Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong đánh giá công

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (Trang 94 - 96)

3.3. Một số giải pháp nhằm hồn thiện đánh giá cơng chức

3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong đánh giá công

giá công chức

Hiện nay, đánh giá công chức luôn được xem là khâu yếu nhất của quá trình quản trị nguồn nhân lực hành chính cơng, bên cạnh đó việc đánh giá công chức vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, dẫn đến tình trạng kết quả đánh giá mang tính hình thức, qua loa, thiếu chính xác, thiếu khách quan.

Cơng tác đánh giá công chức là một nội dung quan trọng trong quản lý cơng chức, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động công vụ của công chức, nhất là công chức cấp xã thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người dân nên cần phải được giám sát, kiểm tra, thanh tra thường xun. Do đó để cơng tác đánh giá công chức cấp xã được thực hiện một cách nghiêm túc thì phải đưa cơng tác kiểm tra, giám sát đánh giá cơng chức vào chương trình cơng tác hàng năm của Phòng Nội vụ. Sau khi tham mưu cho UBND huyện triển khai kế hoạch công tác đánh giá cơng chức, Phịng Nội vụ phải có chương trình kiểm tra, giám sát việc tổ chức đánh giá cơng chức ở cơ sở, thậm chí cử cán

bộ trực tiếp tham dự các cuộc họp đánh giá ở các xã. Sau khi tiếp nhận báo cáo kết quả đánh giá cơng chức thì tổ chức thẩm tra, phúc tra lại nội dung, quy trình, kết quả đánh giá ở cơ sở… Từ đó sẽ hạn chế được việc đánh giá hình thức, qua loa, chiếu lệ.

Đưa cơng tác kiểm tra, giám sát vào thành một bộ phận cấu thành trong đánh giá công chức, công tác kiểm tra, giám sát sẽ do một bộ phận chuyên trách thực hiện, hoạt động một cách độc lập, không bị chi phối bởi bất cứ cá nhân hay chủ thể nào. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho chính bản thân cơng chức thực hiện việc đánh giá được tự giác hơn, hạn chế được việc đánh giá mang tính hình thức, qua loa. Từ đó kết quả đánh giá được đảm bảo tính khách quan và có độ chính xác cao.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đánh giá công chức định kỳ hàng năm theo quy đinh của pháp luật. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các quy định về đánh giá công chức. Khen thưởng những cơ quan, đơn vị, những cơng chức có thành tích tốt, tích cực trong đánh giá cơng chức, cùng với việc kiểm tra, xử lý những cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm trong đánh giá công chức, việc khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt là rất quan trọng, qua đó khuyến khích bản thân mỗi cơng chức cũng như tất cả công chức trong cơ quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, hăng hái trong đánh giá công chức một cách khách quan, trung thực. Biện pháp này có tác dụng tích cực đối với cơng tác đánh giá, đảm bảo phát huy được sự tham gia của công chức cơ quan cũng như sự tham gia của đông đảo nhân dân vào đánh giá công chức.

Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Cơ quan kiểm tra phải là những người có đủ trình độ, am

hiểu lĩnh vực cần kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và công minh trong nhận xét, đánh giá.

Công tác kiểm tra tuyệt đối không được sử dụng những người yếu chun mơn, có tư tưởng định kiến, độc đốn, bè phái, lợi ích nhóm hoặc tư tưởng “dĩ hịa vi q” làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá công chức.

Công khai kết quả đánh giá, phân loại cơng chức, bên cạnh đó thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp về kết quả đánh giá. Qua đó tạo kênh thơng tin thuận lợi để cải thiện mối quan hệ giữa người dân đối với chính quyền, phát huy tính dân chủ, ngăn ngừa và làm tốt cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w