LÝ LUẬN NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Cương Triết học MacLênin (Trang 39 - 43)

1.Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

1.1. Nhn thc và các trình độ nhn thc

- Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan.

- Các nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức duy vật biện chứng:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức

của con người.

Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan. Ba là, khẳng định nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự

giác và sáng tạo thế giới khách quan.

Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động

lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. - Các trình độ nhận thức:

Tùy các cách tiếp cận khác nhau có thể chia nhận thức thành:

+ Dựa trên trình độ xâm nhập vào bản chất của đối tượng, ta có thể phân chia nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.

+ Căn cứ vào tính chất tự phát hay tự giác của sự thâm nhập vào bản chất của sự vật thì nhận thức có thể được phân chia ra thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.

Các hình thức nhận thức này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cấp độ nhận thức ban đầu (nhận thức kinh nghiệm, nhận thức thông thường) là cơ sở của hình thức nhận thức cao hơn (nhận thức lý luận, nhận thức khoa học). Những hình thức nhận thức cao hơn có tác động trở lại, góp phần làm cho những hình thức nhận thức kinh nghiệm và nhận thức thông thường phát triển hơn.

1.2. Phm trù thc tin

-Định nghĩa: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các tính chất cơ bản của thực tiễn:

+ Tính trực quan cảm tính: Thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính, tức là những hoạt động vật chất của con người có thể được phản ánh bằng các giác quan.

+ Tính mục đích: Thực tiễn là hoạt động có ý thức, có tính mục đích, khác với hoạt động mang tính bản năng của loài vật.

+ Tính lịch sử - xã hội: Thực tiễn không phải là những hoạt động thuần túy mang tính cá nhân mà luôn bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể, vì vậy thực tiễn không bất biến mà thay đổi tùy vào hoàn cảnh lịch sử - xã hội.

- Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng với nhiều hình thức phong phú, song có ba hình thức cơ bản là:

+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

+ Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là những quá trình nghiên cứu khoa học không chỉ xảy ra trong tư duy nhà nghiên cứu mà còn được thí nghiệm, thực nghiệm và ứng dụng trong hiện thực và do đó có tính vật chất - cảm tính.

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có chức năng khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quyết định đối với các loại hoạt động thực tiễn khác.

1.3. Vai trò ca thc tin đối vi nhn thc

Trong mối quan hệ với nhận thức, thực tiễn có vai trò như sau: - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

+ Nhận thức ngay từ đầu đều xuất phát từ thực tiễn, từ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

+ Thông qua hoạt động thực tiễn, thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính là cơ sở dữ liệu cho hoạt động nhận thức.

+ Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tạo ra những công cụ ngày càng tinh vi giúp nối dài khí quan vật chất của con người, giúp con người nhận thức thế giới sâu sắc hơn.

- Thực tiễn là động lực của nhận thức:

Thực tiễn luôn biến đổi, luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cần được nhận thức và giải quyết.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Mục đích cuối cùng của nhận thức là quay trở về phục vụ thực tiễn, định hướng và chỉ đạo thực tiễn.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, từ đó bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. Nhận thức của con người phải được kiểm tra trong thực tiễn, nếu chưa hoàn thiện thì bổ sung, nếu sai lầm thì bác bỏ. Trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý.

*Ý nghĩa phương pháp luận:

Phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm thực tiễn yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm.

2.Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

2.1. Hai giai đon ca quá trình nhn thc

Nhận thức là một quá trình trải qua hai giai đoạn: đi từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) đến nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng):

-Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai

đoạn con người nhận thức khách thể trực tiếp bằng các giác quan. Nhận thức cảm tính gồm 3 hình thức cơ bản từ thấp đến cao như sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.

+ Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động lên các giác quan của con người.

+ Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động lên các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác.

+ Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.

-Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản

ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm, bản chất của sự vật khách quan. Nhận thức lý tính cũng bao gồm 3 hình thức cơ bản đi từ thấp đến cao như sau: khái niệm, phán đoán, suy luận.

+ Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh khái quát, gián tiếp một, hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.

+ Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.

+ Suy luận là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới.

- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

+ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn phản ánh hai trình độ khác nhau của quá trình nhận thức nhưng có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau, nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, nhận thức lý tính định hướng cho nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính phong phú nhưng chỉ phản ánh các đặc điểm bề ngoài, riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính sâu sắc hơn, có khả năng phản ánh các thuộc tính bản chất, quy luật, nhưng cũng có khả năng phản ánh sai lệch sự vật, hiện tượng.

+ Vì vậy, quá trình nhận thức không kết thúc ở nhận thức lý tính mà phải quay trở về thực tiễn để phục vụ thực tiễn và kiểm tra tính đúng đắn của mình. Như vậy, thực tiễn vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc của một chu kỳ nhận thức. Còn nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

2.2. Chân lý và vai trò ca chân lý đối vi thc tin

-Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

- Các tính chất của chân lý:

+ Tính khách quan: Nội dung của chân lý phản ánh hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Tính tuyệt đối và tính tương đối: Chân lý có thể là tuyệt đối khi phản ánh đúng sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ và trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, nhưng nó là tương đối vì bản thân sự vật tồn tại với vô số các mặt, các mối liên hệ và thay đổi, phát triển theo thời gian.

+ Tính cụ thể: Không có chân lý trừu tượng, chân lý luôn mang tính cụ thể, phản ánh sự vật, hiện tượng trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định.

Chương 3

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

A- LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Cương Triết học MacLênin (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w