Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Nhóm 12 - Tìm hiểu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giai đoạn 2000-2020 (Trang 43 - 45)

Biểu đồ so sánh thu hút vốn FDI của 7 nước ASEAN năm 2019; Triệu USD

3.2. Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoà

3.2.1. Quy mô vốn đầu tư

Biểu đồ 12. Tổng số vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài

Nguồn: United Nations Conference on Trade and Development Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2005, cả nước có 19 dự án được cấp phép đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn hơn 69,6 triệu USD. Như vậy đến hết tháng 7-2005, đã có 132 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện tại 30 nước và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD.

Trong quý I năm 2013 đã có 22 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 720,7 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình cho một dự án đạt trên 32,7 triệu USD.

Trong quý I năm 2013 có 5 lượt dự án tăng vốn đầu tư, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 1,9 tỷ USD. Trong đó có dự án Công ty liên doanh Rusvietpetro của Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại Liên bang nga tăng vốn đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD và dự án thăm dò muối mỏ tại Lào của Tổng công ty hóa chất Việt Nam tăng vốn 518,9 triệu USD. Như vậy, tính chung cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong Quý I năm 2013 đạt 2,65 tỷ USD.

Tính lũy kế đến tháng 4/ 2015, Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20 tỷ USD.

Tính đến tháng 1/2017, Việt Nam có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 21,4 tỷ USD. Trong số này, Lào có 270 dự án, số vốn 5,12 tỷ USD; Campuchia với 191 dự án, số vốn 2,89 tỷ USD; một số quốc gia như Nga, khu vực châu Phi cũng là những thị trường đầu tư tiềm năng… Đặc biệt, Lào và Campuchia là hai quốc gia được các doanh nghiệp Việt lựa chọn đầu tư nhiều nhất nhờ lợi thế về cơ chế, chính sách, khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới.

Đến năm 2020, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu rõ, có 48 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt gần 218,27 triệu USD, bằng 69,4% so với cùng kỳ. Có 18 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm gần 427,76 triệu USD, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.

Lý do vốn đầu tư điều chỉnh tăng mạnh là có dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD. Trong 8 tháng năm 2021, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 575 triệu USD, tăng gần 74,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có 40 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 150,1 triệu USD (bằng 68,7% so với cùng kỳ) và 13 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 424,9 triệu USD (gấp 3,8 lần so với cùng kỳ).

Lũy kế đến 20/10/2021, Việt Nam đã có 1.435 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 21,9 tỷ USD, trong đó tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng; nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Trong đó, 55 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam đạt 98,3 triệu USD. Ngoài ra, có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 84,8 triệu USD.

Một phần của tài liệu Nhóm 12 - Tìm hiểu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giai đoạn 2000-2020 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)