Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu 22655 16122020233947639KHALUNHONCHNH NGDNGPHNGPHPGISVVINTHMTRONGNHGIBINNGTRNGKHUVCSNTRTPNNG (Trang 32 - 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.5.1. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.5.1.1. Vị trí địa lý

Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về

hƣớng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km2

chiều dài 13 km2, chiều rộng 5 km2 nơi hẹp nhất 2 km2

25

- Phía Tây Bắc giáp với Vịnh Đà Nẵng. - Đông Bắc và Đông Nam giáp với biển Đông. - Tây Nam giáp đất liền và cảng sông Hàn. Tọa độ địa lí:

- 108°12′45′′ kinh độ Đông. - 160°05′06′′ vĩ độ Bắc.

Bán đảo Sơn Trà thuộc quản lí của Thành phố Đà Nẵng, nằm ngang hƣớng Đông Tây có ngực nối vói đất liền. Chu vi bán đảo Sơn Trà khoảng 60km, trong đó có ¾ giáp biển.

Dãy núi bán đảo Sơn Trà là một khối núi hình con cá chạy theo hƣớng Đông Tây, chiều dài khối núi là 13 km, chỗ rộng nhất là 5 km, chỗ hẹp nhất là 2 km. Các sƣờn chạy theo hƣớng Bắc Nam có đô dốc lớn từ 250-300m, chia cắt mạnh bởi hệ thống khe suối. Nhìn chung, sƣờn Đông Bắc thấp hơn sƣờn Tây Nam.

Đỉnh cao nhất của Sơn trà là đỉnh Oc: 696m, tiếp theo là các đỉnh: đỉnh truyền hình 647m, đỉnh quả cầu 621m. Từ trên những đỉnh cao này có thể quan sát đƣợc các khu vực dân sống quanh bán đảo Sơn Trà và Thành phố Đà Nẵng.

26

Hình 1.7. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu (thu nhỏ từ tỉ lệ 1:75.000)

1.5.1.2. Địa chất, thổ nhưỡng

a. Địa chất

Sơn Trà có kiểu hình đồi núi thấp, cấu tạo bởi macma axit chạy theo đƣờng kinh tuyến có độ cao tuyệt đối là 696m.

Độ cao trung bình của bán đảo là 350m. Do cấu tạo của địa hình là khối macma axit nên các đỉnh đồi và núi ở đây thƣờng nhọn và có sƣờn dốc lớn.

Sơn Trà nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến Bắc, có khí hậu nhiệt đới biển và chịu ảnh hƣởng của hoàn lƣu cực đới lạnh, thời gian mùa đông ngắn.

Thảm thực vật tự nhiên là rừng lá rộng thƣờng xanh trảng cây bụi và trảng cỏ. Với sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và nội tại, Sơn Trà tạo ra một lớp vỏ phong hóa kiểu Feralit Macma axit granit. Qúa trình hình thành chính là rửa trôi các chất kim loại kiềm, kiềm thổ Silic. Tích lũy sắt, nhôm của sản phẩm phong hóa tàn tích và sƣờn tích.

b. Thổ nhưỡng

Sơn Trà có tổ hợp đất núi vàng nâu, tổ hợp đất đồi vàng nâu và tổ hợp đất cát ven biển.

27

Tổ hợp đất núi vàng nâu (NF): Phát triển trên đá granit có tổng diện tích 968,77 ha, chiếm 21,82% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố từ độ cao 350m trở lên. Điều kiện để hình thành: tổ hợp đất núi vàng nâu đƣợc hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit granit. Địa hình núi thấp với những sản phẩm tàn tích và sƣờn tích.

