7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số kiến nghị đề xuất
3.3.1. Kiến nghị với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông; Huyện ủy và UBND huyện Đắk Mil
Trong điều kiện hiện nay huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã và đang cùng với cả nước triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 quyết liệt, mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép “vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh”. Thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới về chất lượng và năng lực của đội ngũ CCCX thích ứng với tình hình mới. Các cấp QLNN vẫn cần quan tâm chỉ đạo - thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX.
- Cần tăng cường chỉ đạo phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xác định trách nhiệm người đứng đầu các cấp trong việc nâng cao chất lượng CCCX.
- Quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo - thực hiện xây dựng và hoàn thiện khung năng lực gắn với vị trí việc làm của từng chức danh CCCX; chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử trong UBND các xã, thị trấn.
- UBND tỉnh sớm có kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ. Chỉ đạo các sở - ngành, UBND các cấp, các đơn vị chức năng liên
quan chủ động phối hợp đồng bộ hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CCCX ngày càng vững mạnh.
- Quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện cho Trường chính trị tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của huyện Đắk Mil tiếp tục đầu tư đổi mới và cập nhật nội dung các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức QLNN theo hướng tăng thời lượng thực hành kỹ năng; tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng tại huyện tạo điều kiện thuận lợi cho công chức tham gia.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, UBND các huyện và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tỉnh trong xây dựng kế hoạch đào tạo, kinh phí, tổ chức chiêu sinh và liên kết mở lớp tại địa phương.
- Nghiên cứu, quy định chế độ, chính sách thỏa đáng và đủ tầm mức hơn nhằm thu hút con em địa phương là sinh viên đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp về công tác tại địa phương.
- Cần có chế độ khuyến khích, ưu tiên tuyển dụng đối với người có năng lực là con em đồng bào các DTTS tình nguyện dự tuyển làm công chức công tác tại các xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông để phát huy hiệu quả quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo chính sách dân tộc và chủ trương của Chính phủ về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các tỉnh Tây Nguyên.
3.3.2. Đối với Chính phủ và các bộ - ngành trung ương
- Xem xét sửa đổi, bổ sung các qui định liên quan đến chế độ đãi ngộ CCCX (Về tiền lương và phụ cấp; về chế độ thôi việc và nghỉ hưu...)
- Điều chỉnh hợp lý một số qui định về quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CCCX. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở một số tỉnh vùng Tây Nguyên.
Tiểu kết chương 3
Qua nội dung Chương 3, luận văn đã xác định phương hướng xây dựng và phát triển đội ngũ CCCX huyện Đắk Mil những năm sắp tới với những căn cứ chủ yếu là: Tiếp tục quán triệt quan điểm, yêu cầu của Đảng và nhà nước về công tác cán bộ gắn với thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết 76/NQ- CP của Chính phủ; chủ trương và yêu cầu chủ yếu của tỉnh Đắk Nông và của huyện Đắk Mil về xây dựng đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả QLNN địa phương đã được nêu ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Mil lần thứ XV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất và phân tích 06 giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.
Giải pháp và những kiến nghị - đề xuất trong luận văn được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các giải pháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tế của địa phương sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố chính quyền cơ sở, đảm bảo hiệu quả quản lý của UBND các xã, thị trấn; tạo nên một bước phát triển mới trong quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện, tạo thêm sức mạnh hỗ trợ cho sự phát triển của các lĩnh vực khác; hình thành sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển KT - XH trên địa bàn gắn với định hướng của huyện Đắk Mil về xây dựng huyện nông thôn mới và nâng cấp Đắk Mil lên thị xã vào năm 2025.
KẾT LUẬN
Chính quyền xã, thị trấn (chính quyền cấp xã) có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính; là cầu nối trực tiếp giữa nhà nước với nhân dân; thực hiện hoạt động QLNN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự ở địa phương; đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống.
Đội ngũ CCCX có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thực thi công vụ của bộ máy chính quyền cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CCCX. Vì vậy, nâng cao chất lượng CCCX là yêu cầu cấp thiết và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của UBND các cấp và cả hệ thống chính trị.
Đội ngũ CCCX huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông hiện nay tạm đủ về số lượng, cơ bản đảm bảo về chất lượng ở một mức độ tương đối. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu điểm thì so với yêu cầu, chất lượng đội ngũ CCCX vẫn còn không ít hạn chế - bất cập, nhất là công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Hiện nay vẫn còn một bộ phận công chức trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, trình độ QLNN, tin học và tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, xét về kỹ năng nghề nghiệp, một bộ phận công chức cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thật sự làm hài lòng người dân trong quá trình phục vụ tại địa phương.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ đang đặt ra những yêu cầu mới trong việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC các cấp. Do đó, chất lượng đội ngũ CCCX cần được không ngừng nâng cao để thực hiên tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đảm bảo hiệu quả QLNN.
