gian này để bố trí các thí nghiệm tiếp theo.
3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi lên hiệu suất hòa tan và thu hồi protein từ thịt đỏ cá ngừ đại dương. protein từ thịt đỏ cá ngừ đại dương.
Tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ 2.8, kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 8 và các hình 3.9, 3.10, 3.11, 3.12
Hình 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi lên hiệu suất hòa tan protein của cơ thịt đỏ cá ngừ đại dương.
Hình 3.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu suất thu hồi protein của thịt đỏ cá ngừ đại dương.
Hình 3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến tỷ lệ thất thoát protein trong bã
Hình 3.12. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi trong quá trình chiết lên tỷ lệ thất thoát potein trong nước thải.
Hình 3.9 cho thấy khi tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi giảm thì tỷ lệ protein hòa tan trong dịch chiết tăng lên. Protein hòa tan có giá trị thấp nhất là ở tỷ lệ w/v= 1/5 với giá trị khoảng 80% và cao nhất ở tỷ lệ 1/20 với giá trị khoảng 98%.
Như vậy tỷ lệ protein hòa tan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ w/v, có thể giải thích điều này dựa vào yếu tố ảnh hưởng của protein trong quá trình chiết như sau.
Khi tỷ lệ w/v càng nhỏ thì sự chênh lệch nồng độ protein trong nguyên liệu và trong dung môi càng cao. Điều này sẽ tạo ra lực khuếch tán mạnh cho quá trình khuếch tán của các phân tử protein trong nguyên liệu, với tỷ lệ w/v càng lớn thì dung dịch sẽ nhanh đạt đến điểm cân bằng vật chất giữa dung môi và chất tan, sẽ làm chậm quá trình hòa tan. Trong khi đó với cùng một lượng nguyên liệu thể tích dung môi lớn thì sẽ cần phải có một lượng vật chất lớn mới đạt đến điểm cân bằng. Vì vậy, trong dải thí nghiệm có tỷ lệ w/v nhỏ nhất thì đạt tỷ lệ hòa tan cao nhất.
Hình 3.10 cho thấy tỷ lệ thu hồi protein của thịt đỏ cá ngừ đạt giá trị cao nhất ở điểm có tỷ lệ hòa tan w/v=1/15, mặc dù ở điểm này không phải là điểm có tỷ lệ
hòa tan cao nhất. Đối với tỷ lệ thu hồi protein khi tỷ lệ w/v giảm từ 1/5-1/15 thì tỷ lệ này tăng, nhưng nó lại giảm trong khoảng từ 1/15-1/20.
Điều này có thể giải thích là do sự cắt mạch protein tạo thành các mạch ngắn và ít khả năng kết tủa giống như ở điều kiện thời gian hòa tan. Vì vậy nên không phải khi tỷ lệ hòa tan tăng thì kết tủa tăng trong mọi trường hợp đều đúng.
Tương tự hình 3.11 và 3.12 cho thấy tỷ lệ protein trong bã và trong nước thải tỷ lệ nghịch với tỷ lệ protein trong bã và trong nước thải. Số liệu cho thấy tỷ lệ protein trong bã dao động trong khoảng 8 đến 18%. Khi tỷ lệ w/v cao thì lượng bã còn nhiều và lượng protein trong bã cũng cao, tỷ lệ này giảm dần khi giảm tỷ lệ w/v.
Tỷ lệ protein lại ngược lại với tỷ lệ protein trong bã, khi w/v giảm tỷ lệ này tăng, khoảng dao đông tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 3 đến 9%, cao nhất là ở tỷ lệ w/v= 1/20. Kết quả này không chứng minh được hàm lượng protein trong 1ml nước thải ở tỷ lệ 1/20 lớn hơn các tỷ lệ còn lại mà do lượng nước thải nhiều hơn nên tỷ lệ protein cũng cao hơn.
Từ đánh giá trên cho thấy ở tỷ lệ w/v=1/15 cho tỷ lệ cao nhất nhưng với tỷ lệ khoảng 78% nhưng xử lý thống kê cho thấy kết quả này không khác biệt với giá trị thu được ở tỷ lệ 1/10 khoảng 77%. Như vậy để thuận lợi cho quá trình thí nghiệm tiến hành thí nghiệm ở w/v= 1/10.