Kỹ thuật nấu chiết carrageenan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số thích hợp cho công đoạn nấu của quy trình sản xuất carrageenan từ rong sụn bằng phương pháp sử dụng enzyme cellulase (Trang 30 - 32)

M Ở ĐẦU

1.5.2.Kỹ thuật nấu chiết carrageenan

Nấu chiết carrageenan là khâu quan trọng và chủ yếu của toàn bộ quy trình sản xuất carrageenan. Mục tiêu của công đoạn này là dùng nhiệt để hòa tan

carrageenan trong nước tạo điều kiện cho quá trình thu nhận carrageenan dễ dàng và đảm bảo hiệu suất thu hồi carrageenan cao. Trong quá trình nấu chiết có

nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hai mục tiêu này như môi trường nấu chiết, nhiệt độ,

thời gian, lượng nước,…

+ Môi trường nấu chiết

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường nấu chiết có pH = 8.5 là môi trường cho sức đông của carrageenan thu được cao nhất. Khi nấu trong môi

trường kiềm yếu đủ để phá vỡ màng tế bào của rong giải phóng carrageenan ra

dung dịch đồng thời sẽ góp phần trung hòa lượng aicd tạo thành, do đó sức đông

của carrageenan tăng.

+ Nhiệt độ nấu chiết

Muốn nâng cao hiệu suất chiết rút carrageenan cần phải nấu chiết ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ hòa tan của nó. Nếu nhiệt độ nấu chiết cao thì thời gian nấu

giảm nhưng carrageenan bị thủy phân cắt mạch nên sức đông giảm. Nếu nhiệt độ

nấu chiết thấp thì thời gian nấu kéo dài và carrageenan cũng bị thủy phân cắt

mạch làm sức đông giảm và hiệu suất trích ly giảm. Việc nấu chiết ở nhiệt độ

thích hợp sẽ giúp cho việc lọc dễ dàng hơn.

+ Thời gian nấu chiết

Thời gian nấu chiết phụ thuộc vào phương pháp xử lý rong trước khi nấu

chiết, môi trường nấu chiết và nhiệt độ nấu chiết. Nếu thời gian nấu chiết quá dài làm cho một số phân tử carrageenan bị thủy phân cắt mạch làm giảm sức đông. Nếu thời gian quá ngắn thì hiệu suất thu carrageenan thấp.

+ Tỷ lệ nước nấu

Lượng nước nấu ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thu hồi carrageenan. Nếu lượng nước nấu quá lớn dẫn đến dung dịch keo có nồng độ thấp và thể tích dung dịch

chứa carrageenan lớn, gây tốn kém cho việc tách nước, nhưng có ưu điểm là dễ

nhớt lớn khó lọc nên carrageenan còn giữ lại ở nguyên liệu nhiều nên dễ gây thất

thoát carrageenan. Do vậy cần xác định lượng nước nấu hợp lý để sau khi nấu dịch keo thỏa mãn yêu cầu là dịch keo dễ lọc và hiệu suất thu carrageenan cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số thích hợp cho công đoạn nấu của quy trình sản xuất carrageenan từ rong sụn bằng phương pháp sử dụng enzyme cellulase (Trang 30 - 32)