Thảm thực bì bao gồm lá rộng thƣờng xanh trảng cây bụi và trảng cỏ. Điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, độ ẩm không khí và độ ẩm đất tƣơng đối cao. Đặc điểm hình thái: đất có màu vàng nâu đƣợc tạo bởi độ ấm lớn. Đất phát triển đầy đủ các tầng phát sinh. Hàm lƣợng đá lẫn tƣơng đối cao do chất xi măng kết không đồng đều và do kích thƣớc khoáng vật lớn nhỏ không đồng nhất. Đất có nhiều đá nổi nhất là những sƣờn dốc và rất dốc. Đất có pH = 4,0 – 4,5. Độ chua trao đổi lớn do tỉ lệ cao. Thành phần cơ giới thƣờng nhẹ, tỉ lệ sét vật lí nhỏ hơn 95%. Tổng Cation Kiềm thổ rất thấp, độ no Bazơ thấp. Tỉ lệ cát thô cao, limon rất ít. Trong đất hạt thạch anh chƣa phân hóa chiếm khá nhiều. Tỉ lệ chất hữu cơ trong đất thay đổi theo trạng thái thảm thực vật rừng trung bình từ 1,5-3%. Đạm tổng số biến động từ 0,1-0,2%, nghèo Lân, giàu Kali. Độ dày tầng đất biến động từ 20- 100cm. Những sƣờn dốc, sống tầng đất mỏng, còn những sƣờn thoải và sƣờn lõm tích đọng, sƣờn còn đƣợc che phủ tầng đất dày. Đất có kết cấu rời rạc, khả năng giữ đất, giữ nƣớc kém. Độ phì nhiêu của đất phát triển trên đá Granit bán đảo Sơn Trà thuộc loại trung bình.

Tổ hợp đất đồi vàng nâu: tổng diện tích 3224,29 ha chiếm 72,64% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố dƣới 350m. Điều kiện hình thành: đƣợc hình thành trên sản phẩm phong hóa tàn tích và sƣờn tích của đá granit. Địa hình đồi mang khí hậu nhiệt đới đại dƣơng với thảm thực vật là rừng lá rộng thƣờng xanh, trảng cỏ và trảng cây bụi. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ. Tỉ lệ sét vật lí dƣới 25%, tỉ lệ hạt cát chiếm trên 60%, tỉ lệ hạt limon ít, tỉ lệ đá khá cao. Đất có kết cấu rời rạc, khả năng giữ nƣớc, giữ dinh dƣỡng kém, Khả năng hấp thụ nhiệt nhanh. Độ dày tầng đất trung bình 58-80cm. Đất có độ pH = 4-4,5. Độ chua trao đổi lớn, hàm lƣợng nhôm di động cao. Độ chua thủy phân cao, tổng số cation kiềm trao đổi thấp. Do đó độ no kiềm thấp. Tỉ lệ hữu cơ cũng thay đổi theo trạng thái và vị trí lồi lõm của sƣờn. Tỉ lệ mùn biến động từ 1-3%, hàm lƣợng đạm tổng số trung bình, nghèo lân, giàu kali. Chất dinh dƣỡng dễ tiêu, biến động từ nghèo đến trung bình. Tuy là sản phẩm tàn tích và sƣờn tích của đá macma axit nhƣng tổ hợp đất đồi vàng nâu bán đảo Sơn Trà đạt độ phì tiềm năng tự nhiên ở mức trung bình.

Tổ hợp đất cát ven biển: phân bố ở chân đảo, diện tích là 14,74 ha, chiếm 0,33% tổng diên tích tự nhiên. Tổ hợp đất cát biển là sanr phẩm của lũ tích sông

28

và biển. Do ảnh hƣởng của nƣớc biển và sự hoạt động của biển nên tổ hợp đất cát biển bán đảo Sơn Trà phụ thuộc vào biến đổi lũ tích sông (ban đầu) thành lũ tích biển (hiện tại). Đặc tính chính của tổ hợp đất cát biển là: tỉ lệ hạt cát thô chiếm từ 95-98% tổng cấp hạt. Đất cát có đặc tính môi trƣờng trung tính và kiềm yếu, cát có độ mặn cao kể cả những diện tích không thƣờng xuyên ngập triều lẫn những diện tích ngập triều thƣờng xuyên.

