RỪNG VÀ PHÂN LOẠI RỪNG

Một phần của tài liệu 22655 16122020233947639KHALUNHONCHNH NGDNGPHNGPHPGISVVINTHMTRONGNHGIBINNGTRNGKHUVCSNTRTPNNG (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. RỪNG VÀ PHÂN LOẠI RỪNG

Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trƣờng, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.

Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng của mỗi quốc gia. Hiện nay tại Việt Nam phân loại rừng đƣợc tiến hành dựa vào nhiều tiêu chí, mỗi loại tiêu chí có một bảng phân loại phù hợp riêng.

Phân loại rừng trên quan điểm sinh thái học: Phân loại dựa vào các yếu tố sinh thái của môi trƣờng và tính chất của quần xã sinh vật. Tại Việt Nam dựa vào các quan điểm về sinh thái học, ngƣời ta đã phân thành 12 kiểu phụ rừng.

Phân loại theo chức năng sử dụng: Tại Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác lâm nghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm nghiệp theo các chức năng:

- Rừng đặc dụng: Là loại rừng đƣợc thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Rừng phòng hộ: Là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trƣờng. Xem thêm Rừng phòng hộ

- Rừng sản xuất: Là rừng đƣợc dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản. Trên thực tế, các cộng đồng địa phƣơng đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu qua nhiều thế hệ vẫn đang duy trì các khu đất rừng tâm linh.

Phân loại rừng theo trữ lượng: Đối với rừng gỗ - Rừng rất giàu: trữ lƣợng cây đứng trên 300 m³/ha. - Rừng giàu: trữ lƣợng cây đứng từ 201– 300 m³/ha.

- Rừng trung bình: trữ lƣợng cây đứng từ 101 – 200 m³/ha. - Rừng nghèo kiệt: trữ lƣợng cây đứng từ 10 đến 100 m³/ha.

24

- Rừng chƣa có trữ lƣợng: rừng gỗ đƣờng kính bình quân <8 cm, trữ lƣợng cây đứng dƣới 10 m³/ha.

Phân loại rừng dựa vào tác động của con người: Rừng nguyên sinh; Rừng nhân tạo.

Phân loại dựa vào nguồn gốc: Rừng chồi; Rừng hạt.

Phân loại rừng theo tuổi: Rừng non; Rừng sào; Rừng trung niên; Rừng già.

1.4.2. Rừng Sơn Trà Đà Nẵng

Sơn Trà đƣợc che phủ bởi thảm thực vật thuộc kiểu rừng kín thƣờng xanh vào mùa mƣa nhiệt đới. Là khu rừng nguyên sinh tƣơng đối nguyên vẹn.

Sơn Trà là hệ sinh thái khép kín với 4 kiểu rừng phân theo độ cao từ trên xuống dƣới. Ở trên là rừng mƣa ẩm nhiệt đới, lƣng chừng là rừng nửa khô hạn rồi đến rừng còi và đới thực vật ven biển. Phía dƣới là thảm cỏ và san hô. Bên cạnh đó, cả vùng Đà Nẵng kéo dài đến Hội An (Quảng Nam) chỉ có bán đảo Sơn Trà đƣợc coi là nơi đa dạng sinh học. Đây là túi chứa nƣớc ngọt cung cấp cho thành phố và hệ nƣớc ngầm toàn bộ Đà Nẵng, Hội An nên có giá trị môi trƣờng rất cao, là lá phổi xanh.

Mỗi ngày rừng ở đây tái tạo lƣợng oxy đủ cung cấp cho hơn 4 triệu ngƣời. Ngoài giá trị về đa dạng sinh học, hệ nƣớc ngầm, Sơn Trà còn đóng vai trò quan trọng trong quốc phòng. Từ bán đảo Sơn Trà có thể phóng tầm mắt quan sát toàn bộ quân cảng Vùng 3 Hải quân - nơi neo đậu tàu chiến, tàu Kiểm ngƣ, Cảnh sát biển. Trên đỉnh Sơn Trà là hệ thống radar của quân đội và ngành hàng không với khả năng bao quát vùng trời và biển Đông.

Các nhà nghiên cứu thống kê ở Sơn Trà có gần 1.000 loài thực vật bậc cao, trong đó 57 loài cho củ, quả làm thức ăn cho ngƣời và động vật. Bán đảo cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật, trong đó có 22 loài quý hiếm, nguy cấp thuộc Sách Đỏ nhƣ mèo rừng, chồn bạc má...Nổi bật nhất là quần thể linh trƣởng đặc hữu của Đông Dƣơng - Voọc chà vá chân nâu - với số lƣợng 300 - 400 cá thể.

Một phần của tài liệu 22655 16122020233947639KHALUNHONCHNH NGDNGPHNGPHPGISVVINTHMTRONGNHGIBINNGTRNGKHUVCSNTRTPNNG (Trang 31 - 32)