BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH (PP ĐỊNH MỨC)
Tháng 12 năm 2018
Tài khoản: 154012 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - FOB
Sản phẩm Đvt Định mức Thực tế Định mức / 1sp Tiêu hao định mức Tiêu hao
thực tế Đơn giá Thành tiền
ZZZ VEFMOAVKMEO156199 – Aó vest # KMEO1 (49- 56199)
305,00 435.352 132.782.243
1-39-01-0006 Vải chính 54P 44W MET 1,7031 519,45 521,15 134.678 70.187.433
1-39-01-0005 Vải lót HSL5450 – 100 POLY MET 0,9322 284,32 285,24 14.022 3.999.738
1-39-01-0003 Vải nỉ PCUC-001C 100 POLY MET 0,0515 15,71 15,76 24.304 383.038
… … … … 2-39-05-0010 Dựng A3325(63W-2.5CM) mét 0,9270 282,74 284,00 705 200.327 2-39-09-0002 Nhãn dệt Psc 1,0000 305,00 306,00 393 120.312 2-39-10-0002 Nút 24L Psc 1,0200 311,10 312,00 363 113.238 … … … … ZCPHN Chi phí hàng nhập đồng 832.052
ZGDV Gia công từ đơn vị đồng 305,00 122.377 37.324.973
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang 58
Chương 3: Nhận xét và một số ý kiến về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
3.1. Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ cổ phần dệt may Hòa Thọ
Dệt may là một trong những ngành trọng điểm của đất nước trong nhưng năm vừa qua, với xu hương dịch chuyển cơ cấu gia công sản phẩm may từ các nước Đông Á sang các nước Đông Nam Á là lợi thế mạnh cho những nước có đội ngũ lao động trẻ như Việt Nam. Với những kinh nghiệm xây dựng đi đầu trong lĩnh vực May, tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ đã phát triển hơn về mọi mặt, từng bước củng cố và mở rộng hệ thống kinh doanh, vươn ra thị trường quốc tế, tạo dựng thương hiệu, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, đảm bảo việc làm cho người lao động. Sản phẩm dệt may Hoà Thọ đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ... Với hơn 7.000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công nhân may có tay nghề cao cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ đã thực sự trở thành một trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Dưới vị trí là một sinh viên thực tập, em xin đưa ra một số đánh giá về tình hình ưu, nhược điểm và một số ý kiến đề xuất nhằm hạn chế các nhược điểm như sau:
3.1.1. Ưu điểm
Về đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí:
Với tính chất quy mô sản xuất lớn nhiều nhà máy, phân xưởng.. việc xác định các đối tượng chi phí theo cho sản phẩm khá phức tạp. Tuy nhiên, tại tổng công ty dệt may Hòa Thọ các đối tượng được xác định một cách rõ ràng và chi tiết. Các đầu chi phí được tập hợp theo hai trung tâm chi phí:
-Các nhà máy: Tập hợp các chi phí liên quan tới gia công đơn vị và không xác định đích danh chi phí đó cho sản phẩm nào bao gồm chi phí nguyên liệu phụ (chỉ may), chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
-Văn phòng tổng công ty: các đối tượng tập hợp chi phí tai văn phòng sẽ chỉ rõ chi phí đó thuộc đối tượng sản phẩm nào và gia trị bao nhiêu như: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí gia công đơn vị, chi phí gia công ngoài và chi phí thêu, in, wash.. Và các chi phí chung khác như chi phí phụ liệu, chi phí hàng nhập.
Như vậy có thể thấy việc xác định hai trung tâm chi phí này phù hợp với phân cấp quản lý và yêu cầu quản lý đối với các bộ phận tại tổng công ty. Cụ thể, tại các nhà máy sẽ tự tập hợp các đối tượng chi phí chung phục vụ cho gia công sau đó tiến hành tập hợp, tính toán giá thành gia công đơn vị và gửi văn phòng tổng. Văn phòng tổng sẽ tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan tiến hành tính toán và phân bổ cho toàn bộ giá thành sản phẩm.
