, trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 25 quốc gia, vùng lãnh thổ. Với 1 dự án quy mô vốn lớn 59,8 triệu USD, Tây Ban Nha là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư. Hoa Kỳ xếp thứ 2 với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 44,3 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Campuchia xếp thứ 3 với tổng vốn đầu tư 38 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Malaysia, Nam Phi, Canada...

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư sang Liên bang Nga 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 968 triệu USD, 2 dự án sang Venezuela với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD và 6 dự án sang Peru với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác. Một số thị trường khác cũng tập trung nhiều vốn như An-giê-ri, Malaysia, Myanmar, Hoa Kỳ…

Trong 10 tháng qua, có 22 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 3 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 305,3 triệu USD, chiếm 47,3% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ hai là Campuchia với tổng vốn đầu tư gần 89,4 triệu USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Israel, Lào… với vốn đầu tư đạt gần 66,6 triệu USD và trên 47,8 triệu USD.

3.2.3. Lĩnh vực đầu tư

Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào ngành khai khoáng là nhiều nhất (111 dự án và 5,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11,5% tổng số dự án và 34% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp (125 dự án và 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án và 18% tổng vốn đầu tư). Đây là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác như thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (Viettel, Vinamilk, các công ty con của Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước), đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng. Trong năm 2014, có 12,5% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76% dự án của các công ty tư nhân. Trong đó, nhiều công ty đã có tên tuổi trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng bắt đầu đầu tư ra nước ngoài (FPT, BKAV, Tôn Hoa Sen, Kym Đan, chuyển phát Tín Thành...).

Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài, có một phần đáng kể vốn được thực hiện thông qua việc mua sắm, sử dụng hàng hóa, máy móc, thiết bị, dịch vụ từ trong nước. Điều này góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài. Trong nước (không chuyển ra nước ngoài). Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn cao su Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản, Viettel, Hoàng Anh - Gia Lai… một phần vốn đầu tư ra nước ngoài được thực hiện để trả cho các nhà thầu của Việt Nam hoặc mua háng hóa, dịch vụ của Việt Nam để chuyển ra nước ngoài thực hiện dự án.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành, lĩnh vực. Trong đó hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 270,8 triệu USD, chiếm 41,9% tổng vốn đầu tư.

Xét trên lĩnh vực đầu tư, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tiếp tục dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 81,9 triệu USD, chiếm 44,7% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ hai là lĩnh vực ngân hàng với 37,1 triệu USD và chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư. Thông tin và truyền thông vượt qua bán buôn, bán lẻ để chiếm vị trí thứ 3 với gần 31 triệu USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.

KẾT LUẬN

Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trên chặng đường xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh, để có những bước tiến chính xác và hiệu quả. Đòi hỏi phải có những quy định để sàng lọc các dự án FDI trong giai đoạn tới. Tuyệt đối không hô hào thu hút theo chiều rộng mà bỏ qua chất lượng thu hút đầu tư.

Hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế của nền kinh tế. Khu vực FDI đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng và ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Không chỉ là môi trường để phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, mà còn là cơ sở chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng các chính sách phù hợp, đồng thuận giữa hai bên, FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Unctad.org 1. Unctad.org

2. Worldbank.org

3. Global foreign direct investment fell by 42% in 2020, outlook remains weak (2021),

https://unctad.org/news/global-foreign-direct-investment-fell-42-2020-outlook- remains-weak, truy cập ngày 14/11/2021

4. TS. Cora Jungbluth (2019), Tracing three decades of foreign direct investment booms and busts and their recent decline, https://ged-project.de/trade-and-investment/foreign- and busts and their recent decline, https://ged-project.de/trade-and-investment/foreign- direct-investment/ , truy cập ngày 14/11/2021

Một phần của tài liệu Nhóm 12 - Tìm hiểu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giai đoạn 2000-2020 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)