BÀI 9 THÁO LẮP ĐO KIỂM MÁY KHỞI ĐỘNG 1) Mục đích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập mô hình động cơ v6 phục vụ dạy học tại bộ môn kỹ thuật ô tô (Trang 73 - 78)

- Đo bề dày xéc măng: ta dùng thước cặp có độ chính xác 0,02 (mm) để đo bề dày của 3 xéc măng khí và 2 xéc măng dầu.

3) Phƣơng pháp thực hiện.

BÀI 9 THÁO LẮP ĐO KIỂM MÁY KHỞI ĐỘNG 1) Mục đích

1) Mục đích

Tìm hiểu quy trình tháo, lắp máy khởi động. Đo kiểm và chẩn đoán hư hỏng máy khởi động.

2) Yêu cầu

Hiểu rõ nguyên lý làm việc của máy khởi động. Biết cách sử dụng các dụng cụ đo kiểm.

3) Phƣơng pháp thực hiện

Tháo máy khởi động

Hình 4-17: Sơ đồ tháo rã các chi tiết của máy khởi động 1- Vỏ ngoài; 2- Nắp trước; 3- Nắp sau; 4- Chổi than; 5- Khối cực ;

Tháo cụm solenoid:

Tháo hai đai ốc và kéo solenoid về phía sau.

Nhấc đầu của solenoid lên trên và nhả móc của solenoid ra khỏi cần dẫn động

Tháo cụm solenoid ra ngoài

Hình 4-18: Tháo solenoid

1. Dây dẫn; 2. Vỏ máy khởi động; 3. solenoid; 4. Cần gạt; 5. móc

Tháo cụm stato máy khởi động

Tháo hai bulong và kéo nắp sau ra Tách nắp trước ra khỏi stato Tháo cần dẫn động

Hình 4-19: Tháo stato

Tháo chổi than

Kẹp chặt rotor bằng eto (chú ý lót giẻ mềm để tránh làm hỏng rotor). Kéo vấu hãm lên bằng ngón tay để tháo đĩa gắn chổi than.

Tháo chổi than trong khi ép lò xo bằng tua vít dẹp ( chú ý tránh làm xước chổi than).

Hình 4-20: Tháo chổi than và lấy giá đỡ ra ngoài

Tháo lò xo chổi than ra khỏi giá đỡ. Nhấc giá đỡ ra ngoài.

Tháo rotor ra khỏi stato.

Tháo cụm ly hợp máy khởi động. Kẹp chặt rotor bằng eto.

Trược bạc chặn xuống bằng cách lấy tua vít đầu dẹp đẩy nó. Tháo phe hãm: Mở miệng phe hãm bằng tua vít đầu dẹp.

Hình 4-21: Tháo phe hãm và tháo bạc chặn và ly hợp

Quy trình kiểm tra các chi tiết

Hình 4-22: Các bộ phận của động cơ điện

Kiểm tra rotor của động cơ điện

Kiểm tra bằng quan sát: Kiểm tra rotor và cổ góp xem có bị bẩn hay cháy không

Kiểm tra thông mạch của cuộn dây rotor, dùng đồng hồ Ohm đo điện trở giữa hai đầu cổ góp, nếu điện trở rất lớn chứng tỏ cuộn rotor bị đứt bên trong.

Kiểm tra chạm mát của cuộn dây rotor và lõi thép, dùng đồng hồ Ohm đo điện trở giữa cổ góp và lõi thép, hoặc trục của rotor, nếu thông mạch chứng tỏ cuộn dây rotor đã bị chạm mát.

Hình 4-23: Kiểm tra roto máy khởi động

Kiểm tra thông mạch giữa các thanh dẫn: Lấy hai đầu dây thử của đồng hồ, một đầu chạm vào một thanh dẫn trên cổ góp, đầu còn lại chạm vào các thanh dẫn còn lại. Nếu đọc được điện trở nhỏ chứng tỏ các thanh dẫn thông mạch với nhau. Nếu không thông mạch chứng tỏ mối nối giữa thanh dẫn đó và cổ góp bị hở.

Kiểm tra cuộn statocủa động cơ điện

Dùng đồng hồ ohm kiểm tra thông mạch và chạm mát của cuộn stato.

Kiểm tra thông mạch giữa các cuộn stato, dùng đồng hồ Ohm đo điện trở giữa hai đầu chổi than, nếu không thông mạch chứng tỏ cuộn stato bị đứt bên trong.

Kiểm tra chạm mát giữa cuộn stato và võ, dùng đồng hồ Ohm đo điện trở giữa đầu chổi than và vỏ của stato, nếu thông mạch chứng tỏ cuộn stato đã bị chạm mát.

Hình 4-24: Kiểm tra thông mạch và chạm mát cuộn stato

Quy trình lắp và thử máy khởi động

Quy trình lắp ngược lại so với quy trình tháo. Chú ý khi lắp cần gạt ta nên bôi một ít mỡ lên điểm tựa và chú ý chiều cần đẩy khi lắp.

Hình 4-25: Sơ đồ đấu dây thử cuộn kéo và cuộn của solenoid

Nối cực dương acquy vào cọc S và cực âm vào cọc M của solenoid, khớp truyền động và bánh răng phải bị đẩy ra. Nếu khớp truyền động và bánh răng không chạy ra chứng tỏ cuộn dây kéo của solenoid bị hỏng.

Tương tự ta đấu dây mát vào võ máy khởi động để thử khả năng làm việc của cuộn giữ.

Chú ý trong quá trình thử chức năng của cuộn kéo ta nên tháo dây dẫn stato

ra khỏi cọc của solenoid để đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập mô hình động cơ v6 phục vụ dạy học tại bộ môn kỹ thuật ô tô (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)