Đồng thời việc xác định các đối tượng theo trung tâm chi phí sẽ tập hợp được toàn bộ các chi phí liên quan tại nhà máy, tại văn phòng tổng được tính vào giá thành một cách đầy
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang 59 đủ và không bị sót. Với phương pháp tính giá toàn bộ theo đơn hàng như trên sẽ là cơ sở cho kế toán quản trị định giá gia công cho các sản phẩm may, đánh giá hiệu quả nội bộ và kiểm soát được các chi phí theo từng nhà máy và đưa ra quyết định
Về cách tập hợp chi phí.
Với việc xác định các đối tượng chi phí trên việc tập hợp chi phí tại tổng công ty dệt may Hòa Thọ được phân cấp theo từng bộ phận, đối tượng chi phí và đối tượng sản phẩm nhận phí trực tiếp cụ thể:
-Đối với các chi phí liên quan tới nhà máy thì sẽ mở các tiểu khoản cho từng nhà máy cụ thể như chi phí nhân công trực tiếp – 622 sẽ mở các tiểu khoản cho nhà máy veston (622013), nhà máy May 1 (TK 62202), nhà máy sợi (TK 62205) … Việc tách tiểu khoản sẽ giúp tách bạch các đối tượng chi phí theo trung tâm chi phí nhà máy giúp quá trình tổng hợp chi phí giá thành, kiểm soát chi phí tại từng nhà máy tách bạch và rõ ràng.
-Tách tiểu khoản đối tượng chi phí tập hợp giá thành theo 621 như 621011 – chí phí nguyên vật liệu chính, TK 621012 – chi phí nguyên vật liệu phụ, 621013 – chi phí hàng nhập, TK 621015 – chi phí gia công đơn vị, 621016- chi phí gia công ngoài, TK 621017 – chi phí in thêu, wash… Việc mở tiểu khoản chi tiết theo từng đối tượng chi phí được xác định và tổng hợp rõ ràng trên từng khoản mục phí và điều kiện tiên quyết để phân bổ từng đối tượng theo các tiêu thức phù hợp.
-Việc theo dõi hạch toán các đối tượng chi phí linh hoạt và phù hợp theo từng đối tượng. Đối với các chi phí chỉ rõ trực tiếp cho từng sản phẩm sẽ được tập hợp và hạch toán đúng sản phẩm đó như: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí gia công đơn vị, chi phí gia công ngoài, chi phí in, thêu wash. Chi phí nào tập hợp được theo từng đơn hàng thì theo dõi từng đơn hàng của sản phẩm đó như: chi phí nguyên vật liệu phụ. Các chi phí chung khác không chỉ rõ được cho sản phẩm hay đơn hàng nào thì được tập hợp chung như: chi phí vật liệu phụ chỉ may tại nhà máy, chi phí nhân công tại nhà máy, chi phí sản xuất chung tại nhà máy, chi phí hàng nhập. Dựa trên các tiêu thức này phần mềm sẽ tổng hợp các đối tượng chi phí theo sản phẩm, đơn hàng hoặc tài khoản để hạch toán theo các tiêu thức phù hợp với đối tượng chí phí
-Bên cạnh đó với việc tổ chức trên phần mềm BRAVO các chưng từ sau khi được hạch toán được tổng hợp vào các bảng tổng hợp chinh như nhập xuất, tài khoản, công nợ, quỹ… phục vụ việc tính toán tập hơp các sổ sách, báo cáo nói chung và tính toán giá thành nói riêng một cách chính xác.
Về việc tính và phân bổ giá thành:
-Việc tính giá thành tại tổng công ty dệt may Hòa Thọ được thực hiện tự động theo các cài đặt đã định sẵn. Do vậy,việc tập hợp, kết chuyển và tính toán được thực hiện một cách chính xác và ít xảy ra sai sót.
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang 60 -Một số đối tượng chịu phí do được tập hợp đích danh cho từng sản phẩm do vậy các đóng góp của chi phí này trong giá thành sản phẩm đúng tuyệt đối như; chi phí vật liệu chính, chi phí gia công ngoài, chi phí thêu, in, wash.