1.5.1.3. Đặc điểm khí hậu

Sơn Trà thuộc vùng khí hậu đồng bằng duyên hải và hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

a. Nhiệt độ

- Tổng nhiệt lƣợng năm: 8700-9362°C - Nhiệt độ trung bình năm: 24-25,5°C - Biên độ nhiệt năm: 7-9°C

- Biên độ nhiệt ngày: 1,5-2°C - Biên độ nhiệt đêm: 7-10°C

- Tổng số giờ nắng trong năm: 1800-2000 h

- Mùa hè: tháng nóng nhất là tháng 6,7,8. Nhiệt độ trung bình trong mùa từ 28- 29°C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 34-36°C.

- Mùa đông: tháng lạnh nhất là tháng 1. Nhiệt độ trung bình mùa 21-22°C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 18-19°C. Những ngày có gió mùa Đông Bắc nhiệt độ có khi xuống dƣới 15°C.

b. Độ ẩm, lượng mưa

Độ ẩm tƣơng đối của Sơn Trà phụ thuộc vào chế độ gió mùa.

- Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm: 85-90% vào các tháng 9,10,11,12 và tháng 1 năm sau có độ ẩm tƣơng đối cao.

- Thời kì khô hạn có độ ẩm thấp thƣờng vào các tháng 6,7,8 có độ ẩm tƣơng đối nhỏ hơn 80%. Tháng khô nhất vào tháng 7 thƣờng có độ ẩm trung bình nhỏ hơn 75%, đôi khi xuống dƣới 50%, thƣờng xảy ra vào những ngày có gió Tây Nam nóng và khô thổi đến.

Lƣợng mƣa trung bình năm trên 2.500 mm, lƣợng mƣa tháng cao nhất vào các tháng 10,11: từ 550÷1.000 mm/tháng và thấp nhất vào các tháng 1,2,3,4: từ 23÷40 mm/tháng.

29

c. Gió

Tốc độ gió trung bình hàng năm từ 2,5-3 m/s.

Vào mùa lạnh có khi gió Đông Bắc xâm nhập sâu xuống phía Nam, gió thƣờng có tốc độ mạnh 30-35 m/s. Gió có tần suất cao là gió Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Mùa hè tốc độ gió mạnh nhất từ 15-25 m/s, chủ yếu là gió Tây Nam.

d. Mây

Nhìn chung ở Sơn Trà tổng lƣợng mây các tháng trong năm thƣờng không vƣợt quá 8/10 bầu trời. Trong các tháng mùa mƣa, lƣợng mây dƣới trung bình thƣờng là 7/10 bầu trời. Trong các tháng mùa khô tổng lƣợng mây bình quân hang tháng xấp xỉ trên dƣới 5/10 bầu trời.

e. Nắng

Tổng số nắng thay đổi theo thời kì. Nắng nhiều nhất là thời kì hoạt động của gió mùa Tây Nam. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 5,6,7,8, số giờ nắng trung bình trong các tháng này là thƣờng là 250 giờ. Tháng có giờ nắng ít nhất vào tháng 11,12, số giờ nắng trung bình trong các tháng này xấp xỉ 74 giờ.

f. Bão, dông

Bão là một hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm, thƣờng mang nhiều tác hại ngiêm trọng. Trung bình hàng năm có 2 cơn bão đổ vào Đà Nẵng. Năm nhiều nhất có đến 5 con bão nhƣng cũng có năm không có con bão nào đổ vào. Bão thƣờng xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12.

Hàng năm, trung bình có từ 60-100 ngày có dông. Tập trung nhiều nhất vào tháng 6,7,88,9,10, tháng 12 và tháng 1 không có dông. Trong các cơn dông đôi khi có cả lốc và mƣa đá.

g. Sương mù

Tháng có sƣơng mù là tháng 12, 1,2,3,4. Vào tháng 5,6,7,8,9,10,11 hầu nhƣ không có sƣơng mù.

1.5.1.4. Đặc điểm thủy văn

Sơn Trà có khoảng 20 con suối chảy quanh năm hoặc theo mùa, những con suối thƣờng xuyên chảy quanh năm là:

- Ở sƣờn Bắc có: suối Hải Đội 8, Tiên Sa, suối Lớn, suối Sâu, suối Ong Tám, suối Ong Lƣu và suối Bãi Bắc.

