Từ những thực trạng về đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và những giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá công chức, học viên xin kiến nghị một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, đối với chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị.
Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có chuyên môn cao trong đánh giá nhân sự, có thể thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề này. Làm được việc này, thì đánh giá công chức sẽ được đảm bảo tính hiệu quả;
Nâng cao nhận thức của công chức về vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá công chức. Cần phổ biến rõ cho công chức hiểu được vai trò của bản thân và sự cần thiết của đánh giá đối với những nhiệm vụ được giao, để cho mỗi công chức hiểu và thực hiện một cách nghiêm túc trong công tác đánh giá.
Thứ hai, đối với UBND huyện Đakrông, UBND tỉnh Quảng Trị
Giải quyết một số cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập, tránh tình trạng việc thì có một người làm người làm thì nhiều;
Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho công chức cấp xã trong tỉnh, nhằm xây dựng và nâng cao về phẩm chất, trình độ, năng lực cũng như kết quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức;
Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện đánh giá công chức ở địa phương, hướng dẫn quy trình đánh giá, nguyên tắc trong đánh giá, và đặc biệt là hướng dẫn cụ thể những nội dung, tiêu chí để đánh giá công chức, để việc đánh giá ở tỉnh có thể đảm bảo được hiệu quả và tính chính xác cao.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn, học viên tập trung nêu lên giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông, những giải pháp được tác giả đề xuất là:
Hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức;
Chi tiết hóa các tiêu chí đánh giá công chức phù hợp với chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông;
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào đánh giá công chức;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong đánh giá công chức.
Để công tác đánh giá công chức cấp xã đạt hiệu quả cao, ngày càng khách quan, công tâm, công khai, minh bạch và có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với công chức thì cần sự quan tâm, chung tay của
các cấp chính quyền tỉnh, huyện và các xã đồng thời phát huy vai trò của người dân tham gia vào quá trình đánh giá công chức như một kênh thông tin chính thức.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC chính quyền cấp xã nói riêng. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã và góp phần thực hiện các nhiệm vụ nói trên là hoàn thiện công tác đánh giá công chức cấp xã. Việc đánh giá CB, CC phải đảm bảo nội dung, quy trình, theo quy định, công khai, dân chủ với tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch. Gắn đánh giá với công tác tự phê bình, phê bình và thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đánh giá, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia giám sát, đánh giá và ý cho CB, CC. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ công chức vi phạm, nhiều khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kể từ ngày 13/8/2020, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực thi hành thay thế cho Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP với nhiều nội dung và yêu cầu mới. Đồng thời xuất phát từ những tồn tại hạn chế trong công tác đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông trong thời gian qua; với kiến thức ít ỏi được tiếp thu trong nhà trường, học viên mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá công chức cấp xã, đồng thời cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ đối với công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông.
Luận văn được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu và địa bàn khỏa sát thực tế không lớn, bên cạnh đó trong khuôn khổ giới hạn thời gian và kinh nghiệm nên học viên hi vọng được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông nói riêng và cả nước nói chung, tiến tới một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 286-QĐ/TW, ngày 08/02/2010 về việc ban hành quy chế đánh giá CB, CC.
2. Bộ Nội vụ (2015), Quyết định số 110/QĐ-BNV, ngày 02/3/2015 về việc ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn II (2016-2020).
3. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP ngày 08/11/2011
ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước gia đoạn 2011-2020.
4. Chính phủ (1996), Nghị định số 83-CP ngày 17/12/1996 của Chính
phủ về việc thành lập huyện Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị.
5. Chính phủ (1996), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP, ngày 17/11/1998
của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng quản lý công chức.
6. Chính phủ (2011), Nghị định 112/2011/NĐ – CP về công chức xã,
phường, thị trấn.
7 Chính phủ (2020), Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
8. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Sắc lệnh số 76/SL, ngày
01/07/1949 về Quy chế Công chức Việt Nam.
9. Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn I (2003-2005).
10. Công văn số 831/SNV-XDCQ&CTTN, ngày 14/9/2020 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị về việc báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố.
11. Công văn số 969/SNV-CCVC, ngày 17/11/2020 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
12. Công văn số 1342/UBND-NC, ngày 30/11/2020 của UBND huyện Đakrông về việc hướng dẫn, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đánh giá, phân loại, cán bộ công chức, viên chức năm 2020.
13. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ
tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI.
14. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ
tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII.
15. GS. TS. Nguyễn Đăng Thành (2012), Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam, Nxb. Lao động.
16. Kế hoạch số 03-KH/HU, ngày 16/11/2020 của Huyện ủy Đakrông về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đnagr, đảng viên, tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý và khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên năm 2020
17. Lê Minh Cường “ Chất lượng công chức cấp xã, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”,
18. Luật Cán bộ, công chức, ngày 13/11/2008.
19. Nguyễn Thế Trung (2015) : “Tiếp tục nâng cao chất lượng đánh giá và sử dụng cán bộ trong tình hình hiện nay” đăng trên Tạp chí Cộng sản.
20. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy Quảng Trị về “đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025.
21. Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND, ngày 19/8/2016 của HĐND tỉnh Quảng Trị về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020.
22. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
23. Pháp lệnh CB, CC (1998) quy định và chức danh và tiêu chuẩn CB, CC.
24. Quốc hội (2015) Luật số 76/2015/QH13, ngày 19/6/2015.
25. Quốc hội (2019) Luật số 47/2019/QH14, ngày 21/12/2019 về sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
26. Quốc hội (2019) Luật số 52/2019/QH14, ngày 25/11/2019 về sữa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
27. Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC, ngày05/12/1998 của Bộ Trưởng - Trưởng ban tổ chức cán bộ.
28. Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND, ngày 15/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành quy định đánh giá, xếp loại chính quyền địa
phương ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
29. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg, ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
30. Quyết định số 180/QĐ-UBND, ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành Chương trình công tác năm 2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.
31. Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 của UBND huyện Đakrông về việc ban hành Quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện.
32. Quyết định số 1548-QĐ/HU, ngày 21/11/2018 của Huyện ủy Đakrông về ban hành Quy chế đánh giá cán bộ và Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
33. Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20/5/1990 về Quy chế Công chức Việt Nam.
34. Thạc sỹ Hồ Thị Huyền Trang “Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông”.
35. Thông tư 03/2004/TT-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/2003/NĐ-CP.
36. Tô Tứ Hạ (1998), “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. TS. Nguyễn Ngọc Hiễn (2002) làm chủ biên đề tài khoa học cấp bộ do Học viện Hành chính Quốc gia thực hiện, “Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hàng năm”Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam.
38. UBND huyện Đakrông (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại CB, CC năm 2016.
39. UBND huyện Đakrông (2017), Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại CB, CC năm 2017.
40. UBND huyện Đakrông (2018), Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại CB, CC năm 2018.
41. UBND huyện Đakrông (2019), Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại CB, CC năm 2019.
42. UBND huyện Đakrông (2020), Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại CB, CC năm 2020.