Các tiêu thức phân bổ được lựa chọn linh hoạt theo từng đối tượng chi phí, giúp việc phân bổ giá thành đơn vị cho từng sản phẩm thêm chính xác. Ví dụ như chi phí phụ liệu: việc phân bổ chi phụ liệu theo định mức sản phẩm gần như là tiêu thức phù hợp nhất và ít sai sót. Định mức sản phẩm và số lượng thực tế xuất kho có mối liên hệ chặt chẽ về mặt số lượng. Do vậy, với tiêu thức này chi phí phụ liệu đóng góp gần như chính xác vào giá thành sản phẩm.
3.1.2. Nhược điểm: Về cách tập hợp chi phí Về cách tập hợp chi phí
Việc chia đối tượng tập hợp chi phí theo các trung tâm chi phí là phù hợp với phân cấp quản lý tại tổng công ty. Tuy nhiên, việc cấp phát nguyên vật liệu chính và xuất kho từ tổng công ty dẫn tới việc xuất kho thực tế nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ khi xuống tới nhà máy khó kiểm soát về mặt số lượng thực tế xuất ra sản xuất. Do vậy, trong thực tế việc xuất kho tại nhà máy tuy tổng công ty đã tính toán theo định mức và cấp theo lệnh cấp phát nhưng có khả năng trong quá trình sản xuất tại nhà máy sẽ bị thiếu hụt do quá trình thực hiện sản phẩm lỗi, hoặc mất mát, thừa nguyên vật liệu do tính toán sai định mức hoặc định mức hao hụt lớn. Thì việc kiểm soát nguyên vật liệu thừa thiếu tại tổng công ty khó có thể kiểm soát hết.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tại nhà máy, tất cả được tập hợp và theo dõi chung trên tiểu khoản 622 và 627 chi tiết cho nhà máy. Do vậy, một số chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có thể chỉ rõ cho thành phẩm hay đơn hàng nào cũng được tập hợp chung, tính và phân bổ vào tất cả các giá thành sản xuất trong tháng. Điều này dẫn tới, giá thành của một số thành phẩm bị độn lên bởi chi phí của một thành phẩm khác và ngược lại.
Đồng thời, chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy chưa được xây dựng và kiểm soát đinh mức, chưa được tập hợp theo từng sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, việc chi phí sau khi tập hợp không thể phân bổ chi tiết cho từng thành phẩm theo đúng giờ công bỏ ra và việc phân tích giữa giờ công định mức, giờ công thực tế và hiệu quả chi phí nhân công trực tiếp trên từng đơn hàng chưa mang nhiều ý nghĩa về mặt quản trị.
Về việc tính và phân bổ giá thành:
Tiêu thức tính lương và phẩn bổ giá thành chưa phù hợp, Việc phân bổ lương theo doanh thu sẽ dẫn tới chênh lệch giá thành lớn nếu cùng 1 giá gia công nhưng thời gian gia công trên 1 sản phẩm có chênh lệch lớn. Ví dụ cùng 1 mặt hàng X và Y và cùng 1 giá gia công là 100.000 đồng/h thì nếu mặt hàng X mất 1h để hoàn thiện, còn mặt hàng Y phải mất tới 5h đển hoàn thiện thì rõ ràng viêc phân bổ cùng 1 mức giá gia công sẽ làm đội giá thành
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang 61 của sản phẩm X và giảm sản phẩm Y. Đồng thời, việc phân bổ theo tiêu thức này sẽ không đánh giá đúng tỷ lệ lợi nhuận trên 1 sản phẩm.
Tương tự như chi phí lương, chi phí sản xuất chung khi lựa chọn tiêu thức phân bổ theo doanh thu là chưa hợp lý. Ví dụ: Có những chi phí sản xuất chung hoặc chi phí mua ngoài ở phân xưởng chỉ phục vụ cho 1 mặt hàng hoặc một đơn hàng nhưng vẫn tập hợp chung và tiến hành phân bổ cho các mặt hàng khác. Đồng thời cũng dẫn tới việc xác định lợi nhuận/ 1 sản phẩm sẽ không chính xác, tỷ lệ lợi nhuận/ giá vốn luôn luôn tỷ lệ thuận.
Do tiêu thưc phân bổ chi phí sản xuất chung và nhân công trực tiếp tại nhà máy chưa phù hợp dẫn tời việc tính giá thành đối với chi phí gia công đơn vị cho từng thành phẩm sản xuất ra cũng chưa chính xác. Đối với các chi phí nhân công trực tiếp được chỉ đích danh cho thành phẩm này lại bị phân bổ và tính vào thành phẩm khác, tương tự đối với chi phí sản xuất chung cho đơn hàng này lại được tính và phân bổ cho tất cả đơn hàng sản xuất trong tháng khác.