- Ở sƣờn Nam: suối Bãi Cồn, suối Bãi Chẹ, suối Đá Bằng, suối Bãi Xép, suối Heo, suối Đá, suối Ngoại Vụ, suối Mân Quang.

30

Hai con suối lớn nhất là suối Đá và suối Heo, hai con suối này cung cấp nƣớc sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân sống quanh Sơn Trà.

Nƣớc suối ở đây có chất lƣợng cao: nƣớc trong, không màu, không mùi. Độ trong 80-100. Số ngày đục không đáng kể vì có cây điều tiết. Nƣớc suối Sơn trà không độc do vùng này không bị rải chất độc trong chiến tranh và số lƣợng cây độc rất ít. Độ pH khoảng 6,6; số vi khuẩn trong nƣớc 20 con/lít nƣớc.

Tháng 7 là tháng hạn nhất, tổng lƣợng nƣớc khoảng 1280 m³/h. Tháng 10 là tháng có lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất trong mùa mƣa.

1.5.1.6. Tài nguyên sinh vật

a. Thực vật

Thảm thực vật tự nhiên của Sơn Trà có 3 kiểu: quần hệ rừng kín thƣờng xanh mùa mƣa nhiệt đới; quần hệ rừng phục hồi sau khai thác; quần hệ cây bụi và trảng cỏ. Hệ thực vật Sơn Trà thể hiện tính giao lƣu của hai luồng thực vật phía Bắc xuống, phía Nam lên. Hiện trạng hệ thực vật Sơn Trà xuất hiện phổ biến nhiều loại thực vật ƣa sáng thuộc các họ: cà phê, cam, trôm, mua, đay…Là những loài thực vật chỉ thị theo diễn thế đi xuống. Điều đó chứng tỏ hệ thực vật Sơn Trà đang bị tác động mạnh mẽ theo chiều hƣớng xấu, cần đƣợc giữ gìn và bảo tồn kịp thời. Hệ thực vật đa dạng về loài, thống kê đƣợc 985 loài thực vật bậc cao. Trong đó, ngành hạt kín giữ vai trò quan trọng vì chúng có số lƣợng họ, chi, loài nhiều nhất; lớp 2 lá mầm giữ vai trò ƣu thế hơn so với lớp một lá mầm. Nhóm cây thuốc có 143 loài, nhóm cây dầu nhựa 11 loài, nhóm cây cảnh 104 loài, nhóm cây đan lát có 31 loài, nhóm cây cho củ, lá, ăn quả có 57 loài, nhóm cây gỗ có 143 loài. Tuy trong một diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,014% diện tích của cả nƣớc nhƣng số họ thực vật chiếm 37,83% tổng số họ thực vật cửa Việt Nam, số chi chiếm 19,13% tổn ssos chi của cả nƣớc, số loài chiếm 9,7% số loài của cả nƣớc.

b. Động vật

Đặc điểm khu hệ động vật Sơn Trà là khu hệ bán đảo cô lập có thành phần loài hạn chế, tính đa dạng thấp. Số lƣợng các loài trong các họ, bộ không cao, nhƣng số lƣợng các cá thể của một số loài lớn hơn đất liền. Tính ƣu thế sinh thái ở đây chủ yếu là những động vật nhỏ, leo trèo. Giá trị bảo tồn gen động vật ở Sơn Trà có 20 loài quý hiếm. Trong đó loài Voọc chà vá đƣợc xem là biểu tƣợng bảo tồn của Sơn Trà. Hiện tại có khoảng 18 đàn Voọc, mỗi đàn có khoảng 7-8 cá thể. Ngoài ra, đây là nơi quần tụ của họ hàng nhà khỉ, nhiều loài khỉ đuôi dài, gà tiền mặt đỏ, những giống quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đã đƣợc ghi tên vào sách đỏ.

31

Một phần của tài liệu 22655 16122020233947639KHALUNHONCHNH NGDNGPHNGPHPGISVVINTHMTRONGNHGIBINNGTRNGKHUVCSNTRTPNNG (Trang 32 - 39)