M Ở ĐẦU
1.5.1. Một số phương pháp xử lý rong trước khi nấu chiết
+ Xử lý trong môi trường nước nóng
Môi trường nước nóng có tác dụng:
Làm trương nở tế bào rong.
Tách bớt một lượng nhỏ chất màu, chất khoáng hòa tan.
Làm yếu liên kết glucozide của màng cellulose và màng tế bào cây rong.
+ Xử lý trong môi trường kiềm
Người ta thường dùng NaOH để xử lý rong trước khi nấu chiết. Dung dịch NaOH có tác dụng sau:
Thủy phân bào mòn màng cellulose và phá vỡ nhiều lớp tế bào sắc tố,
khử sắt trong rong.
Dung dịch NaOH có tác dụng khử ion SO42- có trong mixen
Việc sử dụng kiềm để xử lý rong mang lại nhiều ưu điểm tuy nhiên một số
khoáng Ca, Mg,… lại không được tách ra trong môi trường kiềm.
+ Xử lý trong môi trường acid
Môi trường acid có tác dụng sau:
Thủy phân bào mòn màng cellulose của cây rong đồng thời làm suy giảm liên kết màng tế bào chứa carrageenan, làm vỡ tế bào ngoại bì chứa đầy sắc
tố, loại sắc tố ra khỏi cây rong.
Acid có tác dụng khử khoáng và các tạp chất khác.
Môi trường acid có những ưu điểm riêng song cũng còn có những mặt hạn
chế như nó không loại bỏ được ion SO42-….
+ Xử lý bằng formandehyt:
Formandehyt tương tác với protein phá vỡ cấu trúc hydratcacbon có trong
cây rong góp phần nâng cao chất lượng của cây rong, cố định các chất hữu cơ.
+ Xử lý bằng enzyme cellulase
Enzyme cellulase có tác dụng thủy phân bào mòn màng cellulose của thân rong, làm vỡ tế bào ngoại bì chứa sắc tố và một số chất khác, giúp loại phần nào những tạp chất này ra khỏi thân rong, tăng hiệu quả thu carrageenan.