Phân tích chiến lược giá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài PHÂN TÍCH STARBUCKS COFFEE (Trang 36 - 37)

Starbucks sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao cấp. Đối với chiến lược này, doanh nghiệp định giá của sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng sản phẩm có giá trị cao, sang trọngvà cao cấp. Thông qua việc định giá sản phẩm cao cấp, thương hiệu này còn đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm có giá trị đắt tiền sẽ có giá trị cao đã giúp thương hiệu Starbucks giữ vững hình ảnh thương hiệu đồ uống cao cấp và cực kỳ chất lượng.

Các sản phẩm của Starbucks đều bán ra với mức giá cao hơn so với thị trường, vì Starbucks chú trọng đến chất lượng sản phẩm và thông điệp muốn truyền tải đến tay khách hàng đều là những sản phẩm mang giá trị cao. Từ việc chọn lọc cà phê đến quy trình chế biến nghiêm ngặt và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp để làm ra những sản phẩm có giá trị cao nên không thể bán với giá thành rẻ.

Tuy nhiên, Starbucks cũng gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh với các quán cà phê và chuỗi cà phê trên thế giới. Starbucks đã có bước đi khôn khéo khi đưa ra mức giá chỉ 1$ cho một cốc cà phê và không giới hạn số lần tiếp cà phê. Với chiến lược giá cực kỳ hời này Starbucks đã thu hút một lượng lớn người dùng đến trải nghiệm sản phẩm. Cùng với đó, Starbucks cho ra mắt các sản phẩm combo tiết kiệm và dịch vụ phụ trợ như bữa sáng tiết kiệm chỉ với 3,95$ để đánh mạnh vào nhóm đối tượng khách hàng quan ngại đến giá cả. Starbucks đã áp dụng chiêu thức so sách giá để đẩy bán các sản phẩm cao cấp của mình bằng việc xen kẽ các sản phẩm cà phê giá rẻ với các sản phẩm cà phê nguyên hạt cao cấp.

Chiêu thức giá cả này có thể hiểu đơn giản rằng: Khi khách hàng đã trải nghiệm và yêu thích các loại sản phẩm đồ uống cao cấp thì họ sẵn sàng bỏ ra các chi phí để có thể tận hưởng các dịch vụ tuyệt vời. Nhóm khách hàng này luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là giá cả, sản phẩm có quy trình và được kiểm định chất lượng hay đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và nhiệt tình hơn là giá của sản phẩm.

Để tối đa hóa lợi nhuận, Starbucks đã tăng giá một số loại đồ uống, kích cỡ cốc thay vì nhóm sản phẩm cà phê nguyên hạt. Starbucks đã rất khôn khéo khi đưa ra mức giá hấp dẫn hướng khách hàng lựa chọn cỡ cốc đồ uống to hơn.

Tại thị trường Việt Nam, Starbucks tận dụng giá cả để đánh vào tâm lý của khách hàng. Starbucks sử dụng những chương trình khuyến mãi 10% đối với những khách hàng sử dụng bình, cốc của thương hiệu để đựng đồ uống. Hiện nay chương trình này còn đang được nâng cấp bằng cách chỉ cần khách hàng sử dụng lại cốc đồ uống trước đó cũng sẽ được giảm 10% , việc tái sử dụng lại ly cốc của Starbucks nhằm giảm rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó việc làm thành viên của Starbucks cũng nhận được nhiều ưu đãi về đồ uống, giảm giá vào các dịp lễ, ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm thành lập của Starbucks.

Thông qua chiến lược định giácủa Starbucks khi đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng luôn nghĩ rằng sản phẩm đắt tiền sẽ có giá trị cao đã giúp thương hiệu Starbucks giữ vững được hình ảnh của một thương hiệu đồ uống cao cấp và cực kỳ chất lượng, Starbucks duy trì hình ảnh là một thương hiệu cà phê cao cấp. Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng phát triển để thực sự đem đến các sản phẩm chất lượng cao và cải thiện trải nghiệm khách hàng tại các quán cà phê của mình.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài PHÂN TÍCH STARBUCKS COFFEE (Trang 36 - 37)