Qua đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân những hạn chế của đội ngũ CCCX, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nghững năm sắp tới, bao gồm 06 giải pháp chủ yếu:
Một là, Phát huy vai trò Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, nâng cao phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức cho CCCX;
Hai là, Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí - sử dụng CCCX;
Ba là, Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức thông qua vận dụng khung năng lực theo các chức danh công chức cấp xã;
Bốn là, Quan tâm hơn nữa việc tạo động lực làm việc, có phương thức và chế độ - chính sách khuyến khích, phát huy ý thức tự học tập - tự bồi dưỡng, rèn luyện của CCCX huyện Đắk Mil;
Năm là, Lập kế hoạch, chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng đặc thù để nâng tầm cho công chức người dân tộc và công chức công tác tại các xã có đông đồng bào DTTS;
Sáu là, Tăng cường giám sát, kiểm tra và thanh tra; đổi mới công tác quản lý, đánh giá CCCX.
Thực hiện hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần xây dựng đội ngũ CCCX của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông ngày càng vững mạnh để có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ trong thời gian tới. Mặt khác, luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo tăng tính khả thi cho các giải pháp phát triển đội ngũ CCCX.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2016), Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đắk Nông lần thứ XI (2016 - 2020).
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2020), Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đắk Nông lần thứ XII (2020 - 2025).
3. Bộ Nội vụ (2012), “Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn”.
4. Bộ Nội vụ (2013), “Thông tư 05/2013/TT-BVN hướng dẫn Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu nghạch công chức”. 5. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010),
Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
6. Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, “Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP hướng dẫn việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn”.
7. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
8.Bộ trưởng Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.
9. Ngô Thành Can (2013), “Chất lượng thực thi công vụ - vấn đề then chốt của cải cách hành chính”; isos.gov.vn - Viện Khoa học Tổ chức nhà nước.
10.Ngô Thành Can (2013), “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”; Tạp chí Tổ chức Nhà nước - 20/09/2013.
11. Chính phủ (2009) Nghị định 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 “về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”.
12.Chính phủ (2003), Quyết định 253/QĐ-TTg ngày 05/3/2003, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2002 -2010”.
13.Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 “về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”.
14.Chính phủ (2011) Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 “về công chức xã, phường, thị trấn”.
15.Chính phủ (2013), Nghị định 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 “về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức”.
16.Chính phủ (2019), Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 “Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”.
17.Chính phủ (2021), Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 “Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030”.
18.Phạm Thị Kim Cương (2021) Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc”, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 01-06-2021.
19.Đảng bộ huyện Đắk Mil (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đắk Mil lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015 - 2020).
20.Đảng bộ huyện Đắk Mil (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đắk Mil lần thứ XV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
21.Tạ Ngọc Hải (2018), “Chất lượng công chức và chất lượng đội ngũ công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước ngày 08/02/2018
22.Nguyễn Thị Hồng Hải (2015), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công - Lý luận và kinh nghiệm một số nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23.Đặng Xuân Hoan (2019), “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, Trang thông tin điện tử Tạp chí Cộng sản (www.tapchicongsan.org.vn), ngày 11/01/2019.
24.Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông (2011), Nghị quyết 35/2011/NQHĐND ngày 25/11/2011 “về ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2011 – 2020”. 25.Hoàng Thị Hoài Hương (2018), “Tiêu chí và giải pháp đánh giá chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã”, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 11/2018.
26.Chu Xuân Khánh (2010), Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
28. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005) “cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29.Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31.Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật số 52/2019/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12. 32.Nguyễn Minh Sản (2009), Sách chuyên khảo “Pháp luật về cán bộ,
công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội
33.Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 về phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020”.
34.Tỉnh ủy Đắk Nông (2006), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/7/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông “Về công tác cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”.
35.Tỉnh ủy Đắk Nông (2010), Quyết định số 1201-QĐ/TU ngày 17/3/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông “về ban hành Quy chế tạo nguồn cán bộ tỉnh Đắk Nông”.
36.Tỉnh ủy Đắk Nông (2011), Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông “Về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011 - 2015”.
37.Tỉnh ủy Đắk Nông (2012), Quyết định số 337-NQ/TU ngày 13/01/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông “Về việc ban hành Quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đăk Nông” .
38.Tỉnh ủy Đăk Nông (2016), Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 14/5/2016 “về các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