3.1.3. Ý kiến đề xuất Về cách tập hợp chi phí Về cách tập hợp chi phí
Đối với việc kiểm soát được nguyên vật liệu chính và phụ liệu sản xuất dưới phân xưởng một cách chặt chẽ và chính xác. Cần tách biệt kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ tại nhà máy và văn phòng tổng. Khi xuất tại nhà máy cho sản xuất thủ kho cần thường xuyên đối chiếu việc xuất nguyên vật liệu với định mức sản xuất nhằm đảm bảo số lượng sản xuất tại từng thời điềm phải hợp lý với định mức. Đồng thời, đối chiếu với lệnh cấp phát, xuất kho của văn phòng tổng để sớm phát hiện sai sót và điều chỉnh.
Trường hợp một số chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tại nhà máy chưa tập hợp đúng đối tượng em xin được để xuất như sau:
-Đối với lương nhân công trực tiếp cần tách biệt theo tài khoản chi tiết theo lương cứng và lương theo sản phẩm. Đồng thời, khi hạch toán chi phí và theo dõi đối với lương theo sản phẩm cần chỉ rõ sản xuất cho sản phẩm, đơn hàng. Để cuối kỳ khi tập hợp chi phí nhân công có thể nhận biết và kết chuyển và phân bổ đúng chi phí cho thành phẩm, đơn hàng được tập hợp.
-Tương tự, các chi phí sản xuất chung nếu các chi phí có thể tập hợp theo đơn hàng thì mở tiểu khoản chi tiết cho chi phí chung (không chỉ rõ được đơn hàng nào) và chi phí chung cho toàn đơn hàng (chỉ rõ chi phí chung đích danh của đơn hàng nào). Đến cuối kỳ chi phí sản xuất chung nào được chỉ cụ thể đơn hàng nào được tập hợp và kết chuyển, phân bổ cho các thành phẩm của đơn hàng đó.
Đối với việc kiểm soát chi phí nhân công theo định mức cần xây dựng định mức giờ công may cho từng sản phẩm ngay khi khâu chuẩn bị mẫu,may thử và cắt thử. Cần bấm giờ và thực hiện thử để đo chính xác số giờ công cần thực hiện. Từ đó xây dựng định mức và tính toán được sự hợp lý giữa giờ công gia công và giá trị hợp đồng gia công.
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang 62
Về việc tính và phân bổ giá thành:
Đối với việc tính và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo tiêu thức phù hợp em xin đề xuất:
-Thay đổi phương thức tính lương cho người lao động nhất là lao đông dây chuyền may. Đối với nhân công May đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất,cần phải đánh giá lương theo 2 tiêu chí: lương cơ bản nhằm đảm bảo mức sống của người lao động và lương theo sản phẩm nhằm theo dõi chi phí lương theo sản phẩm, đồng thời khuyến khích người lao đông tăng năng suất.
-Thay đổi tiêu thực phân bổ tiền lương theo ba tiêu chí: Đối với quỹ lương cơ bản nhân công, lương bên cắt, là và hoàn thiện cần phân bổ theo tiêu thức định mức giờ công, đối với giờ công may theo sản phẩm cần theo dõi và tập hợp theo từng sản phẩm. Đối với lương của nhận viên quản lý nên phân bổ theo giờ lương sản phẩm của giờ công may.
-Việc phân bổ theo định mức giờ công sẽ đảm bảo được sự hợp lý giữa chi phí giờ công bỏ ra và chi phí giá thành sản phẩm. Đồng thời giảm sự phụ thuộc của lợi nhuận theo doanh thu, giúp người quản lý đánh giá được hiệu quả của hợp đồng và lợi nhuận theo từng sản phẩm 1 cách chính xác.
Đối với việc tính và phân bổ chi phí nhân chung theo tiêu thức giá gia công là chưa phù hợp em xin đề xuất:
-Đối với chi phí chung không chỉ được cho sản phẩm nào phải tập hợp chung thì sẽ